Các giao dịch M&A ngânhàng trong giai đoạn trước năm 2005

Một phần của tài liệu 0648 hoạt động sáp nhập mua lại các NHTM việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 67)

2001 NHTMCP Phương Nam________ Ngân hàng TMCP Châu Phú____________ 2002 NHTMCP Phương Nam Quỹ TDND Định Cơng -Thanh Trì- HàNội

2001 NHTMCP Sacombank NHTMCP Thạch Thắng

2003 NHTMCP Phương Nam________ NHTMCP nông thôn Cái Sắn- Cần Thơ 2003 NHTMCP Đà Nang Cơng ty tài chính Sài Gịn SFC thành lậpNHTMCP Việt Á 2003 NHTMCP Phương Đông NHTMCP Tây Đô

2003 Ngân hàng BIDV_____________ NHTMCP Nam Đô___________________ 2004 NHTMCP Đông Á NHTMCP nông thôn Tân Hiệp

Từ khi Luật đầu tư nước ngoài năm 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật chứng khốn 2006 có hiệu lực. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu mở cửa lĩnh vực tài chính cho các nhà đầu tư nước ngồi thì hoạt động M&A tại Việt Nam đang dần trở thành một hoạt động đầu tư phổ biến, thể hiện rất rõ qua các thương vụ M&A tại Việt Nam ngày càng gia tăng cả về số lượng các giao dịch và giá trị của các thương vụ. Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng M&A tại Việt Nam đạt mức bình quân trên 30%

sổ vụ <⅝' Giá trj (tr. USD)

Nguồn: Stox Plus, PwC, Thomson Reuters

Hoạt động M&A trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ và mang những đặc trưng chủ yếu sau:

Thứ nhất, hầu hết các thương vụ M&A ngân hàng đều có yếu tố nước ngồi dưới hình thức góp vốn đầu tư hay bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngồi

Có thể thấy rằng, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa lĩnh vực tài chính cho các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua việc ký kết các hiệp định thương mại Việt Mỹ và hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO, các NHNNg tham gia ngày càng sâu rộng vào thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam dưới hình thức là đối tác chiến lược. Và nguyên nhân của hoạt động này được lý giải như sau:

Thứ nhất, việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài

cịn gặp nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính.

Thứ hai, ngay cả khi đã thành lập được các chi nhánh ngân hàng 100% vốn

nước ngoài, mặc dù được đánh giá là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp nhưng các ngân hàng này chưa thực sự am hiểu tường tận thị trường nội địa, do đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

Thứ ba, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng khơng dễ dàng để có thể

nhanh chóng chiếm được thị phần của các ngân hàng nội địa. Việc lựa chọn làm đối tác của những NHTM lớn là một lựa chọn chiến lược cho kế hoạch thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam. Đây được xem là khoản đầu tư lâu dài, đảm bảo khả năng sinh lời cao và an toàn. Các ngân hàng được lựa chọn đều là những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam, có nhiều uy tín và có kết quả làm việc tốt.

Sau đây là một số vụ mua cổ phần các NHTMCP Việt Nam của một số tổ chức nước ngồi điển hình

+ Thương vụ 1: Techcombank, tháng 12/2005, Ngân hàng HSBC tiến hành ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. Đầu tư vào Techcombank cho phép HSBC thâm nhập trực tiếp vào lĩnh vực TCNH đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam. Còn Techcombank sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ

thuật tiên tiến cùng những kinh nghiệm quốc tế từ phía HSBC. Techcombank là ngân hàng cổ phần lớn thứ ba tại Việt Nam với Tổng tài sản trị giá 482 triệu USD, tính cho tới ngày 31/12/2004; có 45 chi nhánh hoạt động tại 10 tỉnh thành phố ở Việt Nam với khoảng 1.000 nhân viên cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ tài chính cơng ty. HSBC là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 30 triệu đơ la Mỹ. Ngân hàng có hai chi nhánh, một ở Hà Nội, một ở TP.HCM và một văn phòng đại diện tại Cần Thơ với tổng số 190 nhân viên. Hiện tại, ngân hàng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ tài chính cơng ty và cá nhân đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sau khi thực hiện hợp đồng hợp tác chỉ một năm sau (2006), Techcombank đã tận dụng được lợi thế từ đối tác để có kết quả kinh doanh rất khả quan với Tổng tài sản vượt 1 tỷ USD, đạt gần 18.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thế đạt 355,86 tỷ đồng. Doanh thu cả năm 2006 của Techcombank là 1.463 tỷ đồng, trong đó doanh thu thuần từ khu vực dịch vụ đạt 132 tỷ đồng.

