Nộidung phát triểnVăn hóa nhàtrườn gở trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 40)

1.3.1 .Vị trí trường Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.4. Nộidung phát triểnVăn hóa nhàtrườn gở trường Trung học phổ thông

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, những nội dung VHNT được hiểu như là những quy định, chuẩn mực và những nguyên tắc chi phối hoạt động hành vi của các thành viên trong nhà trường. Nó là cơ sở định hướng hoạt động quản lý của người hiệu trưởng nhằm phát triển nhà trường một cách hiệu quả. Do đó nội dung phát triển VHNT ở trường THPT.

- Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy

Việc phát triển các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy của văn hóa nói chung và VHNT nói riêng là một việc làm rất cần thiết bởi nó là cơ sở để thiết kế cho mục tiêu GD mang tính bảo tồn văn hóa cũng như nội dung GD văn hóa trong nhà trường. Đồng thời đảm bảo cho việc tạo dựng một môi trường có văn hóa mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”. Phát triển các mục tiêu và chính sách tồn diện trên các khía cạnh của phát triển VHNT bao gồm: Phát triển văn hóa lãnh đạo, văn hóa tổ chức, văn hóa chia sẻ, văn hóa ngơn ngữ - giao tiếp; cũng như đối với các đối tượng là thành viên của nhà trường và mối quan hệ giữa các thành viên là CBQL - GV – HS.

Phát triển các chuẩn mực, nội quy của nhà trường cần đảm bảo không trái với Điều lệ nhà trường và những quy định do Bộ GD & ĐT đã ban hành; mặt khác đảm bảo phù hợp, cần thiết đối với đặc điểm riêng của nhà trường; nhằm tạo dựng một mơi trường GD có văn hóa, các hoạt động GD có tính định hướng văn hóa góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó cũng tiếp thu các giá trị văn hóa mới của thời

đại nhằm phát triển mơi trường trật tự kỷ cương góp phần GD nhân cách toàn diện HS. Phát triển các chuẩn mực văn hóa giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường nhất là mối quan hệ giữa người với người, mối quan hệ ứng xử của con người với thiên nhiên, thế giới xung quanh một cách “có văn hóa”.

- Biểu tượng, các giá trị và truyền thống của nhà trường

Giá trị là những sự vật, hiện tượng có ý nghĩa và đáp ứng được các nhu cầu của xã hội, cộng đồng và cá nhân. GD giá trị là một bộ phận của quá trình GD con người, nó làm cơ sở cho con người tồn tại, phát triển và phù hợp với xã hội (Phan Minh Tiến, 2010).

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam… bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, HS, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hố con người Việt Nam”.

Sự hội nhập quốc tế đã làm biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc theo 2 hướng tích cực và tiêu cực, tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều thách thức. Vì vậy, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với những giá trị bền vững, tinh hoa của dân tộc là rất quan trọng. Để thực hiện được mục tiêu này, GD văn hóa truyền thống trong nhà trường phổ thơng là một yêu cầu cần thiết. GD văn hóa truyền thống trong nhà trường sẽ góp phần bồi đắp tình u văn hóa dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của các thành viên trong nhà trường phong phú, lành mạnh; trên cơ sở đó hình thành nhân cách sống cho mỗi thành viên. Vì vậy, khi muốn xây dựng và phát triển VHNT ở trường phổ thơng phải định hình đến các giá trị cốt lõi, các giá trị đó định hướng, chỉ đạo hành vi của các thành viên trong nhà trường giúp họ có những phản ánh phù hợp với mơi trường xung quanh. Do vậy, từng nhà trường cần phải cố gắng đeo đuổi, thậm chí ngay cả khi mơi trường bên ngoài thay đổi. Giá trị ở trường học thường bao gồm: (Trường CBQLGD Thành phố Hồ Chí Minh, 2013).

- Hệ giá trị trong cơng việc

- Hệ giá trị trong các mối quan hệ nội bộ

- Hệ giá trị trong ứng xử với bản thân Chúng được thể hiện qua :

- Thái độ của cán bộ, GV, nhân viên - Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp - Các chính sách tạo cơ hội công bằng - Chất lượng dịch vụ

* Cách xác định những giá trị cốt lõi

Câu hỏi cần trả lời khi xác định những giá trị cốt lõi của nhà trường:

+ Những niềm tin cơ bản mà chúng ta chia sẻ trong nhà trường là gì?

+ Hành vi, thái độ của các thành viên trong nhà trường sẽ được dựa trên các nguyên tắc nào?

