6. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
3.1. Xu thế phát triển hoạt động kinh doanh thẻ hiện nay
3.1.1. Xu thế phát triển thẻ trên thế giới
Theo nghiên cứu mới của tổ chức Ngân hàng thế giới World Bank, thanh tốn khơng dùng tiền mặt đang trở thành phương thức phổ biến tại các quốc gia phát triển, và giá trị chi tiêu của người dân bằng phương thức chiếm đến 90% tổng giao dịch trong ngày.
Tiền mặt lưu thông trong thị trường tại Mỹ chỉ chiếm 7.7% tổng lượng tiền của nên kinh tế, điều này là dễ hiểu, vì Mỹ là nơi ra đời của thẻ ngân hàng. Quốc gia này là nước có giá trị thanh tốn thẻ lớn nhất thế giới. Cùng với Mỹ, thị trường lý tưởng Châu Âu là thị trường tiếp theo cho các tổ chức thẻ hoạt động và phát triển, tỷ lệ tiền mặt chiếm khoảng 10% tổng lượng tiền của nền kinh tế tại khu vực Châu Âu đến năm 2016. Người dân ở các khu vực này sử dụng thẻ như một phương thức thanh toán thay thế cho tiền mặt, được sử dụng hàng ngày trong đa số các giao dịch. Đa số các nước đã triển khai cải cách hệ thống thanh toán, mở rộng thanh toán hiện đại, phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của người dân.
Điển hình như tại Thụy Điển, thanh tốn bằng thẻ tín dụng trở nên chủ yếu với hơn 2.4 tỷ giao dịch bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Ngay cả khi lượng giao dịch bằng thẻ rất lớn, thì hiện nay, người dân sử dụng giao dịch bằng ứng dụng điện tử để giao dịch đang tăng mạnh mẽ. Chính quyền các nước đang kêu gọi thay đổi thói quen giao dịch từ thanh toán trao đổi bằng tiền mặt sang thanh toán, giao dịch bằng thẻ, chuyển khoản trực tuyến. Những giao dịch điện tử được khuyến khích vì nhiều tiện lợi mà chúng mang đến như giảm lượng tiền mặt lưu thơng trên thị trường, nhanh chóng, và dễ truy lần dấu vết để các nhà
chức trách giám sát, kiểm tra. Tuy nhiên, giá trị thanh toán thẻ của khu vực Mỹ và châu Âu đang tiến đến bão hòa, sự tăng trưởng không rõ rệt, một phần do sự phát triển vượt bậc của các thị trường tài chính mới khác.
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực rộng lớn với khoảng 41 quốc gia. Đây chính là một thị trường đầy tiềm năng đối với kinh doanh thẻ do sự chuyển mình vươn lên về mặt kinh tế của nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... các thị trường tài chính lớn như Hong Kong, Singapore, Tokyo.. Thẻ hiện nay đang được rộng rãi tại một số nước lớn có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singrapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australias... chưa phổ biến cho toàn khu vực nên giá trị thanh tốn thẻ cịn thấp hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, với nhịp độ phát triển kinh tế và tiềm lực như hiện nay, khu vực này chắc chắn sẽ đuổi kịp và vượt qua khu vực Mỹ và Châu Âu.
Khu vực châu Mỹ La - tinh, Trung Đông và Châu Phi là những châu lục có sự phát triển kinh tế khơng ổn định và đồng đều. Các châu lục này có thế mạnh là địa điểm du lịch, dầu mỏ thu hút được khách du lịch cùng các nhà đầu tư từ khu vực Bắc Mỹ, châu Âu cùng Trung Quốc. Điều này có thể mở ra thị trường mới hấp dẫn cho kinh doanh thẻ. Sản phẩm dịch vụ thẻ ở các khu vực này đang dần trở nên phổ biến hơn, hứa hẹn cho sự phát triển lớn mạnh.
Khi thế giới tiến dần vào kỷ nguyên 4.0, xu hướng thẻ thông minh được tạo điều kiện phát triển nhanh chóng. Trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2013, thị trường thẻ thông minh đã đạt mức tăng trưởng 2 chữ số. Mức độ tăng trưởng này cho thấy sức hấp dẫn về thẻ thông minh trên thế giới hiện nay. Ngoài phát triển thẻ ngân hàng, các hình thức thanh tốn trực tuyến như cổng thanh tốn và ví điện tử cũng đang phát triển mạnh mẽ. Tất cả những hình thức thanh tốn này đều chứng tỏ rằng, thanh tốn bằng cơng nghệ đang là xu hướng của thế giới hiện nay.
3.1.2. Xu thế phát triển thẻ tại Việt Nam
Dân số Việt Nam hiện tại là khoảng hơn 90 triệu dân, trong đó người dân sống tại các đơ thị lớn chiếm khoảng hơn 30% dân số. Dân số Việt Nam thuộc hàng dân số trẻ, với số lượng người trẻ dưới 30 tuổi vào khoảng trên 50%. Nền kinh tế Việt Nam phát triển, chất lượng cuộc sống đang được nâng cao, cùng với thu nhập trung bình của người dân Việt Nam từ 200USD/người năm 2000 đã tăng lên .. .USD vào năm 2017.
