CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG

Một phần của tài liệu giao_trinh_chan_nuoi_heo (Trang 61 - 63)

Phẩm chất của tinh dịch tốt xấu và thời gian sử dụng tốt nhất của lợn đực giống được dài ngắn là do chế độ dinh dưỡng, chăm sóc có hợp lý hay khơng. Song, chế độ sử dụng lợn giống cũng ảnh hưởng rất quan trọng. Chế độ đực giống chính là vấn đề liên quan tới tuổi và trọng lượng lợn bắt đầu huấn luyện; phổ phối giống hay khai thác tinh; thời gian sử dụng, thay thế giống...

1. Tuổi sử dụng

Việc sử dụng lợn đực giống phụ thuộc về tuổi và thành thục về tính. Tuổi thành thục về tính phụ thuộc về giống, điều kiện ni dưỡng chăm sóc, khí hậu. Các giống lợn nội ở nước ta có sự thành thục về tính sớm hơn so với các giống lợn ngoại rất nhiều. Nhưng chúng ta khơng có thể sử dụng phối giống q sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất tinh dịch. Chất lượng đàn con và thời gian sử dụng dực giống... Tuổi quy định sử dụng đực nội là 7 - 8 tháng tuổi với trọng lượng từ 25 - 30 kg trở lên (đối với Móng cái, I). Cịn đối với các giống lợn khác (như lợn trắng Phú khánh, lợn Ba xuyên, thuộc nhiều thì phải lớn hơn 60 - 70 kg). Đối với lợn đực ngoại do tuổi thành thục về tính muộn nên tuổi sử dụng bắt đầu từ 9 - 10 tháng tuổi khi trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên.

2. Tỷ lệ đực/cái, thời gian và chế độ sử dụng

+ Tỷ lệ đực/cái: Nếu phối giống trực tiếp thì 1 đực có khả năng phối tinh cho 25 - 30 cái. Nếu thụ tinh nhân tạo, mỗi một đực giống có thể phối giống cho 200 - 250 cái.

+ Chế độ sử dụng: Cần căn cứ vào tình hình phát dục, sức khỏe làm phẩm chất tinh dịch của lợn đực giống mà ta quy định số lần giao phối trong một tuần cho lợn đực như sau:

Lợn 8 - 12 tháng tuổi có thể cho nhảy 2 - 3 lần/tuần là vừa, 4 - 5 lần là nặng. Lợn 12 - 24 tháng tuổi phối 5 - 6 lần là vừa, 7 lần là nặng.

Nếu TTNT thì một tuần chỉ nên lấy tinh 2 - 3 lần là vừa.

Chú ý: Sau khi phối xong cần bồi dưỡng thêm 1 - 2 quả trứng gà. Không khai thác dạng “dốc

lợn giao phối hoặc lấy tinh xong và cho lợn nghỉ ngơi 30 - 60 phút mới cho ăn. Khi ăn no không cho giao phối. Nên chỉ lấy tinh, hoặc cho giao phối lúc trời mát (vào sáng sớm). Thời gian sử dụng đực nội là khoảng 3 năm, đực ngoại 2 năm. Không nên sử dụng đực giống q lâu vì nó sẽ làm giảm khả năng cải tạo đời sau là dễ gây nên hiện tượng đồng huyết gần... Đối với những lợn đực giống xuất sắc muốn sử dụng lâu hơn thì chú ý cần tránh hiện tượng đồng huyết. Theo kinh nghiệm sử dụng lợn đực giống ở một số nước như Úc, Mỹ thì việc sử dụng lợn đực giống nên trong thời gian 1,5 – 2 năm, nên sử dụng đực giống trẻ để nâng cao sức cải tạo giống.

Chương 4

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN NÁI SINH SẢN

A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Chăn ni lợn nái có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì đàn lợn nái thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng đàn (10 - 14% so với tổng đàn). Ở nước ta có khoảng 2,5 triệu lợn nái (2002) năng suất sinh sản vẫn cịn thấp (trung bình một lợn nái chỉ mới sản xuất được khoảng 15- 18 lợn thịt xuất chuồng/năm). Vấn đề thâm canh tốt đàn lợn nái, tăng số lợn con cai sữa/ nái/ năm, giảm bớt số đầu lợn nái mà vẫn đảm bảo đủ số lợn con nuôi thịt trong năm, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái đang là vấn đề đặt ra rất bức thiết trong chăn nuôi lợn nái hiện nay. Nhưng để đạt được yêu cầu như tăng số lợn con cai sữa/ nái/ năm và tăng chất lượng đàn lợn con cai sữa, chăn nuôi lợn nái sinh sản cần có các biện pháp kỹ thuật liên hồn và được áp dụng từ khâu chọn lọc con giống tốt để nuôi đến khâu nuôi tốt lợn nái trong các giai đoạn hậu bị, có chửa và ni con. Phần này sẽ cung cấp những nét chủ yếu về đời sống sinh sản của lợn nái, giải phẫu sinh sản, chu kỳ và các giai đoạn. Phân tích chi tiết về sự sinh sản và công tác quản lý các hoạt động sinh sản của lợn nái.

Một phần của tài liệu giao_trinh_chan_nuoi_heo (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)