1. Cho lợn con bú sữa đầu
Vai trò của sữa đầu đối với lợn con rất quan trọng. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt và kết hợp tập cho lợn con có phản xạ trong khi bú để nâng cao sản lượng sữa mẹ. Theo N.M.Crixenko thì Protein trong sữa đầu cao hơn sữa thường và chủ yếu là γ globulin.
Trong 25% protein sữa đầu có γ-globulin (34,06%), α-Globulin (12,7%), Albumin (11,48%) các chất khác như Vitamin D gấp 3 lần, Vitamin A gấp 9 lần, Vitamin E gấp 3 lần, Vitamin C gấp 9 lần so với sữa thường có MgSO4 có thể tham gia tẩy nhẹ đường ruột lợn con sau khi đẻ.
2. Cố định đầu vú
Tác dụng:
- Nâng cao tỷ lệ đồng đều cho đàn lợn con.
- Tạo ra phản xạ có điều kiện bú sữa mẹ của lợn con để có điều kiện nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Khi lợn con mới đẻ ra và được đỡ đẻ, những con có trọng lượng sơ sinh nhỏ ta cho bú vú trước ngực và những con có trọng lượng sơ sinh lớn ta cho bú vú ở vùng bụng và cố định núm vú cho từng con.
3. Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con
- Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa, giải thích ở hình 5.2.
- Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hồn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng.
- Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của lợn con để hạn chế được các bệnh đường ruột của lợn con.
- Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mịn của lợn mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con.
- Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú.
- Có điều kiện để cai sữa sớm lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm
Theo Pond và Baker (1959), tốc độ sinh trưởng của lợn con và sản lượng sữa lợn mẹ được biễu diễn như sau ở hình 5.2. Từ đó người chăn ni có thể tiến hành bổ sung thức ăn sớm cho lợn con như sau:
* Phương pháp tập ăn sớm:
Theo kết quả nghiên cứu của Lodger (1959) và Braude (1970) thì chúng ta có thể bắt đầu bổ sung thức ăn nhân tạo cho lợn con bú sữa từ lúc 10 - 11 ngày tuổi.
Chúng ta cần tính tốn nhu cầu hàng ngày cho lợn con và sữa mẹ cung cấp được bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu.
900 _ _ Tăng trọng(g/ngày) _ Tăng trọng(g/ngày) _ _ 500 _ SLS(kg/ngày) _ _ _ 100 _ 0 3 7 (Tuần tuổi)
Hình 5.2. Tăng trọng của lợn con và sản lượng sữa của lợn mẹ
Nếu có các thức ăn tổng hợp hồn chỉnh để tiêu hóa thì chúng ta sử dụng để bổ sung cho lợn con. Nếu chưa có những thức ăn đó thì chúng ta có thể sử dụng những thức ăn có gí trị dinh dưỡng cao và dễ tiêu hóa như: Bột gạo, bột ngơ, các loại bột đậu chế biến tốt cho lợn con ăn.
- Khi lợn con đạt 8 - 10 ngày tuổi chúng ta tiến hành cho lợn làm quen với thức ăn, nấu bột thành hồ lỗng bơi vào mép lợn con hay vú lợn mẹ để cho lợn con liếm láp quen dần với thức ăn.
Bảng 5.4. Nhiệt năng cần bổ sung cho lợn con theo tuần tuổi
Tuần tuổi Trọng lượng (kg)
Nhu cầu năng lượng hàng ngày cho lợn (Kcal) Nhu cầu: Sữa mẹ cung cấp: Cần bổ sung 1 2 3 4 5 6 7 8 2,7 4,05 5,85 7,65 9,90 12,60 15,70 18,90 695 965 1225 1225 1625 1430 195 2000 1240 760 2375 1240 1135 2750 1135 1615 3125 915 2216 3500 805 2695
- Từ 11 - 15 ngày tuổi, nấu cháo gạo hay hỗn hợp tự phối ở dạng sền sệt hay gây mùi thơm các bột ngũ cốc, sau đó cho vào máng ăn hay rãi lên trên tấm lót sạch để cho lợn con tập ăn. - Từ 15 - 20 ngày chúng ta tăng lượng thức ăn bổ sung cho lợn con ăn theo từng bữa vào tiền hành khống chế số lần bú cho lợn con. Số lần bú sẽ được giảm dần theo ngày tuổi của lợn con như sau:
Ngày tuổi lợn con Số lần bú Số lần bổ sung
8 - 10 ngày 12 lần 3 - 4 lần 11 - 15 10 4 - 5 15 - 20 8 4 - 5 20 - 25 6 5 - 6 25 - 30 5 5 - 6 30 - 40 4 5 - 6
Thời gian về sau chúng ta tăng số lượng thức ăn trong một lần cho ăn vào sau 21 ngày tuổi chúng ta cho số lượng thức ăn bổ sung cho lợn con, căn cứ vào mức thiếu hụt của sữa lợn mẹ. Trong quá trình bổ sung thức ăn sớm cho lợn con chúng ta cần chú ý những điểm kỹ thuật sau đây:
- Cho lợn con ăn phải đúng bữa và đúng thời gian quy định - Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
- Thức ăn bổ sung phải được chế biến tốt, ngon và dễ tiêu hóa - Thức ăn có thể hơn hợp nhiều loại để tăng giá trị dinh dưỡng.
