2.4.1 .Những kết quả đạt được
3.1. Quan điểm và định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng về xây dựng
phố đi bộ sông Tam Bạc
3.1.1 Quan điểm của thành phố Hải Phịng về xây dựng phố đi bộ sơng Tam Bạc
Thành phố Hải Phịng là đơ thị loại I trực thuộc Trung ương và đang phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các tiêu chí của đơ thị đặc biệt. Trong thời gian qua, nền kinh tế xã hội của thành phố phát triển nhanh, trong khi đó kết cấu hạ tầng giao thơng đô thị và hệ thống vận tải đô thị chậm phát triển, do đó thành phố hiện nay đang đối mặt với các vấn đề về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, đặc biệt tại khu vực trung tâm thành phố. Năm 2019 thành phố đã đón khoảng 8 triệu khách du lịch, trong đó có khoảng 1,6 triệu khách nước ngồi.
Quận Hồng Bàng là quận trung tâm của thành phố, là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, là nơi tập trung các cơng trình văn hóa, du lịch lớn như dải trung tâm thành phố, công viên Tam Bạc, Nhà hát thành phố, bưu điện thành phố,... ngồi ra có sơng Tam Bạc là con sơng cảnh quan của khu vực trung tâm, gắn với vai trị du lịch, văn hóa của thành phố. Dự án chỉnh trang tuyến đường hai bên sông Tam Bạc (đường Tam Bạc và Thế Lữ) hiện đang triển khai, khi dự án hoàn thành sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại; tô điểm cho dải trung tâm thành phố xanh - sạch - đẹp; hồn thiện trục khơng gian xanh, mặt nước, điều hịa khí hậu, thu hút khách du lịch thành phố,… Bên cạnh đó, tại đồ án Quy hoạch 1/500 chỉnh trang hai bên sông Tam Bạc đoạn từ cầu Lạc Long đến công viên Tam Bạc đã xác định mục tiêu “... phát triển thành tuyến phố đi bộ cho vùng lõi của khu vực đô thị cũ”.
Hiện nay, tại một số thành phố lớn trong nước đang triển khai tổ chức phố đi bộ, các tuyến phố đi bộ không chỉ mang lại hiệu quả về cải thiện tình hình giao thơng của
các thành phố mà cịn góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao giá trị văn hóa du lịch, phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.
Tổ chức tuyến phố đi bộ dọc sơng Tam Bạc của Hải Phịng nhằm khai thác tốt các hoạt động phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, các giá trị văn hóa truyền thống, các điểm di tích lịch sử - văn hóa và cải thiện kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm thành phố; hình thành thói quen đi bộ cho người dân, tạo nét đẹp về văn hoá và văn minh đơ thị đặc trưng của Hải Phịng.
3.1.2 Định hướng phát triển của thành phố Hải Phòng về xây dựng phố đi bộ sông Tam Bạc Tam Bạc
3.1.2.1 Định hướng phát triển khơng gian văn hóa, nghệ thuật và các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch trên phố đi bộ sông Tam Bạc
a) Quản lý kiến trúc, xây dựng cảnh quan khu vực tổ chức phố đi bộ:
- Quản lý kiến trúc, xây dựng cơng trình nhà ở trên đường Thế Lữ theo quy định của Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng.
- Chỉnh trang lại cơng trình nhà ở khu vực đường Tam Bạc (mặt sau đường Lý Thường Kiệt) đảm bảo mỹ quan đô thị khu vực tổ chức phố đi bộ.
- Nghiên cứu, xem xét thả chim Thiên Nga và một số loại chim cảnh quan khác trên sông Tam Bạc tạo điểm nhấn cảnh quan, du lịch cho khu vực tổ chức phố đi bộ.
- Thiết kế hệ thống cây xanh đô thị tạo bóng mát, cảnh quan trên đường Tam Bạc, Thế Lữ, xem xét trồng cây Giáng Hương, Phượng Vĩ.
- Thiết kế, lắp đặt cổng chào, vỉa hè, lan can, hệ thống âm thanh, ánh sáng, chậu hoa, cây cảnh, ghế ngồi, biển chỉ dẫn phục vụ khách đi bộ phù hợp với không gian từng phân khu chức năng của phố đi bộ.
