Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu khi khách du lịch đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu phố đi bộ sông tam bạc thành phố hải phòng (Trang 68)

V- Cán bộ hướng dẫn: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên)

2.3 Thực trạng các yếu tố ảnh đến xây dựng thương hiệu điểm đến Phố đi bộ

2.3.5 Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu khi khách du lịch đến

đi bộ sông Tam Bạc

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được phát triển với việc hình thành hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao ven biển và các khách sạn cao cấp 3-5 sao trong Thành phố và các khách sạn tiêu chuẩn 1-2 sao, đáp ứng nhu cầu từ khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đến khách công vụ, khách du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khách vãng lai. Các thương hiệu du lịch nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Hải Phịng như: Inter Continental, Novotel, Hyatt, Vinpearl, Pullman…

Hệ thống giao thơng khơng ngừng hồn thiện: Hệ thống đường xá được quy hoạch tổng thể, đồng bộ, hoạt động ổn định, sạch sẽ, không phải bới lên đào xuống. Các tòa nhà, các trung tâm thương mại mọc lên san sát khắp nơi. Hệ thống xe bus kết nối rộng khắp các địa điểm du lịch khiến việc đi lại rất thuận tiện và dễ dàng.

2.3.6 Sự kết hợp hài hịa các yếu tố mơi trường

Làm marketting thật tốt: Tập trung vào các hoạt động marketing thông qua việc khai

thác và sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như: Kênh Youtube, Flickr, Myspace, Facebook và Twitter quảng bá du lịch...

Ý thức của con người tiếp cận du lịch thân thiện: Người bán hàng rong, xe ôm, phụ xe

bus, cảnh sát, tiếp viên... có những hành vi ứng xử phục vụ tận tình khiến du khách khơng thể chối từ, an tâm, hài lịng. Khơng phân biệt giá đối với du khách hay người bản xứ. Sự quan tâm, hỗ trợ hữu ích kịp thời từ phía Chính phủ: Miễn thị thực cho khách du lịch, cấp bảo hiểm có giá trị cùng phụ cấp và dịch vụ y tế miễn phí cho bất cứ ai bị thương do bạo động và biểu tình; hồn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch...

Để xây dựng thương hiệu điểm đến Phố đi bộ sông Tam Bạc được nhiều du khách biết đến và ngành du lịch Hải Phòng phát triển bền vững, cần có sự phối hợp chặt chẽ, phát triển đồng bộ giữa các ngành, các cấp và quan trọng nhất là phải có sự kết hợp hài hịa trong phát triển du lịch với phát triển thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, Hải Phịng cần phải có các dịch vụ chất lượng tốt, phù hợp, làm hài lòng và thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong việc xây dựng các dịch vụ, hoạt động vui chơi, giải trí, chợ đêm, của hàng đặc sản, lưu niệm, khu mua sắm… cho khách du lịch; Đồng thời, cần nâng cao chất lượng phục vụ của các nhà hàng, quán ăn, khách sạn… đáp ứng tốt hơn các nhu cầu và thu hút khách du lịch.

2.4.Đánh giá thực trạng xây dựng thương hiệu điểm đến phố đi bộ sông Tam Bạc

2.4.1.Những kết quả đạt được

Sông Tam Bạc, đoạn từ cầu Lạc Long đến Công viên Tam Bạc của TP Hải Phòng khi xưa nhếch nhác, nay đã được cải tạo cơ bản, thay đổi diện mạo, góp phần tạo cảnh quan đơ thị nơi cửa ngõ chính của thành phố Cảng thêm khang trang, hiện đại. Khơng chỉ lịng sơng được nạo vét, mở rộng, kè bê tông, mà cả đoạn đường và hè phố ven sông cũng được đầu tư mở rộng, nâng cấp trở thành tuyến phố đi bộ đẹp giữa lịng thành phố.

Theo đó, lịng sơng được nạo vét bảo đảm độ sâu từ 2,1m đến 2,5m, mở rộng lịng sơng 63m; xây kè cọc bê tông dự ứng lực hai bờ sông; chỉnh trang đường Thế Lữ và đường Tam Bạc ở hai bên sông đạt chiều rộng mặt đường 10m, vỉa hè nhà dân rộng 3m, vỉa hè phía bờ sơng rộng 5m; cùng hệ thống lan can, đèn chiếu sáng, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật...đồng bộ. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.454 tỷ đồng.

