Cung ứng lao động cho các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của phụ nữ nông thôn tại các xã trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 99)

2.1 .Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.2.1 .Tình hình dân số, lao động khu vực nông thôn của thành phố Mỹ Tho

3.2. Các giải pháp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ tại các xã trên địa

3.2.6. Cung ứng lao động cho các khu công nghiệp

Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, trong những năm qua Tiền Giang đã thu hút được nhiều dự án đầu tư. Hiện cả tỉnh có 4 khu Cơng nghiệp và 4 Cụm công nghiệp, thu hút 98 dự án đầu tư, trong đó có 71 dự án FDI. Các khu cơng nghiệp mở ra là nơi thu hút lao động nhiều nhất, hàng năm số lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất đơng. Bên cạnh đó, hàng loạt các khu cơng nghiệp ở các địa phương lân cận như Long An, TP Hồ Chí Minh cũng thu hút rất lớn lực lượng lao động trong vùng. Bởi vậy, việc đào tạo nghề, tư vấn và cung cấp thông tin về thị trường lao động cho lao động nữ nông thơn là một giải pháp quan trọng trong q trình giải quyết việc làm cho lao động nữ.

3.2.7. Dân số và kế hoạch hố gia đình

Nhằm giảm sức ép về nhu cầu giải quyết việc làm thì việc thực hiện kế hoạch hố gia đình cũng là một yếu tố quan trọng, cần thực hiện các giải pháp cụ thể là:

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp đối với cơng tác dân số - kế hoạch hố gia đình: Uỷ ban nhân dân phải lãnh đạo và chỉ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đạo việc tổ chức thực hiện tốt cơng tác DS-KHHGĐ tại địa phương. Có trách nhiệm nâng cao hiệu quả chương trình DS-KHHGĐ trên cơ sở hồn thiện cơng tác quản lý, huy động rộng rãi các lực lượng tham gia, đẩy mạnh cơng tác DS-KHHGĐ ở mỗi gia đình trong xã, từng bước chuyển dần vai trị đảm nhận cơng tác này cho cộng đồng.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, đa dạng, an toàn với chất lượng ngày càng cao về dịch vụ KHHGĐ và các phương tiện tránh thai. Phát triển và hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ này theo hướng gần dân, thuận lợi, an toàn.

- Tiếp tục đẩy mạnh thông tin - giáo dục - tuyên truyền, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc chuyển đổi nhận thức, thái độ của người dân về KHHGĐ, tăng số người chấp nhận KHHGĐ, quy mơ gia đình ít con trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin - giáo dục - tuyên truyền với chủ để "Dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt".

3.2.8. Phát triển hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo

Trong phần phân tích ở chương 2 cho thấy phụ nữ nông thôn phải đảm đương phần lớn các cơng việc nội trợ gia đình, trong đó đặc biệt là việc chăm sóc con cái và dạy con học. Bởi vậy việc phát triển hệ thống nhà trẻ và trường mẫu giáo khơng những tạo điều kiện chăm sóc, ni dạy trẻ em tốt hơn mà cịn giải phóng phụ nữ khỏi những công việc vốn tốn kém thời gian này. Thơng qua đó phụ nữ có thể yên tâm và có thời gian tham gia các hoạt động tạo thu nhập.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1 Kết luận 3.1 Kết luận

Lao động nữ là một lực lượng quan trọng của xã hội, tạo việc làm cho phụ nữ ở nơng thơn ln là một bài tốn khó đối với nhiều địa phương bởi lực lượng lao động này thường có trình độ tay nghề thấp, tính ổn định khơng cao, thường phải dành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình nên họ ít có cơ hội chuyển đổi việc làm và tiếp cận thị trường lao động. Song nhờ các chính sách, chiến lược quốc gia về hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm cho phụ nữ nơng thôn trong thời gian gần đây mà phụ nữ tại nhiều địa phương đã có cơ hội tìm việc và tự tổ chức hoạt động kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Nghiên cứu này được thực hiện tại các xã khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, một số kết quả được rút ra như sau:

- Dân số tại các xã ngày càng gia tăng, nên lực lượng lao động cũng tăng theo, trong khi đó diện tích canh tác có hạn, gây nên tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp và bán thất nghiệp còn cao.

