V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)
1.4 Kinh nghiệm xây dựng phố đi bộ của một số địa phương
1.4.1 .Phố đi bộ ở trong nước
1.4.1.1 Hà Nội - Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm
Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội được thí điểm tổ chức từ tháng 8.2016. Đến nay, phố đi bộ Hà Nội được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của người dân và khách du lịch. Tuy có thành cơng nhiều mặt nhưng những bất cập cũng khơng ít. Có thể đánh giá chung như sau:
Về vị trí: Đây là địa điểm có nhiều ưu điểm tại trung tâm của đơ thị Hà Nội, với các di tích lịch sử, cơng trình hành chính, văn hóa, thương mại có giá trị nghệ thuật kiến trúc, có mặt nước, cảnh quan, cây xanh... Vi trí này cũng có mối liên hệ tiếp cận giao thơng thuận lợi về khoảng cách đi bộ. Tuy nhiên, tồn tại chính ở đây là quá tải, với diện tích khá hạn chế khi có một lượng khách rất lớn tới trong mọi thời
điểm. Khi lượng người q đơng thì chất lượng khơng gian dành cho nghỉ ngơi, thư giãn, suy tư trở nên thiếu hấp dẫn.
Về chức năng: tuyến phố đi bộ Hà Nội được nhiều người nhận định thiên về vui chơi giải tri, thư giãn: Sân chơi lý tưởng cho trẻ em; Không gian lãng mạn cho tuổi trẻ; Không gian vàng cho người đứng tuổi và người già; Không gian thân thiện cho tồn thể cộng đồng và du khách; Khơng gian đi bộ rèn luyện sức khỏe... Chức năng kinh doanh thương mại với những cửa hiệu, quán cà phê, hàng rong... đã được tổ chức nhưng còn khiêm tốn và nhiều bất cập.
Về thiết kế đô thị: Thực chất đây là tuyền phố giao thông cơ giới chỉ ngăn lại cho người đi bộ vào cuối tuần, do vậy, hầu như thiết kế đơ thị chưa có đầu tư nâng cấp gì đáng kể. Các không gian chức năng cũ như khu vực Tràng Tiền - Hàng Khay, khu vực trước vườn hoa Lý Thái Tổ, khu vực đền Ngọc Sơn hay quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục... là nơi có thể tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật hiện vẫn là mặt đường nhựa thơng thường. Trong thiết kế đơ thị phố đi bộ thì yêu cầu căn bản là mặt đường phải được lát bằng vật liệu bền vững có cấu trúc trang trí, tạo được mối liên kết giữa các mặt đứng nhà hai bên đường thì hiện chưa làm được. Các trang thiết bị đơ thị đã được bổ sung nhưng cịn nghèo nàn.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa có nâng cấp gì nhiều. Nhược điểm cơ bản ở đây vẫn là sử dụng đường giao thông cơ giới cho người đi bộ. Yêu cầu căn bản của mặt đường phố đi bộ là khơng có giật cốt để đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi đang giao tiếp, thư giãn hay ngắm cảnh... vẫn không được đảm bảo.
1.4.1.2 Quảng Nam- Phố đi bộ - Phố cổ Hội An
Thị xã Hội An là một đô thị cổ nằm bên Cửa Đại, nơi con sông Thu Bồn đổ ra biển Đông. Thế kỷ XVI - XVII, thương cảng Hội An rất sầm uất bởi nó là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á. Do sự bồi lắng của cửa sông và bao biến động của lịch sử sau nhiều thế kỷ, địa danh Hội An khơng cịn là thương cảng nhưng dấu ấn một thời vàng son của nó vẫn để lại những giá trị văn hóa vơ giá. Chính vì lý do đó, tháng 12.1999, tổ chức UNESCO đã ghi tên đơ thị cổ Hội An vào danh mục Di sản văn Hóa Thế giới. Với những kiểu kiến trúc độc đáo bảo tồn phong cách cổ của
cư dân người Việt, ảnh hưởng từ Nhật và người Hoa. Ngòai ra con người còn bảo tồn, lưu giữ những vốn cổ trong cuộc sống, hoạt động văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, ẩm thực… Tất cả những yếu tố này tạo cho đô thị cổ Hội An dáng vẻ riêng đậm nét xưa.
Nét riêng của phố:
Từ khi được cơng nhận là Di sản văn hóa thế giới, phố cổ Hội An thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch. Những mái ngói rêu phong, những ngơi nhà cổ kính, những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, những hẻm nhỏ sâu hun hút..., tất cả đã làm nên hình ảnh một Hội An hấp dẫn trong mắt du khách. Giờ đây, mỗi lần đến Hội An, du khách lại thêm một lần bị “cuốn hút” bởi những tuyến “phố đi bộ - phố khơng có tiếng động cơ”.