Thực hiện dự án, UBND quận Hồng Bàng đã giải phóng hơn 50 nghìn m2 đất, di chuyển 430 hộ dân và bảy doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức giao đất tái định cư cho 409 hộ dân...

Sau đúng một năm thi cơng, cơng trình hồn thành, đưa vào sử dụng góp phần mở rộng đường giao thông ven sông, nâng cao khả năng kết nối giao thông, tạo điểm nhấn về cảnh quan kiến trúc dọc hai bờ sông và nơi đây sẽ là phố đi bộ lý tưởng đầu tiên của thành phố Cảng. Nhân dịp này, 20 cặp thiên nga đã được thả xuống sông nhằm tạo cảnh quan sinh thái cho khu vực phố đi bộ Tam Bạc.

Việc cải tạo và xây dựng các điểm nhấn về cảnh quan kiến trúc, dọc hai bên bờ sông Tam Bạc là tuyến phố đi bộ, thu hút khách du lịch, nhân dân tham quan ngắm cảnh. Qua đó, phát triển kinh tế, khu vực theo hướng khai thác giá trị di sản, bản sắc văn hóa tạo hình ảnh riêng trong phát triển thành phố Hải Phòng.

Đến nay, quận Hồng Bàng đã thả trên 100 đôi thiên nga trên dịng sơng Tam Bạc để tạo cảnh quan môi trường văn minh, sạch đẹp và sinh động cho dịng sơng. Xây dựng một đô thị hiện đại, thân thiện và hữu tình trong lịng thành phố Hải Phịng.

Qua nghiên cứu, tác giả thấy kết quả đạt được khi xây dựng thương hiệu phố đi bộ bên sông Tam Bạc – Thành phố Hải Phịng như sau:

- Từ khi có chủ trương mở tuyến phố đi bộ, UBND thành phố Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản quản lý để các đơn vị quản lý nắm rõ, hiểu rõ về quy định. Qua 2 năm hoạt động khu phố đi bộ bên sông Tam Bạc là địa điểm quen thuộc với người dân Hải Phòng và các du khách.

- Khu phố đi bộ sông Tam Bạc đã trở thành khơng gian văn hóa để thu hút các hoạt động văn hóa nghệ thuật lớn của cả thành phố Hải Phịng. Tại đây đã diễn ra nhiều chương trình nghệ thuật để phục vụ các sự kiện chính trị của Đảng và Nhà nước diễn ra trong ngày lễ, tết…

- Nơi đây trở thành nơi thu hút hàng vạn người tham gia hoạt động văn hóa dịp cuối tuần. Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống được tái hiện lại trong không gian đi bộ, thực sự là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân Hải Phịng với bà nữ tướng Lê Chân và du khách

- Mặc dù số lượng du khách tới đây rất đông, với sự cố gắng của cán bộ quản lý thì mơi trường sinh thái tại đây được giữ gìn xanh - sạch - đẹp. Mơi trường văn hóa đã được thay đổi ngày một văn minh hơn, ứng xử của mỗi con người cũng trở nên lịch sự hơn.

- Sau 2 năm phố đi bộ bên sông Tam Bạc đi vào hoạt động, các dịch vụ văn hóa tại đây đã tăng nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu của cu khách. Công tác quản lý đã tiến bộ trong việc lập lại trật tự vỉa hè, nơi cơng cộng để tình trạng lấn chiếm khơng gian gây lộn xộn và mất trật tự an ninh.

- Ngồi sự quan tâm tổ chức hoạt động văn hóa của Nhà nước thì khu phố đi bộ đã thực hiện tốt xã hội hóa huy động tốt nguồn lực từ các tổ chức xã hội, hộ dân tham gia công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường nhất là sự phối hợp của văn hóa với các ngành khác để đảm bảo môi trường lành mạnh cho người dân.

Hải Phịng chủ động mở rộng khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức các sự kiện văn hóa mang tính chất quảng bá và phát triển những sản phẩm du lịch. Những trò chơi dân gian xưa được tổ chức tại khu vực phố đi bộ thường xuyên,tổ chức những cuộc thi chơi trị chơi dân gian như ơ ăn quan, đi cà kheo, đánh chuyền, đá cầu, kéo co hay nặn tay những món tị he xinh xắn trên suốt dọc đường quanh sông Tam Bạc. Những hoạt động văn hóa nghệ thuật được thường xuyên tổ chức tại đây rất thu hút du khách. Các hoạt động này được tổ chức thay phiên lưu động tại các địa điểm khác nhau trong không gian phố đi bộ, với những màn trình diễn âm nhạc, xiếc hay những tiết mục đặc biệt khác. Thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn cán bộ quản lý tại địa bàn để phát động chương trình giao lưu văn hóa, chỉ đạo cán bộ ln ln sáng tạo các hoạt động giao lưu văn hóa và hướng dẫn cụ thể hoạt động phát động các phong trào trong không gian phố đi bộ.