- Tỷ trọng lao động nữ trong nơng – ngư nghiệp tại các xã vẫn cịn khá cao, hiện tượng lao động nữ nhàn vẫn cịn xảy ra ở nhiều nơng hộ.

- Cơ cấu việc làm trong nông nghiệp chiếm đa số vẫn là trồng trọt, mà chủ yếu vẫn là cây lúa. Những ngành nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp và đa số vẫn ở mức nhỏ lẻ chưa hình thành nền sản xuất hàng hóa.

- Thu nhập người lao động nữ tại các xã vẫn cịn thấp, nguồn thu chính vẫn là sản xuất nơng nghiệp.

- Việc làm và thu nhập của lao động nữ kém ổn định mà cịn phụ thuộc nhiều vào ngành nghề, độ tuổi, trình độ.

- Những tiềm năng có sẵn của các xã vẫn chưa khai thác để tạo việc làm cho lao động nữ. Chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, trình độ văn hóa, chun mơn của lao động cịn thấp, lao động cịn ít kinh nghiệm, chưa mạnh dạn vay vốn để mở rộng sản xuất.

Qua đó, ta có thể thấy nhu cầu có việc làm và tăng thu nhập của lao động nữ ở các xã trên địa bàn thành phố Mỹ Tho là rất cao, vấn đề này cần được giải quyết

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nhanh chóng. Trong các giải pháp chung mà tơi nêu trên thì giải pháp chủ yếu là phát triển ngành nghề dịch vụ. trong thời gian tới tơi xin kiến nghị chính quyền từ thành phố đến cơ sở cần thực hiện các giải pháp nói trên để có thể tạo được nhiều việc làm cho người lao động nữ.

3.2 Kiến nghị

Một số điều tra về nguyện vọng lao động nữ các xã trên địa bàn thành phố Mỹ Tho

Để đánh giá một cách khách quan về xu hướng tìm việc làm và tâm tư nguyện vọng của lao động nữ trên địa bàn các xã nghiên cứu. Thông qua việc khảo sát về tình hình việc làm, thu nhập của lao động nữ, một số nguyện vọng bao gồm: i) được hỗ trợ vốn; ii) được đào tạo nghề; iii) có việc làm phù hợp tại địa phương; iv) được hỗ trợ cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Chính vì thế những kiến nghị sau được rút ra:

- Về phía Nhà nước: cần có chính sách đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm và đầu tư phát triển nguồn nhân lực trẻ cho nông thôn. Tập trung đầu tư phát triển chuyển giao công nghệ sản xuất cho lao động nông thôn, nhất là công nghệ sinh học, đưa các giống cây trồng và vật nuôi mới có năng suất, chất lượng sản phẩm chất tốt vào cho người nông dân sản xuất, từng bước cơ giới hóa nền nơng nghiệp. Khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển trong đó bao gồm kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế tập thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng ngành nghề dịch vụ. Thực hiện tốt việc quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt ưu tiên cho lao động nơng thơn. Nhà nước tích cực hỗ trợ hơn nữa thơng qua các chương trình dự án đầu tư vào khu vực nông thôn.

- Đối với tỉnh Tiền Giang, thành phố Mỹ Tho: Tỉnh và thành phố cần hỗ trợ đào tạo ngành nghề mới, phát triển ngành nghề truyền thống, chuyển giao công nghệ sản xuất mới tới từng lao động .