Được thực hiện từ tháng 7-2004, “phố khơng có tiếng động cơ” đầu tiên được tổ chức thí điểm ở tuyến đường Bạch Đằng (chạy dọc sơng Hoài), đoạn từ điểm giáp đường Hoàng Văn Thụ đến cầu An Hội.
Cứ mỗi tối thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ sáu, thứ bảy. Từ mốc thời gian 8 giờ- 11giờ, 14giờ-16giờ30 và tất cả các đêm trong tuần (từ 18giờ30-21giờ) tại khu phố cổ, trừ xe đạp, xe xích lơ, các phương tiện giao thơng có động cơ đều khơng được
phép lưu thông để dành không gian cho khách du lịch trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Như vậy, vào các ngày Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy, trong khu phố cổ sẽ khơng có các xe có máy nổ, xe chạy điện hoạt động.
Bắt đầu từ 01/10/2010, trên các tuyến đường thực hiện “Phố đi bộ” đã yên tĩnh hơn, khơng cịn việc xe máy chạy qua lại giữa các con hẽm gây ồn ào, xe máy không được phép dẫn bộ vào nhà cũng như dựng trên lòng, lề đường … Các phương tiện cơ giới được giữ trong các bãi đỗ xe trong những giờ “cấm xe máy trong khu phố cổ”. Hoạt động “Khu Phố cổ chỉ dành cho người đi bộ và xe thô sơ” đã được triển khai ở Khu phố cổ Hội An từ 5 năm trước và được du khách cũng như người dân phố cổ hưởng ứng, trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách khi đến tham quan.
Ngày này, du khách dạo quanh phố cổ trong khơng khí tĩnh lặng để cảm nhận sự yên bình khi mỗi chiều về tản bộ trên những tuyến đường, đêm đến dạo phố cổ trong một không gian không ồn ào bởi tiếng động cơ, tận hưởng sự huyền ảo khi kết hợp các hoạt động của chương trình “Phố đêm Hội An” vào 14 Âm lịch hàng tháng.
Đã trở thành thương hiệu, “Phố đi bộ - phố khơng có tiếng động cơ” là động lực để những người làm du lịch ở Hội An tiếp tục thực hiện những hình thức du lịch mới, góp phần nâng cao hơn nữa sự đa dạng của các loại hình du lịch và làm tăng số lượng du khách đến với Hội An.
1.4.1.3 Hồ Chí Minh - Phố đi bộ Bùi Viện(Phố Tây Bùi Viện-khu phố không bao giờ ngủ)
Sở dĩ được gọi là Phố Tây là vì, cịn phố này nói về khu vực năm con đường quanh rạp công nhân là: Đề Thám, Bùi Viện, Trần Hưng Đạo, Đỗ Quang Đẩu, Phạm Ngũ Lão. Cái tên “Phố Tây” là do người dân nơi đây đặt ra, bởi lẽ có nhiều khách Tây từ khắp mọi noi tới, chủ yếu là Tây ba lô. Khu phố Bùi Viện từ lâu đặc trưng với nền văn hóa đa dạng đến từ khu vực châu Âu, châu Á và châu Mỹ.
Bạn sẽ có thể trải nghiệm thư giãn ở đây thâu đêm suốt sáng với nhiều hoạt động vui chơi, ăn uống hấp dẫn tại khu phố Tây sầm uất này ở Sài Gòn. Phố Bùi
Viện cấm xe đi lại đoạn từ Đề Thám tới đường Đỗ Quang Đẩu từ 19h tới 2h sáng ngày hôm sau vào thứ Bảy và Chủ Nhật để phục vụ nhu cầu đi lại và giải trí của du khách.
Phố đi bộ Bùi Viện vào buổi tối ngày cuối tuần, thời gian này con phố sôi động và tấp nập với du khách đến từ các nước trên thế giới. Vào ngày cuối tuần tại phố đi bộ Bùi Viện có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc, những gian hàng ẩm thực và món ăn ngon. Về đêm, con phố Bùi Viện tập hợp đủ các loại ngôn ngữ trên thế giới, màu da và màu tóc. Ánh đèn lung linh cùng tiếng nhạc sôi động từ những quán cafe, pub hay quán bar dọc hai bên phố mang tới cảm giác thú vị.
Bên cạnh những pub, bar thì quán bia ở Bùi Viện lúc nào cũng đơng đúc người, đó cũng là lý do tại sao nhiều người lựa chọn Bùi Viện để uống bia và ngắm nhìn Sài Gịn về đêm.