6. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
3.2. Giải pháp phát triển thẻ tại ngân hàng AC B chi nhánh Hà Thành
Thành
Ngân hàng ACB - chi nhánh Hà Thành đạt được rất nhiều lợi thế cùng các ưu điểm khác nhau về địa bàn trụ sở hay sản phẩm dịch vụ cùng với đội ngũ nhân viên có trình độ học vấn và kinh nghiệm. Ngân hàng cần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong chi nhánh đề giúp cho hoạt động kinh doanh thẻ tại chi nhánh phát triển hơn nữa.
3.2.1. Nới lỏng quy trình xét duyệt tài sản bảo đảm cho thẻ tín dụng
Với đặc thù vay tín chấp, khơng có tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay qua thẻ tín dụng thường cũng cao hơn đối với cho vay thông thường, nên việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tín dụng sẽ giúp ngân hàng thu về số lợi nhuận khơng nhỏ. Ngồi ra, ngân hàng có thể bán chéo các dịch vụ khác cho chủ thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng mang lại rất nhiều lợi ích lớn đối với ngân hàng.
Danh mục thẻ tín dụng của ngân hàng ACB rất đa dạng và hấp dẫn về loại thẻ cùng với tiện ích đi kèm. Chi nhánh cần thả lỏng hơn về xét duyệt các tài sản
nhập qua hệ thống ACB. Khơng địi hỏi thêm các tài sản có chất lượng và an tồn, quy trình xét duyệt nhanh chóng từ thu nhập của khách hàng, sẽ giúp chi nhánh nâng cao hơn nữa số lượng thẻ tín dụng phát hành, thay đổi dần về tỷ trọng phát hành thẻ.
Tuy nhiên, việc nới lỏng và giảm chất lượng đảm bảo của tài sản thế chấp sẽ mang lại rủi ro cho chi nhánh. Vì vậy, đi kèm với nới lỏng quy trình xét duyệt tài sản thế chấp, chi nhánh cần phải thực hiện thêm các biện pháp đi kèm để tránh rủi ro tín dụng xảy ra. Đào tạo, nâng cao kiến thức thẩm định khách hàng, tài sản, nhận biết, phát hiện và phịng tránh rủi ro cho nhân viên tín dụng cũng như tất cả các nhân viên chi nhánh để nhanh chóng nhận diện và xử lý khi có dấu hiệu của rủi ro. Nếu khách hàng có thu nhập qua hệ thống ACB hay ngồi hệ thống, có thể giới thiệu khách hàng sử dụng giao dịch mở sổ tiết kiệm online hoặc sổ truyền thống để có thêm tài sản đảm bảo an tồn khi phát hành thẻ tín dụng.
3.2.2. Xây dựng các chiến lược quảng bá, kinh doanh theo thị trường
Nếu như yếu tố công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của ngành thẻ thì chiến lược kinh doanh, quảng bá lại là yếu tố quan trọng đối với ACB - chi nhánh Hà Thành để có những bước tiến lớn nhằm phát triển lĩnh vực thẻ đầy tiềm năng và lợi nhuận. Chi nhánh cần phải chú ý đặc biệt đến chiến lược kinh doanh, nếu muốn phát triển dịch vụ thẻ cần phải có những bước đột phá, đi tắt đón đầu. Chỉ có như vậy mới có thể giành được thị phần, giữ vững được số lượng khách hàng trung thành, thu hút được khách hàng mới cũng như lôi kéo được khách hàng của ngân hàng khác sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng mình.