Sau đó, tháng 7/2007 Techcombank được Ngân hàng Nhà nước cho phép bán thêm 5% cổ phần cho HSBC, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của HSBC tại Techcombank lên 15%. Ngoài việc tăng cổ phần đầu tư, HSBC cam kết dành 13,5 triệu USD để hỗ trợ các thỏa thuận cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho Techcombank trong thời gian 5 năm và cả hai bên đều có dự định mở rộng thêm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Khơng lâu sau đó, ngày 28/8/2008, HSBC chính thức cơng bố trở thành cổ đơng nước ngồi đầu tiên gia tăng mức được sở hữu 20% vốn cổ phần tại Techcombank. Lượng vốn do HSBC rót thêm vào Techcombank cũng giúp cho nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng mạnh lên nhiều (HSBC đã bỏ ra số tiền gần 80 triệu USD khi mua cổ phần phát hành thêm để nâng tỷ lệ sở hữu tại Techcombank từ 15% lên 20%). Tất nhiên, với việc tỷ lệ sở hữu của HSBC tại Techcombank tăng lên, vai trò của nhà đầu tư chiến lược này trong các quyết định quan trọng của ngân hàng cũng lớn hơn. Đi kèm với đó, HSBC cũng tăng cường hơn nữa các hoạt động hỗ trợ Techcombank về chiến lược phát triển cũng như cải tổ các hoạt động quản trị, điều hành, và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có

đẳng cấp cao hơn. Ngồi số tiền mua cổ phần nói trên, HSBC cũng đã chuyển cho Techcombank tổng cộng 25 triệu USD trong khuôn khổ một trợ giúp kỹ thuật nhằm cung cấp nguồn lực để Techcombank nâng cao năng lực nội tại ở những lĩnh vực xung yếu như phát triển sản phẩm, marketing, vận hành nghiệp vụ, quản trị rủi ro, thơng tin quản lý, kiểm tốn nội bộ.

Thành công của việc hợp tác chiến lược này được thể hiện như sau:

- Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với vốn điều lệ 8.788 tỷ đồng và tổng tài sản đạt trên

180.874 tỷ

đồng (tính đến hết năm 2011). Với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch

trên 44 tỉnh và thành trong cả nước, đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người,

Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66.000 khách

hàng doanh nghiệp.

- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường.

- Tháng 04/2010: Đạt giải thưởng “Ngôi sao quốc tế dẫn đầu về quản lý chất lượng” do BID - Tổ chức Sáng kiến Doanh nghiệp quốc tế trao tặng.

- “The Best Bank in Vietnam”- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011; “The Best Cash Management Bank in Vietnam” - Ngân hàng quản lý tiền tệ

tốt nhất

Việt Nam năm 2011 và “The Best Trade Bank in Vietnam” - Ngân hàng tài trợ

thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2011 do Tạp chí Finance Asia trao tặng. - 12/2011: Nhận Giải “Best domestic bank in Vietnam” - Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam do Tạp chí The Asset trao tặng........

Nguồn: www. techcombank.com.vn

+ Thương vụ 2: Eximbank, tháng 6/2007 đã ký thỏa thuận bán 500 tỷ đồng

vốn điều lệ cho 16 đối tác chiến lược là các tập đồn kinh doanh có uy tín trong nước với giá bán gấp 8 lần mệnh giá, tương đương 4.000 tỷ đồng. Đến tháng 8/2007

Ngân hàng

_________trong nước_________

Ngân hàng nước ngoài nắm _____________giữ____________

Tỷ lệ nắm

giữ hiện tại Ghi chú

ACB Standard chartered 11,47%

Bao gồm: S.D bank (4,13%) và công ty con S.D APR (7,34%)

công nghệ ngân hàng hiện đại, mà cịn có thể đáp ứng tốt hơn các nhu cầu dịch vụ ngân hàng, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư... cho các doanh nghiệp trong nước khi làm ăn với đối tác và thị trường Nhật Bản, đến 31.12.2011 vốn điều lệ của Eximbank là 12.355 tỷ đồng.