Năm 2018, thương hiệu thẻ quốc tế Visa có làm thống kê trên tồn thế giới, thị trường châu Á - Thái Bình Dương hiện đang chiếm khoảng 23% tổng doanh số thanh tốn tồn cầu của thương hiệu, trong đó, quốc gia có tốc độ tăng trường nhanh nhất là Việt Nam. Trong tất cả các sản phẩm về thẻ, thẻ tín dụng quốc tế là sản phẩm được nhiều nhà đầu tư tài chính, ngân hàng chú ý và đẩy mạnh phát triển thời điểm hiện tại cũng như thời gian sắp tới. Theo cục thống kê của hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam, doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế ngày một tăng trưởng, đạt 30% vào năm 2017. Xét về cơ cấu tỷ trọng doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế so với tổng số thẻ tín dụng nói chung đã tăng từ 11% lên đến 13% kể từ năm 2016 đến hết 2017.
Kể từ khi thị trường Việt Nam phát hành chiếc thẻ đầu tiên vào năm 1996, đến năm 2017 số lượng thẻ đã phát hành đạt mức trên 132 triệu thẻ với hơn 48 ngân hàng thực hiện phát hành. Trong số thẻ ngân hàng được phát hành, thẻ ghi nợ luôn chiếm số lượng thẻ lớn nhất với các mục đích thanh tốn và giao dịch thường ngày.
Khi xu hướng mua sắm trực tuyến quốc tế và du lịch tăng lên, thị trường thẻ hiện nay lại càng sôi động hơn. Thu nhập của người dân đang dần tăng cao, chất lượng cuộc sống tăng lên thì nhu cầu mua sắm, tận hưởng, du lịch cũng tăng theo. Các cơ sở chấp nhận thẻ ngày càng nhiều, số lượng máy ATM, thiết bị POS, phương thức thanh toán trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến và
đi vào cuộc sống, hệ thống thẻ tín dụng và ghi nợ sẽ là một cơng cụ thanh tốn lý tưởng. Với việc ngân hàng cung cấp một lượng tín dụng trước cho chủ thẻ tín dụng để thanh tốn hàng hóa dịch vụ mà lại khơng cần trả bất kỳ một khoản lãi nào, nếu trả nợ đúng thời hạn, khiến cho khả năng thanh toán của khách hàng ngày càng được mở rộng.
Trước đây, nếu muốn sở hữu một món hàng với giá trị lớn, người ta thường mất một khoảng thời gian để dành dụm, thì hiện nay, khách hàng hồn tồn có thể có ngay món đồ mình dự định mua với việc thanh tốn bằng thẻ tín dụng. Thanh tốn bằng thẻ khơng phải cầm một lượng tiền lớn, việc sử dụng thẻ tín dụng khi mua sắm hàng hóa trên các trang quốc tế cũng trở nên dễ dàng. Khách hàng khơng cần phải tính tốn lượng tiền quy đổi ngoại tệ, vì khi sử dụng thẻ tín dụng sẽ đảm bảo giao dịch đa ngoại tệ, tự động quy đổi giá trị.
Theo các thống kê của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, việc sử dụng thẻ tín dụng sẽ ngày gia tăng trong những năm tiếp theo, trở thành một thị trường sản phẩm đầy tiềm năng. Số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Thị trường kinh tế Việt Nam cho phép các ngân hàng Việt Nam được tận hưởng lợi thế của người đi sau để đầu tư cho hệ thống ngân hàng mình những thiết bị cơng nghệ, các sản phẩm dịch vụ hiện đại, học tập các nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế và từng bước đa dạng hóa các sản phẩm mới cho ngân hàng, các thẻ ngân hàng kết hợp với các ứng dụng ví điện tử, thương mại điện tử,... Đặc biệt hơn nữa là không chỉ đối với các khách hàng cá nhân, mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phát triển hàng hóa của mình ra nước ngoài, họ rất quan tâm đến các phương thức thanh toán mới trên thị trường thế giới đang thịnh hành. Trong kỷ nguyên hiện đại luôn biến đổi không ngừng, khơng ai muốn mình là người bị bỏ lại phía sau.
3.1.3. Định hướng kinh doanh thẻ của Ngân hàng ACB trong tình hình thị
Thị trường thẻ, thanh tốn khơng sử dụng tiền mặt trên thế giới, khu vực và Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và rộng mở. Ngân hàng ACB là một trong những ngân hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng. Nhưng qua những năm gần đây, thẻ ACB lại khơng có được danh tiếng nổi bật như những ngân hàng như Vietcombank, Vietinbank hay Techcombank.. Ngân hàng ACB vừa phải kế thừa kinh nghiệm của những thế hệ đi trước vừa phải đưa ra chiến lược mới để ACB hoạt động an toàn vừa tăng thêm năng lực cạnh tranh trong trung và dài hạn. ACB định hướng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng thu nhập phi tín dụng so với các khoản cho vay, trong đó mục tiêu doanh thu về thẻ phải tăng hơn 40%. Ngân hàng ACB chủ trương tập trung phát triển các mảng tín dụng thẻ, tín dụng tiêu dùng tín chấp. Trong vịng 5 năm tới, mảng bán lẻ nổi bật của ngân hàng ACB sẽ là thẻ, ngân hàng ưu tiên, bán lẻ.