Lý thuyết hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố lào cai (Trang 38 - 42)

10. Kết cấu đề tài

1.3. Các lý thuyết lựa chọn

1.3.2. Lý thuyết hệ thống

V.P.Cudomin, trong sách "Nguyên lý tính hệ thống trong lý luận và phương pháp luận cùa C.Mác" đã viết: "Và dù cho khái niệm hệ thống được xác định một cách khác nhau, thì người ta vẫn thường nói rằng, hệ thống là một tập hợp nhất định những yếu tố có mối liên hệ với nhau, tạo thành sự thống nhất ổn định và tính chỉnh thể, có những thuộc tính và những quy luật tổng hợp" [37, tr.20]. V.P.Cudomin chỉ rõ, vấn đề cơ bản là vạch ra những nhân tố quyết định dẫn đến tổ chức các yếu tố thành hệ thống, phát hiện những mối liên hệ và quan hệ trong hệ thống, xác lập những quy luật cấu trúc, quy luật hoạt động và phát triển của hệ thống.

F.A.Capitonov quan niệm: "Hệ thống là khái niệm trung tâm biểu thị một tập hợp các phân tử trong sự tương tác qua lại thể hiện tính chỉnh thể và tính chung của mình" [16, tr. 137]. Chỉnh thể là hình thức tồn tại của hệ thống

với phương thức tổ chức của hệ thống, phản ánh sự độc lập của nó so với hệ thống khác. Tính chỉnh thể là sự thống nhất của hệ thống, một chỉnh thể của sự tương tác qua lại giữa các phần tửcủa hệ thống. Phần tử là đơn vị không thể phân chia nhỏ hơn, là một trong những thành phần của hệ thống. Các tiểu tập hợp của các đơn vị tronghệ thống có thể được xem xét như là các phân hệ (thành tố) của hệ thống, cấu trúc là tính trật tự của các quan hệ gắn kết các phần tử của hệ thống và đám bảo sự cân bằng của nó; phương thức tổ chức của hệộ thống để tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống. Tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải xác định ranh giới của hệ thống; bán chất tính chỉnh thể của hệ thống; cấu trúc của hệ thống; quan hệ qua lại giữa các phần tử của hệ thống; xác lập chức năng của hệ thống và chức năng của các phần tử của hệ thống; tính quy luật vận hành của hệ thống và thiết lập mơ hình của hệ thống [16, tr.137-141].

Theo H.Korte, lý thuyết xã hội học của T.Parsons không chỉ là thuyết hành động mà còn là lý thuyết hệ thống. Parsons cho rằng, hệ thống xã hội được hình thành trong những trạng thái và quá trình tương tác mang tính xã hội của những cá nhân hành động; xã hội là một hệ thống tương đối khép kín, ln tự bảo tồn và ln hướng tới sự cân bằng, sự cân bằng của trật tự xã hội của hệ thống [23, tr.266, 267].

Theo Parsons, hệ thống xã hội có cấu trúc gồm bốn đơn vị. Đơn vị thứ nhất là hành động xã hội do một người thực hiện và được hướng vào một hoặc nhiều người khác như là khách thể của hành động. Đơn vị thứ hai, hệ thống là tập hợp vị thế, vai trò với tư cách là một tiểu hệ thống có tổ chức của các hành động hay nhiều người nắm giữ hành động theo một tương tác nhất định. Đơn vị thứ ba, bản thân nhân vật với tư cách là một hệ thống của các vị thế và các vai được gắn với họ như là khách thể xã hội, như là tác giả của một hệ thống các hành động đóng vai. Đơn vị thứ tư, một tập thể với tư cách vừa là nhân vật, vừa là khách thể [22, tr. 111-113].

bản của nó. Ơng đưa ra bốn tiểu hệ thống tương ứng với bốn loại hệ thống cơ bản của hệ thống xã hội và đề cao đặc trưng chức năng cấu trúc của hệ thống bằng lược đồ AGIL. Lược đồ AGIL gồm bốn thành phần, đó là A (Adaptation - hệ thống hành vi thích nghi), G (Goal Attainment - hệ thống hướng đích), I (Integration - hệ thống thích hợp xã hội), L (Latent Paternmaintenance - hệ thống khuôn mẫu văn hóa). Bốn thành phần này là bốn tiểu hệ thống tương ứng với nó là bốn chức năng. Tiểu hệ thống kinh tế thực hiện chức năng thích ứng của xã hội đối với mơi trường khan hiếm các nguồn lực và đang biến đối không ngừng. Tiểu hệ thống chính /trị với các tố chức đảng phái, các cơ quan chính quyền trung ương, địa phương cùng nhiều đơn vị và cơ quan quyền lực khác. Tiểu hệ thống liên kết gồm các cơ quan pháp luật, cơ quan hành chính và bộ máy an ninh thực hiện chức năng gắn kết các cá nhân, các nhóm và tổ chức xã hội, đơng thời kiểm soát xã hội thông qua giám sát, kiểm tra, điều chỉnh, trừng phạt để giải quyết quan hệ mâu thuẫn, xung đột nhằm tạo sự ổn định, sự đoàn kết và trật tự xã hội. Tiểu hệ thống bảo tồn bao gồm gia đình, nhà trường, các tổ chức văn hóa, tơn giáo, khoa học, nghệ thuật,... thực hiện chức năng kích thích, động viên các cá nhân và nhóm xã hội đồng thời đảm nhiệm chức năng quản lý và bảo trì các khn mẫu hành vi, ứng xử của các thành [22, tr.236-238].