- Thiết kế, xây dựng cầu đi bộ cảnh quan tại vị trí cầu Quay cũ, với hình thức cầu treo, màu sắc nổi bật, thiết kế ánh sáng, tái hiện khung cảnh xưa của dịng sơng Tam Bạc.
- Cải tạo, nâng cấp Trung tâm thương mại chợ Sắt theo hướng gìn giữ những đặc điểm, nét văn hóa, lịch sử truyền thống lâu đời của chợ đầu mối thành phố.
- Chỉnh trang đường Chương Dương và cải tạo, nạo vét lịng sơng, kè sơng.
b) Phát triển khơng gian văn hóa, nghệ thuật, thương mại, dịch vụ, du lịch:
- Tại tuyến đường Thế Lữ:
+ Đoạn từ cầu Tam Bạc đến đền Bát Tràng gắn liền với cơng trình di tích lịch sử, định hướng các hộ dân phát triển kinh doanh các mặt hàng phục vụ hoạt động tôn giáo tín ngưỡng, phịng tranh, phịng nghe nhạc, đồ cổ, phố sách,...; tổ chức hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật đường phố theo phong cách truyền thống, trò chơi dân gian.
+ Đoạn còn lại từ đền Bát Tràng đến cầu Lạc Long, định hướng các hộ gia đình phát triển kinh doanh các mặt hàng ẩm thực truyền thống, đồ trang sức, mỹ phẩm, hàng bách hóa, đồ lưu niệm, sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ mang nét văn hóa đặc trưng của thành phố Hải Phịng.
- Tại tuyến đường Tam Bạc:
+ Đoạn từ Trung tâm thương mại chợ Sắt đến chợ Tam Bạc gắn liền với cơng trình văn hóa, giữ gìn, bảo tồn kiến trúc cổ, định hướng các hộ gia đình ưu tiên phát triển kinh doanh các mặt hàng truyền thống, dần loại bỏ các mặt hàng kim loại nặng, mở rộng kinh doanh một số mặt hàng phù hợp với tuyến phố đi bộ, phát triển chợ ẩm thực tại chợ Tam Bạc; tổ chức hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật đường phố theo phong cách hiện đại.
+ Đoạn còn từ chợ Tam Bạc đến cầu Lạc Long, định hướng các hộ gia đình phát triển kinh doanh các mặt hàng ẩm thực truyền thống, đồ trang sức, mỹ phẩm, hàng bách hóa, đồ lưu niệm, sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ mang nét văn hóa đặc trưng của thành phố Hải Phịng.
+ Thiết kế khơng gian sáng tạo, không gian nghệ thuật và tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật lớn tại cơng viên Tam Bạc.
+ Bố trí các quầy cung cấp thơng tin hỗ trợ khách đi bộ. - Phát triển hệ thống ki ốt lưu động trên phố đi bộ:
+ Khu vực bố trí ki ốt ngồi khu vực tổ chức khơng gian văn hóa tâm linh và văn hóa nghệ thuật; cụ thể bố trí thành từng dãy giữa lịng đường Thế Lữ, Tam Bạc phía cầu Lạc Long và khu vực cơng viên Tam Bạc.
+ Thống nhất về các mặt hàng kinh doanh trên cùng dãy ki ốt, ưu tiên bán hàng ẩm thực, lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ,... mang hương vị đặc trưng, truyền thống của thành phố Hải Phòng.
c) Phát triển du lịch gắn với khu vực tổ chức phố đi bộ:
- Nâng cấp, kết nối và phát triển mạng lưới tuyến, điểm du lịch, đặc biệt tại khu vực nội thành Hải Phòng kết nối đến khu vực tổ chức phố đi bộ.
- Phát triển du lịch sông nước trên cơ sở kết nối từ khu vực phố đi bộ trên sông Tam Bạc kết nối ra sông Cấm tham quan cầu Hồng Văn Thụ, cầu Bính, cầu Bạch Đằng,...
3.1.2.2 Các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe và kết nối vận tải hành khách công cộng a. Điểm đỗ xe, bãi đỗ xe
- Tiêu chí lựa chọn vị trí điểm đỗ xe, bãi đỗ xe:
+ Khoảng cách tiếp cận từ điểm đỗ xe, bãi đỗ xe đến khu vực phố đi bộ khoảng 500÷1.000m.
