Tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 47 - 51)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Nội dung tổ chứckế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập

1.3.4. Tổ chức kiểm tra kế toán

Theo điều 3 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đưa ra định nghĩa: “Kiểm

tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung

thực, chính xác của thơng tin, số liệu kế tốn” [11].

Thơng qua kiếm tra kế tốn, nhà quản lý có thể đánh giá được mức độ tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, đánh giá được tình hình chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thông qua kết quả kiểm tra, đơn vị đánh giá được chất lượng hoạt động quản lý các khoản thu chi các hoạt động và sử dụng tài sản, tiền vốn...trong đơn vị; đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp.

* Nhiệm vụ của cơng tác kiểm tra

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh; tính hiệu quả của các hoạt động, kế tốn tại đơn vị, công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác

- Kiếm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậycủa các thơng tin kinh tế tài chính của đơn vị được cung cấp qua BCTC, BCQT và các báo cáo khác

- Kiểm tra sự tuân thủ các cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nước liên quan đến tính hình chi tiêu NSNN và các quỹ tại đơn vị.

- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã được phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó.

- Kiếm traviệc thực hiện tổ chức kế toán như tổ chức chứng từ kế toán, hạch toán ban đâu, vậndụng các tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất cảvề nội dung phản ánh và phương pháp ghi chép vào tài khoản, mở sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và ghi chép các số kế tốn đó, lập các BCTC, BCQT đảm bảo tính kịp thời, đẩy đủ, chính xác, trung thực của số liệu thơng tin kế tốn.

Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị, kiếm tra việc chỉ đạo tổ chức kế toán, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kế toán trưởng

* Về phương pháp kiểm tra kế tốn:

Cơng việc tự kiểm tra kế tốn tại đơn vị có thể tiến hành như sau:

+ Kiểm tra tồn diện kế tốn; + Kiểm tra theo từng chuyên đề.

Việc kiểm tra phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, viên chức và phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan. Lập kế hoạch và tiến hành theo

đúng trình tự quy định, có các bước công việc và phương pháp thực hiện riêng biệt đảm bảo tính phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau.

* Về yêu cầu khi kiểm tra kế toán:

+ Đơn vị phải thông báo hoặc công khai cho các đối tượng liên quan

trong đơn vịđược biết trước khi tiến hành kiểm tra nhằm hạn chế sự lệch hướng trong quá trình kiểm tra và khơng bị thiên lệch theo ý chí chủ quan của người kiểm tra;

+ Quá trình thực hiện tự kiểm tra luôn phải chấp hành theo quy định của các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước, phải phân biệt rõ ràng, minh bạch những việc làm đúng và những việc làm sai. Những sai phạm đều phải được làm rõ, tìm ra nguyên nhân, quy trách nhiệm cụ thể đối với tổ

chức, cá nhân mắc sai phạm;

khâu tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra đến khâu đưa ra kết luận về

kết quả kiểm tra;

+ Trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra, bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra. Báo cáo kiểm tra phải nêu từng bước của quá trình kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra. Trong các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục.

* Về thời gian kiểm tra kế tốn:

Có kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hay kiểm tra bất thường, đột xuất, có thể do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoặc do nhân viên kế

toán kiêm nhiệm hoặc bộ phận kiểm tra chuyên trách thực hiện theo chỉ đạo của Thủtrưởng đơn vị và Kế toán trưởng.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 đã trình bày những lý luận chung về những đặc điểm chủ yếu trong cơng tác quản lý tài chính đã chi phối đến tổ chức kế toán ở các đơn vị SNCL, qua đó trình bày cụ thể nội dung tổ chức kế toán tại các đơn vị SNCL. Đối với nội dung quản lý tài chính, luận văn phân tích các đặc điểm về hoạt động và những nội dung của cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị SNCL. Với những đặc điểm của cơ chế tài chính đó, chúng sẽ có những tác động đến tổ chức kế tốn của đơn vị được khoa học và hợp lý. Việc đó sẽ thúc đẩy cơng tác kế tốn trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình. Đảm bảo cho kế tốn cung cấp được kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý tốt tài sản, nguồn kinh phí của đơn vị, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, giúp cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập có điều kiện phát triển bền vững trong nền kinh tế thị trường.

Đây là những vấn đề rất quan trọng, là cơ sở để tiến hành phân tích thực trạng cũng như đưa ra các giải phápđể tổ chức kế toán tạiđơn vị.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN

TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức kế toán tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 47 - 51)