Tuy cịn có những ý khác nhau, song các quan niệm về hệ thống cho thấy những điểm chung: Một là, hệ thống là tập hợp các thành phần xã hội (các phần tử, các yếu tố); hai là, các thành phần trong hệ thống có vị trí, chức năng cụ thể và giữa các chức năng đó có mối liên hệ nhau, tạo nên mạng lưới các chức năng xã hội; ba là, các thành phần xã hội trong hệ thống liên hệ với nhau theo những vấn đề mang tính quy luật; bốn là, tính chỉnh thể là đặc trưng cơ bản của hệ thống, để vừa phản ánh trạng thái trật tự xã hội bên trong hệ thống, vừa phân biệt nó với hệ thống khác.

Lý thuyết hệ thống cho cái nhìn "hệ thống" về các tổ chức xã hội, nhóm xã hội, đồng thời chỉ ra cách thức tiếp cận hệ thống đối với tổ chức xã hội,

nhóm xã hội. Lý thuyết hệ thống là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn trên các nội dung: Thứ nhất, làm rõ vị thế, đặc trưng của tổ chức cơ sở đồn với tính cách hệ thống xã hội trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Thứ hai, làm rõ các liên hệ trong, ngoài của tổ chức cơ sở đồn với tính cách hệ thống xã hội. Thứ ba, làm rõ vị thế, vai trò, chức năng của từng thành tố trong tổ chức cơ sở đoàn và sự liên hệ giữa chúng. Thứ tư, làm rõ cơ chế tác động của các yếu tố, sự vận hành trong hệ thống chính trị ở cơ sở để phát huy các yếu tố cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn.

Lý thuyết hệ thống của T.Parsons cung cấp cơ sở lý luận trực tiếp cho việc nghiên cứu về hoạt động của tổ chức đồn cơ sở. Theo đó, tổ chức đồn cơ sở hệ thống là tập hợp vị thế, vai trò với tư cách là một tiểu hệ thống có tổ chức của các hành động hay nhiều người nắm giữ hành động theo một tương tác nhất định. Việc ra đời tổ chức Đoàn thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu tập hợp lực lượng xã hội trẻ trong một tổ chức để giáo dục, rèn luyện và hành động theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản. Như vậy, tơ chức đồn đã xác định một vị thê, một vai trò trong phát triển xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nghiên cứu về hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở phải đặt nó trong mối tương quan với vị thế, vai trị của nó. Nghĩa là, đánh giá hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở là đánh giá vị thế, vai trò xã hội mà nó đảm nhiệm trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Tổ chức Đoàn là một tiểu hệ thống trong hệ thống các tổ chức chính trị- xã hội mà Đảng Cộng sản chỉ định thành lập nhằm tập hợp lực lượng xã hội để thực hiện mục tiêu, lý tưởng của mình. Đó là một hệ thống có tổ chức chặt chẽ, vớinhững quy định mang tính "chuẩn mực", "giá trị" buộc mọi thành viên phải tiếp nhận và tuân theo trong quá trình tham gia tổ chức đoàn. Nghiên cứu về hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở phải đặt trọng tâm vào nghiên cứu các chuẩn mực, giá trị xã hội được quy định trong Điều lệ Đồn và sự thích ứng của các đồn viên với các chuẩn mực, giá trị xã hội đó. Tìm ra

ở đó sự "đồng thuận", sự "xung đột" giũa chuẩn mực, giá trị xã hội của tơ chức đồn và sự lựa chọn giá trị của đoàn viên. Sự đồng thuận giữa giá trị xã hội của hoạt động của tổ chức đoàn và lựa chọn giá trị của đoàn viên sẽ tạo sức mạnh trong xây dựng tơ chức đồn và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở.

Tổ chức cơ sở Đoàn là một tiểu hệ thống chính trị và là tiểu hộ thống liên kết, bảo tồn trong lược đồ AGIL và bốn tiểu hệ thống tương ứng với nó là bốn chức năng mà T.Parsons chỉ ra. Tổ chức cơ sở đoàn là một tổ chức tập hợp để gắn kết nhũng người trong độ tuổi trẻ tử 15 đến 30, nhằm giáo dục và rèn luyện họ thành những cá nhân tiên tiến trong xã hội, góp phần tạo sự ổn định, sự đoàn kết và trật tự xã hội. Đồng thời, tổ chức cơ sở đoàn tạo dựng các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong q trình dựng nước và giữ nước. Thơng qua giáo dục và tổ chức hoạt động, tổ chức Đoàn cơ sở kích thích, động viên đồn viên hành động theo các chuẩn mực, giá trị xã hội đang được xã hội thừa nhận và hướng họ tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Lý thuyết hệ thống của T.Parsons định hướng cho việc nghiên cứu những hoạt động mà tổ chức cơ sở Đoàn thực hiện.

Vận dụng lý thuyết hệ thống làm sáng tỏnhững nguyên tắc và quy luật hoạt động chung của Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ các đồn viên trong cơng tác khởi nghiệp; tập trung vào mối quan hệ tương tác của các đoàn viên trong tổ chức chung là Đồn TNCS Hồ Chí Minh cũng như giữa tổ chức Đoàn và các đồn viên; phân tích chức năng và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minhvới những vấn đề xác định, tái xây dựng, tối ưu hóa và điều khiển hoạt động của tổ chức trong việc hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố lào cai (Trang 38 - 42)