Tiêu chuẩn ăn bổ sung của lợn con được bổ sung như sau:
Tuổi lợn con (ngày) Kg thức ăn Protein tiêu hóa (g)
10 - 12 0,1 12
21 - 30 0,2 24
31 - 45 0,25 30
46 - 60 0,35 40
4. Cho lợn con uống nước đầy đủ
Trong thành phần hóa học của cơ thể của lợn con có tỷ lệ nước cao từ 70 - 80%, tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh do vậy chúng ta phải cho lợn con uống nước thỏa mãn yêu cầu. Cho lợn con uống nước bằng vòi tự động hoặc vào chậu nước nhưng nước phải sạch sẽ, có khử trùng để tránh nhiễm khuẩn đường ruột.
Bảng 5.5. Hàm lượng nước trong cơ thể lợn con
Tuổi lợn con (ngày) Sơ sinh 2 7 14 28 P (kg) 1520 1815 3221 5563 9928 H2O (g) 1198 1398 2207 3557 6183 H2O so với P lợn con % 77,88 77,02 68,52 63,94 61,83
5. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng cho lợn con
Để cho lợn con sinh trưởng phát triển tốt ngoài sữa mẹ và thức ăn bổ sung chúng ta phải bổ sung thêm cho lợn con những thức ăn có tính kích thích sinh trưởng cho lợn con như Vitamin - Khống và các chế phẩm hormone kích thích sinh trưởng cho lợn con. Các chế phẩm đó như là Biovít, Tetran, Pilatov, Comprommi, Premix… ngồi ra chúng ta cần bổ sung cho lợn con hỗn hợp khống thơ, kháng sinh thô, dung dịch HCL 0,8%.
6. Cho lợn con vận động
Vận động có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm cho lợn con nhanh nhẹn hơn và dễ khống chế số lần bú và bổ sung thức ăn sớm được dễ dàng. Có thể cho lợn con vận động tự do ở bãi chơi, sân chơi, sân và bãi chơi phải bằng phẳng. Cho lợn con vận động vào những lúc thời tiết tốt để tránh các stress về môi trường.
7. Chuồng trại
Chuồng ni lợn con bú sữa nên có ơ tập ăn sớm cho lợn con riêng. Nền chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn con. Ở những nước chăn nuôi tiên tiến người ta thiết kế chuồng trại liên hồn để cho lợn mẹ và lợn con có thể sinh hoạt riêng ở từng vùng khác nhau và trong chuồng của lợn con phải có đệm lót.
8. Ni lợn con ghép mẹ
Nếu trong trường hợp có nhiều ổ lợn con có số con sơ sinh thấp thì chúng ta có thể ghép ổ lợn con để giải phóng lợn mẹ cho giao phối sớm. Nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lợn con có độ tuổi như nhau - Lợn con đã được bú sữa đầu
- Thời gian ghép càng sớm càng tốt, phải tránh lợn mẹ phân biệt lợn con của nó và những con khác. Tốt nhất sử dụng các chất có mùi phun lên tất cả các lợn con của cả mẹ nó và của cả lợn mẹ khác và cho ghép và tốt nhất tiến hành vào ban đêm.
B. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN CON SAU CAI SỮA
Là giai đoạn nuôi lợn con sau khi cai sữa đến 4 tháng tuổi. Ở các nước chăn nuôi tiên tiến đây là giai đoạn nuôi lợn con đến khi lợn con đạt trọng lượng 23 đến 25 kg. Đây cũng là giai đoạn ni lợn có hiệu quả kinh tế cao nhất.