Chiến lược kinh doanh là yếu tố quan trọng trong việc dẫn đường cho những bước đi của hoạt động kinh doanh thẻ tại ACB - chi nhánh Hà Thành. Một chiến lược kinh doanh chi tiết và hoàn hảo sẽ trở thành cầu nối giữa thành
công và nỗ lực. Chiến lược kinh doanh cần rất nhiều các bộ phận kết nối với nhau, bao gồm: chiến lược quảng bá sản phẩm, giá, chiến lược quảng bá, chiến lược phân phối. Hoạt động nghiệp vụ thẻ phải được phát triển và mở rộng dựa trên cơ sở là nhu cầu của khách hàng và quy mơ nguồn vốn của chi nhánh. Có thể nói, xây dựng được chiến lược kinh doanh thẻ ngân hàng hiệu quả đã tạo nên được thành công một nửa, mang đến sức mạnh nâng lên năng lực cạnh tranh của chi nhánh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Chi nhánh nên xây dựng chiến lược kinh doanh, cùng với những kế hoạch hành động thực tế. Các chương trình mở thẻ tại trường đại học, trên địa bàn cũng như ngồi địa bàn, có những triển khai trực tiếp hoặc thơng qua những khách hàng lâu năm nhằm giới thiệu thẻ và dịch vụ đi kèm đối với khách hàng doanh nghiệp mới, đẩy mạnh quảng bá thẻ tín dụng ngay tại sảnh chi nhánh, trên các phương tiện mạng xã hội của riêng chi nhánh. Có chương trình quảng cáo, phát tờ rơi về tính năng thẻ, chào mời khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ thẻ, dịch vụ đi kèm đến những cơ quan, công ty tại địa bàn chi nhánh. Những kế hoạch marketing thực sự và cố gắng sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh.
Địa bàn trụ sở của ngân hàng có đơng lượng khách hàng trẻ tuổi, thu nhập cao tại cơng ty, tịa nhà văn phịng, thỏa mãn điều kiện để phát hành thẻ tín dụng. Chi nhánh nên có những sự kiện quảng cáo thẻ đến với nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng này. Nâng cao sức hấp dẫn của thẻ, với nhiều ưu đãi riêng cho khách hàng khi sử dụng thẻ hay các dịch vụ đi kèm. Kết hợp giữa các chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp và chuyên viên tín dụng cá nhân để thực hiện mở tài khoản, phát hành thẻ tín dụng cho những cơng ty, văn phịng kinh doanh tại địa bàn.
3.2.3. Mở rộng đối tượng khách hàng, thay đổi nhóm khách hàng tiềm năng
Đối tượng khách hàng hiện tại mà chi nhánh đang phục vụ là các khách hàng thân quen, có lịch sử giao dịch lâu dài. Phân khúc khách hàng chủ yếu là khách hàng thành thị, với độ tuổi từ 55 tuổi trở lên đã bắt đầu nghỉ hưu, và phân khúc khách hàng công sở nhưng số lượng chưa cao. Đây là thị trường mục tiêu mà chi nhánh đang lựa chọn phục vụ.
Chi nhánh cần thay đổi thị trường này, chuyển sang phân khúc khách hàng trẻ tuổi, năng động hiện đang làm việc tại các cơ quan, cơng sở, văn phịng nước ngồi tại các tồn nhà văn phịng, hay cơ quan chính quyền trong khu vực địa bàn hoạt động của trụ sở. Phân khúc khách hàng này hiện nay có sự nắm bắt thị trường nhanh nhạy, trào lưu tiêu dùng mới hiểu biết và số lượng tăng trưởng rất nhanh. Những khách hàng thuộc phân khúc khách hàng này có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên ổn định cả về nguồn thu và cơ sở làm việc, đều hoàn hảo cho sự phát triển thị phần thẻ và các sản phẩm dịch vụ điện tử.
Triển khai những hoạt động tiếp cận, quảng cáo sản phẩm dịch vụ thẻ nhiều hơn nữa, sâu hơn vào tầng lớp người lao động tại những cơ quan, công sở làm việc. Giới thiệu những tính năng nổi bật, vì người trẻ tuổi rất ít tiếp cận với những sản phẩm của ACB, do có sự phủ sóng mạnh mẽ từ các tên tuổi ngân hàng lớn và sự cạnh tranh gay gắt với những ngân hàng nước ngoài cùng địa bàn. Tạo sự khác biệt cho sản phẩm thẻ ACB sẽ giúp chi nhánh mở rộng hơn lượng khách hàng.