Bên cạnh đó cần tăng cường thêm về những biện pháp quản lí và cung cấp thông tin về thị trường lao động, nhằm giúp lao động nữ nơng thơn có điều kiện cập nhật thơng tin một cách nhanh chóng và chuẩn xác hơn nhằm mục đích phục vụ nhu

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

cầu việc làm ngày càng cao cho nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, tỉnh, thành phố cũng là một đơn vị cần phải chủ động trong việc giới thiệu việc làm cho người lao động vì thế cần có đội ngũ cán bộ có trình độ phẩm chất để thực hiện khâu giới thiệu việc làm, giảm chi phí xin việc cho các lao động nữ đang có nhu cầu việc làm.

Huy động các kênh cho vay vốn giải quyết việc làm. Nhà nước cần minh bạch hóa các tiêu chí vay vốn, thủ tục vay vốn cần được đơn giản hóa để tạo điều kiện cho lao động nữ nơng thơn có thể tiếp cận được vốn. Để thực hiện tốt mục đích này đội ngũ cán bộ ngân hàng khơng những có nghiệp vụ giỏi mà cịn cần phải có trách nhiệm cao và có thái độ thân thiện đối với người vay vốn.

Chính quyền các cấp cần tiếp tục thực hiện các chính sách đào tạo nghề, phát triển giáo dục phổ thơng góp phần nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng và nhận thức của người dân ở nông thôn đồng thời cũng là để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực cho các xã. Bên cạnh đó cần quan tâm hơn nữa đến cơng tác tư vấn việc làm cho học sinh ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em có một cách nhìn đúng đắn về việc làm và con đường học tập mà mình đang đi.

- Đối với UBND các xã trên địa bàn thành phố Mỹ Tho và Hội LHPN các cơ sở: Tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ vốn vay thông qua các nguồn ủy thác qua Hội phụ nữ, các chương trình...nhằm tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có nhiều thời gian hơn để tham gia sản xuất, có vốn làm ăn mua bán, chăn ni, trồng trọt.

- Mở rộng tìm kiếm thị trường, cung cấp thơng tin về thị trường cho nhân dân. Nâng cao kiến thức kinh doanh cho phụ nữ, giúp cho chị em phụ nữ mạnh dạn đầu tư sản xuất trong nền kinh tế thị trường.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động trên các phương tiện và hình thức sinh hoạt của địa phương về vị trí và vai trị của phụ nữ hiện nay trong gia đình và ngồi xã hội, về các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ trong bình đẳng nam nữ ở mọi phương diện kinh tế, đời sống, xã hội.

- Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ và tạo điều kiện phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ nữ đang làm cơng tác chính quyền, đồn thể từ các thơn đến cấp xã nhằm nâng cao vị thế của phụ nữ trong hoạt động của xã hôi địa phương.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công tác khuyến nông, tạo điều kiện để phụ nữ được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và công nghệ mới. Giúp đỡ phụ nữ tiếp cận với vốn công cụ sản xuất mới...áp dụng kiến thức mới vào trồng trọt, đạt năng suất, hiệu quả và thu nhập cao.

- Đối với người lao động nữ

+ Bản thân của người lao động nữ phải ý thức vai trị và trách nhiệm của mình trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, phát huy sức mạnh của mình, lao động hướng nghề, hướng nghiệp và lập thân lập nghiệp bằng chính sức mình và trên quê hương mình.

+ Để làm được điều này một cách hiệu quả các hộ gia đình tại địa phương, đặc biệt là người phụ nữ cần tự cập nhật thơng tin, trao đổi trình độ, kiến thức về việc làm từ đó nâng cao vai trị nhận thức về việc tạo việc làm cho cá nhân góp phần giảm thiểu gánh nặng cho xã hội. Việc trao đổi kiến thức có thể thơng qua bạn bè, các hộ gia đình có kinh nghiệm ... Các hộ gia đình cần mạn dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ap dụng công nghệ cao theo hướng nơng nghiệp đơ thị. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập, đặc biệt là hoạt động sản xuất ngành nghề - dịch vụ để tận dụng lợi thế gần trung tâm đô thị.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Quang An (2012). Một số nhân tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của người lao động Việt Nam, Tạp chí Dân số và Phát triển, Tổng cục dân số kế

hoạch hóa gia đình.

