SINH LÝ SINH SẢN

Một phần của tài liệu giao_trinh_chan_nuoi_heo (Trang 64 - 68)

Hầu hết các tổ chức chính trong cơ quan sinh dục của lợn cái đã được mô tả ở phần trên. Tuy nhiên, những tổ chức đó là điểm cuối cùng để thực hiện các lệnh điều khiển của hệ thống nội tiết. Sự sinh sản cuối cùng chịu sự điều khiển của bộ não và đặc biệt là Hyphothalamus. Ở đây

gia súc kiểm sốt tình trạng bên trong của nó và điều kiện mơi trường bên ngồi (ví dụ của khí hậu, thức ăn) đồng thời làm biến đổi những thông tin này thành dấu hiệu của hormone. Dưới tác dụng của các yếu tố giải phóng từ Hyphothalamus FRF và RLF lên tuyến yên. Lúc đó tuyến yên tăng tiết các hormone Follicle Stimulating Hormone (FSH), Luteinizing Hormone (LH), prolactin. Dưới tác động của

FSH kích thích các bao noãn phát triển trong buồng trứng phát triển thành các nang, đồng thời LH tăng tiết tác động lên q trình phát triển và chín của trứng và đến lúc FSH/LH = tỷ lệ 1/3 gây nên sự rụng trứng và buồng trứng tăng tiết ra Oestrogen. Khi rụng trứng từ những noãn bao đã

phát triển đầy đủ và sau đó ở các bao nỗn này sẽ tạo nên một cấu trúc mới được gọi là thể vàng (corpora lutea). Thể vàng (CLs) tiết ra kích tố progesterone và chức năng của nó được duy trì bởi sự tồn tại một lượng nhỏ. Nếu như trứng được thụ tinh phát triển thành phôi và bào thai, thể vàng sẽ tồn tại và phát triển thành nhau thai và lúc này progesterone có tác động liên hệ ngược âm tính trở lại với Hyphothalamus và ức chế q trình tiết các yếu tố giải phóng. Trong lúc này, tuyến yên tăng tiết prolactin tác động tăng trưởng và phát triển tuyến vú và giai đoạn cuối tác động để hình thành và sản xuất sữa. Lúc gần đẻ, dưới tác động của bào thai, tuyến yên tăng tiết oxytoxin để thúc đẻ và tăng cường phân tiết sữa. Trong trường hợp trứng không được thụ tinh, thể vàng nhanh chóng tiêu biến và tác động của progesterone khơng có, đồng thời tử cung tiết Prostaglandin F2α khoảng 12 - 14 ngày sau khi trứng rụng. Khi con cái khơng có chửa, khi các buồng trứng tăng về khối lượng, đồng thời khi nồng độ hormone prostagladin đủ sẽ tiêu huỷ thể vàng ở khoảng ngày thứ 16 - 17 sau rụng trứng và chuẩn bị cho lần động dục tiếp theo.

IV. CÁC GIAI ĐOẠN SINH SẢN

1. Chu kỳ động dục của lợn nái

Ở lợn cái sự thành thục sinh dục xuất hiện từ lúc 6 - 7 tháng tuổi (đối với các giống lợn ngoại) 4-5 tháng (đối với các giống lợn nội). Chu kỳ động dục của lợn cái là khoảng thời gian giữa lần động dục trước đến lần động dục sau. Chu kỳ động dục của lợn cái từ 18-24 ngày, trung bình 21 ngày. Động dục là hiện tượng xuất hiện các triệu chứng động dục như âm hộ sưng lên, có màu đỏ, lợn cái kêu la, phá chuồng, bỏ ăn, tìm con đực, đứng n, cong đi lên và âm hộ tiết ra dịch nhầy, kèm theo quá trình rụng trứng. Thời gian động dục của lợn cái từ 4-5 ngày (đối với lợn ngoại), 2 - 3 ngày (đối với lợn nội).

Chu kỳ động dục bao gồm các giai đoạn: Luteal và giai đoạn follicular. Ngay sau giai đoạn luteal, sự rụng trứng bắt đầu xảy ra và đặc trưng bởi sự tiết progesteron từ thể vàng (CLs). Những thể vàng bắt đầu phát triển ngay sau khi trứng rụng, mặc dầu sau 2 - 4 ngày chúng vẫn ch- ưa đạt khả năng cực đại tiết progesteron. Khi progesteron tiết nhiều thì chúng ức chế sự phát triển của các bao noãn ở con cái. Progesteron tác động lên trung khu sinh dục làm giảm thiểu sản sinh các yếu tổ giả phóng FRF và LRF. Hơn nữa, progesterone hỗ trợ và cung cấp cho tử cung khả năng có chửa và gây nên sự tiết dinh dưỡng vào tử cung để nuôi dưỡng phôi giai đoạn đầu làm tổ khoảng 12 - 16 ngày sau khi phối.