2.4.2. Những mặt còn hạn chế

Dự án chỉnh trang sơng Tam Bạc được UBND thành phố Hải Phịng phê duyệt ngày 31-10- 2017 có quy mơ 253.686,8m2, tổng mức đầu tư hơn 1.454 tỷ đồng. Trong

đó, cải tạo hè, đường Thế Lữ và đường Tam Bạc chiều rộng mặt đường 10m, vỉa hè phía bờ sơng rộng 5m, vỉa hè phía nhà dân rộng 3m. Dự án chỉnh trang lại sông Tam Bạc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển đơ thị, du lịch thành phố Hải Phịng. Đến nay, dự án cơ bản hoàn thiện, tạo nên cảnh quan văn minh, hiện đại, được định hướng trở thành tuyến phố đi bộ đầu tiên của thành phố.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác xây dựng thương hiệu phố đi bộ sông Tam Bạc thì vẫn cịn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để công tác xây dựng thương hiệu phố đi bộ sông Tam Bạc hiệu quả hơn trong tương lai tới. Những vấn đề cần khắc phục tại tuyến phố đi bộ sơng Tam Bạc đó là:

Một là, việc xây dựng chiến lược thương hiệu của tuyến phố đi bộ sông Tam Bạc

chưa được rõ nét và đồng bộ.

Hai là, ban hành hệ thống văn bản quản lý chưa đồng bộ dẫn đến thực hiện chưa

kịp thời, đúng lúc. Đến nay đã hơn 2 năm tuyến phố đi bộ sông Tam Bạc hoạt động nhưng chưa kịp thời sơ kết đánh giá hoạt động thí điểm để ra đời mơ hình chính thức, phát huy hiệu lực hiệu quả cơng tác xây dựng phố đi bộ.

Ba là, nhiều hoạt động văn hóa lớn được tổ chức phục vụ sự kiện chính trị đối ngoại với các nước trên thế giới, do lượng người đến tham dự các sự kiện rất đông mà cán bộ quản lý tại đây rất ít để xảy ra một số tình trạng khơng kiểm sốt được gây lộn xộn, mất trật tự trong khu vực. Du khách đến phố đi bộ đông nhất là vào những ngày cuối tuần và các ngày lễ lớn vậy mà lực lượng quản lý mỏng, hướng dẫn chưa kịp thời dẫn đến việc tổ chức các hoạt động văn hóa cịn lộn xộn, thiếu quy hoạch.

Tư là, công tác quản lý các vấn đề liên quan đến đến phố đi bộ trên địa bàn vẫn

chưa thực sự cụ thể. Sự phân cấp giữa các đơn vị vẫn còn chồng chéo nên để xảy ra tình trạng khơng đơn vị nào nhận trách nhiệm để khắc phục.

Năm là, phần vỉa hè tuyến phố Tam Bạc bị lấn chiếm làm nơi đặt bàn ghế cho

khách, gây mất trật tự đô thị. Bên cạnh đó, các dịch vụ trơng giữ xe tự phát ở các hàng quán, hộ dân, gây cản trở giao thông đường phố, và dẫn đến tắc đường.

Sáu là, ý thức của một số người dân về vệ sinh mơi trường chưa cao nên cịn hiện

tượng vứt rác ra hè, lòng đường. Một số gian hàng bán đồ lưu niệm trưng bày chưa theo đúng quy định; các tủ bán nước tự động chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách...