+ Sử dụng một số tuyến đường bố trí điểm đỗ xe trong thời gian tổ chức phố đi bộ, đảm bảo trật tự an tồn giao thơng.
- Bố trí điểm đỗ xe, bãi đỗ xe khu vực tổ chức phố đi bộ:
Căn cứ danh mục tuyến phố được phép đỗ xe tại Quyết định số 28/2017/QĐ- UBND ngày 05/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố (về phân luồng giao thông và giờ hoạt động của một số phương tiện tham gia giao thơng trên địa bàn TP. Hải Phịng)
và Quyết định 1156/QĐ-UBND ngày 28/5/2018 (về Quy hoạch điểm đỗ xe, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030). Sau khi rà soát kết cấu hạ tầng các tuyến đường, các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe khu vực tổ chức phố đi bộ, tính tốn tổng diện tích điểm đỗ xe, bãi đỗ xe khu vực tổ chức phố đi bộ là 20.705 m2 (chi tiết tại Phụ lục kèm theo), trong đó tập trung đầu tư 02 bãi đỗ xe tại vị trí bến xe Lạc Long và khu vực bờ Tây sông Tam Bạc (tiếp giáp giữa đường Phan Đình Phùng với sơng Tam Bạc, đoạn gần cầu Lạc Long).
+ Ưu tiên bố trí đỗ xe cho người dân khu vực tổ chức phố đi bộ tại các điểm đỗ xe liền kề với khu vực tổ chức phố đi bộ như: điểm đỗ xe đường Lý Thường Kiệt, đường Hạ Lý,...
+ Xem xét bố trí đỗ xe tại bến Bính và các tuyến phố lân cận để đáp ứng nhu cầu gửi xe vào những ngày cao điểm tổ chức phố đi bộ .
b. Kết nối vận tải hành khách công cộng
- Kết nối các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt:
+ Tăng tần suất hoạt động, thời gian hoạt động trong ngày các tuyến xe buýt kết nối đến khu vực tổ chức phố đi bộ (trong phạm vi 500m), gồm 03 tuyến: tuyến số 2 (Bến Bính - Kiến An - Chợ Kênh), tuyến số 3A (Bưu Điện - Đồ Sơn), tuyến số 3B (Khách sạn Dầu Khí - Đồ Sơn).
+ Bố trí vị trí các điểm dừng đỗ, nhà chờ tại đường Hồng Văn Thụ, Điện Biên Phủ và Nguyễn Tri Phương đảm bảo thuận tiện cho hành khách tiếp cận đến khu vực tổ chức phố đi bộ.
- Kết nối các tuyến xe điện 04 bánh chở người đến khu vực tổ chức phố đi bộ:
+ Đảm bảo tần suất, thời gian hoạt động 04 tuyến xe điện 04 bánh kết nối đến khu vực tổ chức phố đi bộ, gồm tuyến 1: vòng quanh dải trung tâm thành phố, tuyến 2: trung tâm thành phố - trung tâm thương mại Parkson, tuyến 3: trung tâm thành phố - Chùa Hàng, tuyến 4: trung tâm thành phố - siêu thị MM Mega Market.
đảm bảo thuận tiện cho hành khách tiếp cận đến khu vực tổ chức phố đi bộ.
3.1.2.3 Đảm bảo công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, y tế a) Công tác đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy:
- Bố trí lực lượng, đội phản ứng nhanh để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình hoạt động của phố đi bộ.
- Lắp đặt hệ thống camera an ninh tại các điểm trọng yếu, nút giao thông để giám sát an ninh trật tự trong khu vực tổ chức phố đi bộ.
- Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy khu vực tổ chức phố đi bộ.
b) Công tác tổ chức vệ sinh môi trường, y tế:
- Bố trí các nhà vệ sinh cố định, lưu động trên 02 đường Tam Bạc, Thế Lữ phục vụ nhu cầu của khách phố đi bộ.
- Tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt đến các điểm tập kết rác thường xuyên, gồm cả trong thời gian tổ chức đi bộ; bố trí các xe vận chuyển rác, xe vệ sinh môi trường vào khu vực tổ chức phố đi bộ từ 23÷5h sáng hơm sau.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế (sơ cứu, cấp cứu) tại chỗ khu vực tổ chức phố đi bộ.