Sau 16 - 17 ngày vào thời kỳ cuối và kết thúc khi chức năng thể vàng bị giới hạn bởi sự có mặt với nồng độ cao của hormone Prostaglandin F2α. Hormone này được tiết bởi tử cung bắt đầu khoảng 12 - 14 ngày sau khi trứng rụng ở con cái khơng có chửa, khi các buồng trứng tăng về khối lượng, đồng thời khi nồng độ hormone prostagladin đủ sẽ tiêu huỷ thể vàng ở khoảng ngày thứ 16 - 17 sau rụng trứng. Ở lợn nái khơng có chửa thể vàng tiêu biến và khơng có chất tiết của nó là progesterone. Kết quả là tăng nhanh sự tiết các yếu tố giả phóng FRF và LRF và dẫn đến tăng tiết FSH và LH. Các hormon đó kích thích các bao nỗn phát triển nhanh chóng lại sau 4 - 5 ngày. Sự sinh trưởng này được kết hợp với mức tiết oestrogen trong máu bởi các bao noãn. Oestrogen tăng tiết làm phát triển lớp tế bào bề mặt tử cung chuẩn bị cho việc phối tinh tiếp. Giai đoạn tiết oestrogen cao nhất sẽ làm tăng cao LH và rụng trứng. Kết quả khi mức oestrogen tăng cao là xuất hiện hiện tượng động dục gọi là oestrus.

Biểu hiện các triệu chứng động dục ra bên ngồi và kèm theo q trình rụng trứng của lợn nái gọi là giai đoạn động dục hoặc là chu kỳ động dục.

2. Mang thai

Khi tế bào trứng được thụ tinh, hợp tử hình thành và làm tổ ở niêm mạc sừng tử cung.

Theo tài liệu của Esley (1956) và Paul Hughes (1984) từ 11 đến 14 ngày hợp tử mới dính chặt niêm mạc tử cung. Lúc đó có phản ứng miễn dịch dung nạp xẩy ra trong cơ thể lợn nái. Giai đoạn làm tổ, ổn định vị trí và hình thành một số cơ quan mần móng ban đầu của cơ thể kết thúc lúc 22 ngày sau khi thụ tinh được gọi giai đoạn tiền phôi và phát triển theo 3 giai đoạn (đã nêu trong

mục 2.1.). Suốt cả thời kỳ mang thai thể vàng tồn tại và phát triển, tiết ra hormone progesterone

cần thiết để duy trì sự có chửa trong suốt thời gian có chửa 114 ngày. Thời gian có chửa được chia thành hai thời kỳ và có thể gọi chửa kỳ kỳ 1 và chửa kỳ 2: Chửa kỳ 1 được xác định từ khi trứng được thụ tinh đến khoảng 90 ngày tuổi của bào thai, giai đoạn bào thai chưa phát triển mạnh về khối lượng mà chủ yếu hình thành các cơ quan bộ phận trong cơ thể và hoàn thiện một số chức năng hoạt động của bào thai. Chửa kỳ 2 được xác định thời gian còn lại từ 90 ngày đến 114 ngày, đây là giai đoạn bào thai phát triển nhanh về khối lượng và kích thước, ¾ trọng lượng bào thai được phát triển ở giai đoạn này. Tuy nhiên, đến khoảng 112 - 114 ngày sự phát triển của bào thai hoàn thiện và bắt đầu tiết ra Cortiroids. Những hormone này sẽ tác động lên màng nhau của lợn mẹ làm tiết oestrogen, hormone này sẽ kích thích tử cung tiết ra prostaglandin F2 và tuyến yên tăng tiết oxytoxin. Hai hormones này sẽ phá hủy thể vàng, kết quả là nồng độ progesteron trong máu giảm nhanh, tử cung co bóp mạnh và lợn mẹ sẽ đẻ sau 20 - 30 h.

3. Tiết sữa

3.1. Sản sinh sữa

Trong thời kỳ chửa, các hormone prolactin tăng tiết và tác động tăng sinh tuyến vú, kết

quả tuyến vú phát triển và tăng thể tích theo thời gian phát triển của bào thai. Sau 3 tuần chửa bầu vú bắt đầu căng lên, các tuyến vú phát triển mạnh cho đến trước lúc đẻ 3 tuần, hormone prolactin tăng tiết cùng với sự tác động của nhau thai thông qua hormone progesterone. Sữa bắt đầu được sản sinh ở trong các tuyến sữa. Quá trình này được tạo ra ở các tuyến sữa quá trình sinh tổng hợp protein sữa (cezein), đường sữa (galactoza), mỡ sữa và các thành phần sinh dưỡng khác từ máu. Sự hình thành sữa này được ưu tiên trong cơ thể của lợn mẹ. Quá trình hình thành này tùy thuộc hoàn toàn vào lượng máu đi qua bầu vú, chính vì vậy ở những núm vú nào có hệ thống động tĩnh mạch lớn thì núm vú đó co sản lượng sữa cao.