+ Thương vụ 3: Ngân hàng TMCP phát triển Nhà - Hà Nội (Habubank),

tháng 6/2007 bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức), thông qua việc hợp tác chiến lược này Deutsche Bank AG cam kết hỗ trợ kỷ thuật cho Habubank trong các hoạt động nguồn vốn, thị trường tiền tệ, quản lý rủi ro và cùng nhau tìm hiểu các cơ hội hợp tác kinh doanh chiến lược trong lĩnh vực thẻ tín dụng, các sản phẩm đầu tư. Việc hợp tác giữa hai bên sẽ tăng giá trị cho các cổ đông ngân hàng, là bước đi chủ động của Habubank trong tiến trình hội nhập thơng qua việc tiếp cận các thông lệ quản trị ngân hàng quốc tế tốt nhất. Bởi vì Deutsche Bank được biết đến là một ngân hàng đầu tư nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là thị trường Đức và Châu Âu có tổng tài sản trị giá 1.097 tỷ EURO, hiện nay đã có chi nhánh tại Việt Nam.

+ Thương vụ 4: Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), ngày

24/01/2011, NHNN Việt Nam có cơng văn chấp thuận việc VietinBank bán cổ phần cho Cơng ty tài chính quốc tế (IFC). Theo đó, NHNN chấp thuận việc VietinBank tăng vốn điều lệ thông qua bán cổ phần riêng lẻ cho IFC và Quỹ đầu tư vốn cổ phần IFC với tỷ lệ tối đa 10% vốn điều lệ VietinBank theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 04/04/2010 và phương án tăng vốn cụ thể đã được Hội đồng quản trị thông qua ngày 03/01/2011, đến ngày 10/03/2011, IFC hoàn tất thủ tục mua 10% cổ phần phát hành thêm của VietinBank và 125 triệu USD nợ cho vay thứ cấp. Qua đó, vốn điều lệ của VietinBank đã được nâng lên 16.858 tỷ đồng và IFC chính thức trở thành cổ đơng nước ngồi đầu tiên của VietinBank.

Ngày 27/12/2012, Vietinbank bán 20% cổ phần cho Ngân hàng Nhật Bản Tokyo- Mitsubishi UFJ với giá bán 24.000 đồng một cổ phần. Vietinbank sẽ tăng vốn điều lệ lên 32.661 tỷ đồng, vốn tự có lên khoảng 45.000 tỷ đồng. Điều đáng nói, Tokyo- Mitsubishi UFJ chấp nhận trả Vietinbank mức giá 24.000 trong khi giá hiện nay của CTG chỉ trên 20.000. Tuy nhiên đại diện Tokyo- Mitsubishi UFJ vẫn tin rằng đây là một mức gía hợp lý bởi tin tưởng vào khả năng thu lời từ Vietinbank. Tokyo- Mitsubishi UFJ sẽ cử 2 đại diện của BGĐ vào HĐQT điều hành Vietinbank.

Ngồi ra, có các vụ sáp nhập ngân hàng khác trong giai đoạn này:

- Tháng 2/2008, NHTMCP Phương Đông (OCB) bán 10% vốn điều lệ cho ngân hàng BNP Paribas (Pháp).

- Tháng 3/2008, NHTMCP An Bnh bán 10% vốn điều lệ cho ngân hàng Maybank (Malaysia).

- Tháng 5/2008, NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) bán tổng cộng 15% vốn điều lệ cho tập đoàn OCBC (tập đồn Tài chính lớn thứ 3 Singapore).

- Năm 2009, có hai thương vụ đáng lưu ý mà NHNNg trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng trong nước. Các thương vụ này cũng chỉ là để tăng tỷ lệ sở hữu lên 15- 20%. Đó là BNP Paribas (BNP) nâng tỷ lệ cổ phần tại Ngân hàng TMCP Phương Đông lên 15% và MayBank tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng An Bình lên 20%.

- Tháng 9/2011, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã bán cho Ngân hàng THHH Mizuho (MHCB) 15% vốn tính trên số cổ phiếu đã phát hành, đang lưu hành. Khoản đầu tư này tương đương 567,3 triệu USD, bằng 11.800 tỷ đồng. Mizuho trở thành đối tác chiến lược của Vietcombank

Một phần của tài liệu 0648 hoạt động sáp nhập mua lại các NHTM việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 60 - 67)