Lý thuyết vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố lào cai (Trang 35 - 38)

10. Kết cấu đề tài

1.3. Các lý thuyết lựa chọn

1.3.1. Lý thuyết vai trò

Lý thuyết vai trò được hình thành như là một bộ phận trong tiếp cận của lý thuyết hành động - tương tác và lý thuyết cấu trúc - chức năng.

Lý thuyết vai trò của Ralph Linton. R. Linton (1893-1953) đã có cơng đầu trong việc xác định nội dung xã hội học của khái niệm vị thế xã hội, vai trò xã hội. Theo ông, vị thế xã hội là tập hợp các quyền và trách nhiệm mà người nắm giữ vị thế đó phải thực hiện. Tuy nhiên, khái niệm vị thế xã hội chủ yếu nói đến xuất phát điểm của hành vi mà chưa nói đến mặt hoạt động của nó. Khái niệm vai trị mới nói đến mặt động thái của hành vi: khi một người thực hiện quyền và trách nhiệm của vị thế thì khi đó người này thực hiện vai trò. Vai trò là hành vi của người nắm giữ vị thế mà hành vi đó hướng vào việc đáp ứng kỳ vọng của người khác về quyền và trách nhiệm gắn với vị thế. Vai trò, theo nghĩa trừu tượng, một người phải thực hiện nhiều vai trò cụ thể tương ứng với vị thế mà người đó chiếm giữ. Theo nghĩa cụ thể, vai trò của một người là tổng hợp các vai trị mà người đó thực hiện. Vai trị của một người sẽ được xác định người đó làm gì cho xã hội và có thể mong đợi gì ở xã hội. Các cá nhân và nhóm xã hội gắn kết với nhau thông qua việc thực hiện vị thế, vai trị, qua đó mà gắn kết tồn bộ xã hội của họ [22, tr. 107-109].

Lý thuyết vai trò của Talcott Parsons.Talcott Parsons nhà xã hội học Mỹ

đã phát triển lý thuyết vai trò từ việc áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống xã hội. Parsons cho rằng vị thế và vai trị khơng phải là thuộc tính của hệ thống xã hội mà là hai mặt của mỗi một đơn vị của hệ thống xã hội. Tập hợp vai trò vừa là hệ thống hành động của cá nhân vừa là hệ thông hành động của tập thể. Parsons áp dụng cách phân loại của Linton, cho rằng các cá nhân thực hiện vai trò gán và vai trò giành được trong mối quan hệ vai xã hội nhằm đáp ứng kỳ vọng đối với vai xã hội. T.Parsons đưa ra một bộ khung lý luận hay

một bộ máy khái niệm gồm năm cấp đểnhấn mạnh các chiều cạnh quan hệ của cấu trúc vai xã hội: a, Tính dế xúc động đối lập với tính trung lập. b, Định hướng bản thân - định hướng tập thể. c, Tính phổ biến - tính đặc thù. d, Đạt được và gán cho. e, Định rõ - khuyếch tán [22, tr.l 14,115].

Năm cặp khái niệm này tạo thành bộ khung năm định hình vai xã hội. Như vậy, Parsons đã kế thừa và phát triển thuyết hành vi về vị thế, vai trị của Linton, mở rộng lý thuyết đó về vị thế, vai trò của các nhân sang lý thuyết hệ thống xã hội tổng quát về vị thế, vai trò xã hội của các đơn vị cùa hệ thống xã hội. Vai trò vừa là hệ thống hành động của cá nhân vừa là hệ thống hành động của tập thể.

Lý thuyết tập hợp - vai của Robert Merton. R.Merton (1910-2003) phát kiến ra lý thuyết trung gian và đưa ra lý thuyết về tập hợp - vai. Lý thuyết tập hợp - vai ra đời khi thuyết hành vi về vị thế, vai trò xã hội do R.Linton đề xuất đã trở lên phổ biến trong xã hội học. Xuất phát từ thực tế một vị thế xã hội khơng chỉ có một vai mà là nhiều vai xã hội gắn với vị thế của người đó trong tương tác với những người khác, Merton đã đưa ra quan niệm về tập hợp - vai. Mellon yêu cầu phân biệt rõ giữa tập hợp - vai và vai - tập hợp. Tập hợp - vai gắn với một vị thế xã hội nhất định, vai - tập hợp là các vai với nhiều vị thổ xã hội. Các vai của nhiều vị thế xã hội đa dạng, như một người vừa là bác sĩ, vừa là giáo sư thì người đó phải thực hiện các vai xã hội tương ứng với vị thế xã hội của mình.