2. Văn Thanh Hịa An (2010).“Đánh giá thực trạng và giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ven thành phố Cần Thơ. Trường hợp nghiên cứu tại huyện Cờ Đỏ”, Luận văn Đại học, Trường Đại học Cần Thơ.

3. Hoàng Tú Anh (2012). “Giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn trên địa bàn Hịa

Vang, thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Đà Nẵng. 4. Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2012.

5. Báo Nhân dân điện tử (2015).Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn. Truy cập

ngày 26/09/2017 tại https://www.nhandan.com.vn/bandoc/item/27848002-tao- viec-lam-cho-thanh-nien-nong-thon.html

6. Mai Thanh Cúc và ctv (2005). Giáo trình phát triển nơng thôn, Nhà xuất bản

Nông nghiệp.

7. Dân Kinh Tế (2014) Thực trạng lao động Việt Nam hiện nay. Truy cập ngày 24/09/2017 tại http://www.dankinhte.vn/thuc-trang-lao-dong-viet-nam-hien- nay/.

8 . Nguyễn Thị Duyên (2013). Tình hình việc làm và thu nhập của lao động nữ xã Phú Xuân huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Đại học, Trường Đại

học kinh tế - Đại học Huế.

9. Tống Văn Đường và Nguyễn Nam Phương (2007). Giáo trình Dân số và Phát triển.NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Luật Minh Khuê (2004). Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách. Truy cập ngày 07/08/2017 tại

http://luatminhkhue.vn/lao-dong_1/bat-binh-dang-gioi-ve-thu-nhap-cua-nguoi- lao-dong-o-viet-nam-va-mot-so-goi-y-giai-phap-chinh-sach.aspx TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

11. Trần Thu Hồng Ngọc (2013). Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của lao động nam nơng thơn trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long,Luận văn Đại học, Trường Đại học Cần Thơ.

12. Nguyễn Quốc Nghi (2010). “Thực trạng lao động tại các khu cơng nghiệp ở Tiền Giang”, Tạp chí Con số và Sự Kiện, Tổng cục thống kê.

13. Lê Hoàng Phúc (2012).“Thực trạng lao động nông thôn và ảnh hưởng của đào tạo nghề đến việc làm và thu nhập của người dân Vĩnh Long” , Luận văn Đại học, Trường Đại học Cần Thơ.

14. Tạp chí cộng sản điện tử (2016).Bảo đảm quyền của phụ nữ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII. Truy cập ngày 18/7/2017 tại

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Van-hoa-xa-hoi/2016/39912/Bao-dam- quyen-cua-phu-nu-theo-tinh-than-Nghi-quyet-Dai.aspx

15. Tổng cục thống kê (2017).Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2017.

16. Tổng cục thống kê (2017).Kho dữ liệu lao động và việc làm.

17. Tổng cục thống kê (2017).Niên giám thống kê năm 2017.

18. Thời báo Tài chính Việt Nam (2018). Tỉ lệ lao động nữ Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới.ttps://www.google.com.vn. Truy cập ngày 30/01/2018.

19. Dương Ngọc Thành và ctv (2010). “Đánh giá nhu cầu lao động và đào tạo nghề

nông thôn tại các quận huyện thành phố Cần Thơ”, Viện nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long.

20. Thanh Huê (2012).Nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Truy cập

ngày 09/08/2017 tại https://www.google.com.vn

21. Đoàn Thị Cẩm Vân; Lê Long Hậu và Vương Quốc Duy (2010) đề tài “Vai trò của các hoạt động phi nông nghiệp đối với việc xóa đói giảm nghèo ở Trà Vinh”. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP

I.- THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA

1.- Họ và tên:……………………………………………………………..

2.- Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) việc làm và thu nhập của phụ nữ nông thôn tại các xã trên địa bàn thành phố mỹ tho, tỉnh tiền giang (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)