3.2. Tiết sữa

Sau khi sữa được hình thành và tích trữ ở các túi sữa, khi xuất hiện các triệu chứng sắp đẻ hormone oxytoxin được tiết ra và tác động lên tuyến sữa để thải sữa ra theo các ống đầu núm vú. Sau khi đẻ lợn con tìm vú mẹ và thúc bú kích thích lợn mẹ tiết sữa, sự tiết sữa này làm ngăn cản việc tiết hormone GnRH, vì vậy ức chế sự phát triển của bao nỗn. Q trình phân tiết bị tác động mạnh bởi sự mút bú của lợn con, quá hình này hình thành nên 3 pha trong quá trình bú sữa của lợn con.

Tuy nhiên sau thời gian này sự ức chế đó dần dần được giải phóng, mặc dầu sự phát triển đầy đủ của các bao nỗn trong thời kỳ rụng trứng khơng giống như trong giai đoạn tiết sữa của lợn mẹ. Ngay sau cai sữa và ngừng bú sữa, hoạt động của GnRH gia tăng và các bao noãn bắt đầu phát triển. Điều này tương tự như giai đoạn bắt đầu của bao noãn trong chu kỳ sinh sản lợn nái. Vì vậy phần lớn sự động dục và rụng trứng của lợn nái xảy ra trong khoảng từ 5 - 7 ngày sau cai sữa lợn con.

3.3. Năng suất sữa

Năng suất sữa phụ thuộc nhiều yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Khi lợn nái đẻ sắp đẻ hormone oxytoxin tăng tiết để thải sữa ra ngoài, cùng với thúc bú của lợn con tuyến sữa tăng cường sản sinh sữa và phân tiết sữa. Sản lượng sữa cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như số lợn con để nuôi, dinh dưỡng cho lợn mẹ, chu kỳ tiết sữa, tuổi và lứa đẻ, giống, thời tiết và khí hậu. Xác định sản lượng sữa ở lợn nái theo hai phương pháp định tính và định lượng:

Phương pháp định tính: Muốn biết sản lượng sữa của lợn cao hay thấp, chúng ta quan sát lợn mẹ

và đàn lợn con.

Quan sát lợn mẹ:

- Thể tích bầu vú của lợn mẹ thay đổi trước và sau khi bú - Núm vú của lợn mẹ có bị cắn xé hay khơng

- Khi cho lợn con bú lợn mẹ nằm yên, mắt lim dim hay di chuyển chổ nằm tránh lợn con theo bú - Độ hao mòn của lợn mẹ sau khi cai sữa lợn con

Khi quan sát đàn lợn con:

- Lợn con có (khơng) tranh giành nhau núm vú khi bú - Ngoại hình và tốc độ sinh trưởng phát triển của lợn con

Phương pháp định lượng: Cân trọng lượng của lợn con sau 21 ngày tuổi, tính tốn sản lượng sữa

(SLS) lợn mẹ theo công thức sau:

SLS trong một chu kỳ tiết sữa = M1 + M2 Trong đó:

M1 là sản lượng sữa của kỳ tiết sữa thứ nhất từ ngày thứ 1 đến ngày 21 M2 là sản lượng sữa của kỳ tiết sữa thứ 2, từ 21 ngày tuổi đến lúc cai sữa M2 = 4/5 M1

M1 = (Trọng lượng toàn ổ lợn con lúc 21 ngày tuổi – Trọng lượng toàn tổ lợn con lúc sơ sinh)

3

Chúng ta cũng có thể cân lợn con trước khi bú và sau khi bú, như vậy mỗi khi lợn con bú sẽ cần trọng lượng thay đổi trước và sau khi bú, tổng tất cả số lần trong ngày là SLS của lợn mẹ trong ngày đó và cần từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 21 sau khi đẻ. Phương pháp này chỉ áp dụng trong các trường hợp nghiên cứu cần xác định SLS và cần nhiều thời gian, cơng sức và có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng đàn lợn con theo mẹ.

B. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN CÁI HẬU BỊ

Một phần của tài liệu giao_trinh_chan_nuoi_heo (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)