Lý thuyết tập hợp - vai của Merton gợi mở cho những nghiên cứu về vị thế xã hội, vai trò xã hội, làm cầu nối giữa lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu thực nghiệm xã hội học về vị thế, vai trò xã hội. Đồng thời, lý thuyết tập hợp - vai cho phép phát hiện ra cấu trúc tầng bậc của các vai xã hội mà mỗi cá nhân đảm nhiệm theo thứ tự ưu tiên để giảm thiểu xung đột giữa các vai xã hội. Lý thuyết tập hợp - vai trò của Merton đã đặt ra những vấn đề nghiên cứu về tìm hiểu sự tác động của cấu trúc xã hội với việc hình thành tập hợp vai trò; xem xét cách thực hiện tập hợp vai trị để đảm bảo tính cân bằng, ổn định

cũng như để giải quyết những mâu thuẫn xã hội.

Lý thuyết về vai trò của R.Linton, T.Parsons, R.Merton tập trung ở những nội dung cơ bản sau: Một là, vai trò xã hội gắn với vị thế xã hội, là quyền và trách nhiệm của một người trong việc thực hành vị thế xã hội của họ; sự kỳ vọng của xã hội đối với một vị thế xã hội. Vai trò của một người sẽ được xác định người đó làm gì cho xã hội và có thể mong đợi gì ở xã hội. Vân đề cốt lõi của việc đóng vai trị là sự xác định đúng vị thế xã hội và làm đúng các giá trị, chuẩn mực xã hội của từng vị thế xã hội. Hai là, vai trò được thể hiện trong hành động, vừa là hệ thống hành động của cá nhân vừa là hệ thống hành động của tập thể. Xem xét, đánh giá vai trị của một cá nhân, nhóm xã hội phải so sánh giữa hoạt động của họ với các giá trị, chuẩn mực của vị thế xã hội mà họ đang đảm nhiệm, làm rõ sự đúng chuẩn hay lệch chuẩn. Ba là, một người, một nhóm xã hội ở một vị thế xã hội nhất định đảm nhiệm nhiều vai trò, tập hợp - vai. Các vai ở nhiều vị thế xã hội mang tính đa dạng, vai - tập hợp. Bốn là, sự gắn kết giữa các cá nhân, nhóm xã hội thơng qua việc thực hiện các vai trò xã hội. Việc thực hiện các vai trị sẽ đám bảo tính cân bằng, ổn định cũng như để giải quyết những mâu thuẫn xã hội, hạn chế xung đột xã hội có thể xảy ra giữa các vai trị. Đồn kết xã hội được xây dựng thơng qua việc các cá nhân, nhóm xã hội thực hiện đúng vai trò xã hội.

Lý thuyết về vai trò của R.Linton, T.Parsons, R.Merton tạo nên nấc thang phát triển lý thuyết về vị thế xã hội và vai trò xã hội, cơ sở lý luận cho việc làm rõ sự biến đổi về vai trò xã hội cùa các nhóm xã hội. Vận dụng lý thuyết xã hội học về vai trò xã hội trong nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn trên các hướng, nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, xác định rõ vai trị xã hội của tơ chức cơ sở đoàn trong hệ thống tổ chức cùa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trong xã hội. Chỉ ra được sự kỳ vọng của xã hội đối với hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở và sự mong đợi của cán bộ, đoàn viên về sự ủng hộ, thừa nhận của xã hội đối với hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở. Thứ hai, làm rõ tập hợp - vai của cán bộ

đoàn và đoàn viên trong hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Thứ ba, làm rõ vai trò xã hội của tổ chức cơ sở đoàn trong việc tổ chức các hoạt động đối với đoàn viên và sự mong đợi của đoàn viên đối với các hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở. Thứ tư, làm rõ sự đồng thuận, đoàn kết trong hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn.

Khi vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu vào đề tài chính là nghiên cứu việc thực hiện chức năng, vai trị của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai. Vận dụng lý thuyết này của Đồn TNCS Hồ Chí Minh để nghiên cứu vai trị hỗ trợ đồn viên tại thành phố Lào Cai sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn quan điểm, khả năng thực tế của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khi nhìn nhận và thực hiện trách nhiệm xã hội của họ đối với các đoàn viên như thế nào?, việc thực hiện vai trị của Đồn TNCS Hồ Chí Minh có tác động đến các đoàn viên trong khởi nghiệp ra sao?. Ngoài ra, lý thuyết này cịn nêu sự ảnh hưởng các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp gắn với những quy định của Đảng, Nhà nước ta và những mong đợi của đoàn viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố lào cai (Trang 35 - 38)