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân khách quan: Phố đi bộ là một hình thức du lịch mới được Hải Phòng triển khai áp dụng đầu tiên trong tuyến phố nội thành học theo hình thức các tuyến phố đi bộ Hồ Gươm – Hà Nội, phố đi bộ Nguyễn Huệ - TP. Hồ Chí Minh, phố đi bộ Bùi Viện – TP. Hồ Chí Minh… để khai thác các hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch, thay đổi diện mạo cảnh quan đơ thị trung tâm TP Hải Phịng, tạo nét đẹp về văn hoá và văn minh đơ thị đặc trưng của Hải Phịng. Do Việt Nam chưa có nhiều đề án về các tuyến phố đi bộ ở các thành phố lớn và các tỉnh trong cả nước nên tuyến phố đi bộ được xây dựng chưa hoàn thiện đầy đủ theo các nội dung “Đề án thí điểm đường phố đi bộ tại tuyến đường hai bờ sông Tam Bạc” của lãnh đạo thành phố trong việc thi cơng và hồn thành tuyến đi bộ hai bờ sông Tam Bạc ở giai đoạn 1 năm 2018-2019. Do đó, ở giai đoạn 2 từ năm 2020, tuyến đi bộ hai bờ sông Tam Bạc đã đang dần khắc phục những sự cố cũng như những hạn chế trong việc hoàn thành và xây dựng thương hiệu của tuyến phố đi bộ sông Tam Bạc để là một điểm đến hấp dẫn người dân Hải Phịng và du khách trong và ngồi nước tìm hiểu hết giá trị về con người, thành phố, hương vị rất Hải Phịng và đa dạng hố ngành du lịch của thành phố.

Nguyên nhân chủ quan: công tác tổ chức và quản lý du lịch trong một thời gian đầu chưa ổn định. Đội ngũ nhân lực ngành du lịch có mặt bằng kiến thức chưa cao, vừa làm, vừa học, do đó khơng tránh được những sai sót. Kinh nghiệm về quản lý, tổ chức trong du lịch chưa cao đặc biệt là trong tuyến phố đi bộ. Cơ sở vật chất cho du lịch còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ không tạo được sự thoải mái cho du khách. Ngồi ra cịn thiếu tính sáng tạo trong việc tổ chức các dịch vụ du lịch hấp dẫn, giá cả của các dịch

vụ còn cao và đặc biệt là chưa tạo được hình ảnh thương hiệu của du lịch Hải Phòng đậm dấu ấn trong và ngồi nước.

Hải Phịng được đánh giá là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhưng lượng khách quốc tế chưa nhiều. Theo số liệu từ Hội nghị tổng kết Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức ngày 19.12.2019 cho thấy: năm 2019 lượng khách quốc tế của Hải Phòng cao hơn và Cần Thơ nhưng thấp hơn rất nhiều so với Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh ước đạt 4,4 triệu lượt (gấp 4,6 lần tổng lượng khách quốc tế của Hải Phịng). Trong khi đó, 10 tháng đầu năm 2019, Hà Nội đã ước đạt 2,3 triệu lượt khách quốc tế (gấp 2,4 lần lượng khách quốc tế đến Hải Phòng trong cả năm). Năm 2019 cả nước đón khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế nhưng Hải Phịng chỉ đón được 955.000 lượt, chiếm chưa tới 1/8. Nguyên nhân là do thành phố chưa tổ chức và xây dựng đầy đủ giá trị thương thiệu của phố đi bộ sông Tam Bạc như kiến trúc lớn chưa được xây dựng đồng đều về độ cao, màu sắc chưa đồng bộ trong khu phố đi bộ, tạo nên cảnh quan chưa hài hồ, khơng hấp dẫn được du khách. Các cây xây được trông trong khu phố đi bộ chưa đa dạng và được chăm sóc, sự phân bổ khu trơng cây chưa được đầy đủ. Trang thiết bị đô thị trong khu phố đi bộ như thùng rác, ghế đá, đèn trang trí vẫn cịn thiếu, dẫn đến phố đi bộ sơng Tam Bạc chưa hấp dẫn và tạo sự khác biệt của riêng mình. Đây được xem là yếu tố “cốt lõi” tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến, không những vậy sản phẩm du lịch đặc trưng cịn góp phần quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh của điểm đến. Bởi cái để lại ấn tượng nhất cho du khách để họ quyết định quay trở lại lần thứ hai là sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, gắn với phát triển cộng đồng. Do đó, UBND thành phố Hải Phòng cùng UBND quận Hồng Bàng cần bổ sung hồn thiện tuyến phố đi bộ sơng Tam Bạc hấp dẫn với quan g cảnh đồng bộ và mang lại dấu ấn riêng của Hải Phòng để tạo thành sản phẩm du lịch đặc trưng không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của du lịch Hải Phòng trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã nêu lên toàn bộ thực trạng cấu thành nên thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng thương hiệu phố đi bộ sông tam bạc thành phố hải phòng (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)