+ Các tiêu chuẩn đạo đức căn bản của nhà trường là gì? + Tiêu chuẩn chất lượng giáo dục như thế nào?

+ Vấn đề công bằng và cơ hội tiếp cận?

+ Những chương trình/hành động củng cố các giá trị này là gì ?

Một nghiên cứu mới đây của tác giả Dương Yên Minh (Học viện Giáo dục NIE, Singapore) (2007) đã cho thấy thứ tự của 8 giá trị được xếp thứ hạng cao trong giá trị văn hóa doanh nghiệp và 8 giá trị được xếp thứ hạng cao trong giá trị văn hóa nhà trường:

8 giá trị được xếp thứ hạng cao nhất trong giá trị văn hóa doanh nghiệp

8 giá trị được xếp thứ hạng cao nhất trong giá trị

văn hóa nhà trường

1. Cạnh tranh 1. Sự đổi mới (nhà trường luôn luôn đặt

ở vị trí đầu tiên)

2. Sự cơng bằng 2. Chấp nhận rủi ro

3. Dám làm 3. Trao quyền lực

4. Tinh thần nhóm 4. Sự tham gia của mọi người

5. Sự đổi mới 5. Tập trung vào kết quả

7. Sự thi hành 7. Làm việc nhóm

8. Truyền thống 8. Sự ổn định

Nguồn “Bài giảng chuyên đề VHNT của Thầy Nguyễn Sĩ Thư”

Những giá trị này phải phù hợp với các giá trị theo triết lý GD chung, nhưng cũng cần phải thể hiện phù hợp với đặc điểm nhà trường và mong muốn của những cá nhân trong nhà trường đó. Cơng tác quản lý phát triển những truyền thống tốt đẹp của nhà trường cần dựa trên các giá trị tốt đẹp đã có được nhằm phát triển VHNT. Truyền thống của nhà trường có được trên cơ sở phải biết duy trì và phát triển bề dày kết quả, thành tích đã đạt được trong những năm qua. Vì vậy, địi hỏi cơng tác quản lý của nhà trường phải thật sự quan tâm, chăm lo, vun trồng mới tạo ra truyền thống và giữ gìn được truyền thống. Trong một mơi trường của nhà trường có truyền thống tốt đẹp thì từng cá nhân, tổ chức sẽ tự giác và có ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân để góp phần tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường.

- Niềm tin, các loại thái độ, cảm xúc và ước muốn cá nhân

Điều quan trọng nhất trong cơng tác quản lí nhà trường đó là xây dựng và phát triển được niềm tin, thái độ đúng đắn và làm thỏa mãn ước muốn của mỗi cá nhân trong nhà trường.Và muốn làm được điều đó, địi hỏi từng nhà trường phải có định hướng GD những giá trị tốt đẹp cho HSnói riêng và cho từng thành viên trong nhà trường nói chung. Chẳng hạn như GD tính tự lập, GD cho HS có lối sống, có hành động, cử chỉ, tác phong giao tiếp đúng mực. Đồng thời, cần phát triển cho cán bộ GV và HS có niềm tin, thái độ đúng đắn vào đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với các hoạt động GD của nhà trường, với các vấn đề xã hội và ứng xử có văn hóa trong các mối quan hệ trong nhà trường cũng như ngoài nhà trường. Phát triển thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường, sẽ tạo ra động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng GD VHNT. Muốn làm được điều đó địi hỏi người quản lí phải có cơ chế, hoạch định chính sách phù hợp đáp ứng cảm xúc ước muốn cá nhân, tạo bầu khơng khí cởi mở, dân chủ, hợp tác,tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy, khuyến khích mối quan hệ hợp tác chia sẻ kinh

nghiệm, học hỏi lẫn nhau; tạo bầu khơng khí học tập tích cực cho HS. Xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò. Mở rộng nhu cầu và mong muốn của GV và HS làm cho mọi người cảm thấy vui vẽ khi được công tác, học tập trong nhà trường, luôn biểu thị cảm xúc“ mỗi ngày đến trường là một niềm vui ”.

- Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên

Nhà trường ln giữ vai trị trung tâm trong việc GD thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Bên cạnh đó gia đình HS và các mối quan hệ xã hội khác cũng là một lực lượng GD quan trọng. Vì vậy giữa nhà trường – gia đình – xã hội cần giữ mối quan hệ chặt chẽ. Nếu quan hệ tốt sẽ góp phần cho việc GD của nhà trường trở nên tích cực hơn. Song đó chỉ là mối quan hệ bổ trợ bên ngồi. Ở đây khi nói đến việc phát triển VHNT, hơn bao giờ hết nhà trường phải đảm bảo các mối quan hệ bên trong cũng như quan hệ giữa lãnh đạo với GV, nhân viên; giữa GV với GV, GV với HS, HS với HS. Các mối quan hệ nêu trên đều có ảnh hưởng đến phát triển nhà trường nói chung và phát triển VHNT nói riêng. Bởi mối quan hệ tốt đẹp đó giúp cho lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng) giảm áp lực làm việc khi biết chia sẻ quyền lãnh đạo, phát huy tính tự chủ của GV, HS trong mọi hoạt động cùng nhau vì mục tiêu là đưa nhà trường phát triển. Và cũng chính mối quan hệ tốt đẹp tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà trường có sự tơn trọng quyết định, sự phân cơng, sự chỉ đạo của hiệu trưởng; tích cực hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu GD đã đề ra; tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho lãnh đạo để hồn thiện bản thân và cơng việc được tốt hơn.

Khi quản lí, chỉ đạo cơng tác phát triển VHNT, nhà quản lí cũng hết sức quan tâm đến mối quan hệ tốt đẹp giữa GV với GV, giữa GV với HS và giữa HS với nhau vì đây là tất cả những mối quan hệ cần thiết góp phần làm nâng cao chất lượng GD cho nhà trường. Cụ thể, giữa GV với GV nếu có quan hệ tốt thì sẽ đồn kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn, biết học hỏi lẫn nhau, quan tâm đến nhau cùng nhau tích cực trao đổi về phương pháp và kĩ năng giảng dạy cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Còn đối với mối quan hệ giữa GV với HS, nếu GV quan tâm đến việc GD HS, phát huy tính tích cực

của HS, khuyến khích HS phát biểu và tạo ra mơi trường học tập có lợi cho HS thì HS sẽ cảm thấy vui vẽ, thoải mái học tập và cảm thấy mình có giá trị nên sẽ tự nguyện bày tỏ quan điểm cá nhân, biết thể hiện trách nhiệm của mình đối với gia đình, thầy cơ và bản thân. Từ đó, HS sẽ biết tự khám phá, tích cực tương tác với GV, với bạn học, biết nỗ lực phấn đấu để đạt thành tích học tập tốt nhất. Giữa HS với HS cũng có mối quan hệ đồn kết thân ái, hợp tác, thân thiện; học hỏi, hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Phát triển được các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên trên đây sẽ góp phần rất lớn tạo nên sự thành công cho công tác phát triển VHNT nói chung, trường THPT nói riêng.

- Nghi thức, hành vi

Trong nhà trường, việc GD nghi thức và hành vi là một điều rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. GD nghi thức và hành vi là một cơng việc khó địi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều người. Nhưng đóng vai trị quan trọng nhất vẫn Hiệu trưởng nhà trường. Hiệu trưởng cần chỉ đạo phát triển các nghi thức, hình thức của nhà trường như cảnh quan sư phạm, cơ sở vật chất của nhà trường khang trang sạch đẹp, đảm bảo trường học an tồn sạch sẽ, có cây xanh thống mát...Ngồi ra, cần phải phát triển nghi thức về các vấn đề liên quan đến các hoạt động VHNT như chào cờ, hội họp, lễ kỷ niệm, tuyên dương, khen thưởng. Mặt khác, cũng cần phát triển cho được nghi thức về những vấn đề liên quan đến cách thức thể hiện và sử dụng biểu tượng quốc gia như quốc huy, quốc kỳ, quốc ca hoặc biểu tượng của nhà trường như: logo, khẩu hiệu, trang phục, đồng phục, nghi thức về những vấn đề có liên quan đến cơng tác lễ tân, chào đón, tiếp khách. Kết hợp với việc phát triển nghi thức về những vấn đề liên quan đến hành vi, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tác phong (cử chỉ, dáng điệu, lời nói) của cán bộ GV, HS trong nhà trường cũng như trong hoạt động giao tiếp ngoài nhà trường.

Muốn vậy, hiệu trưởng phải không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng, phải dành nhiều thời gian và công sức xây dựng tập thể đồn kết, tin tưởng, gắn bó, xây dựng bầu khơng khí hợp tác, khuyến khích hỗ trợ lẫn nhau trong cơng việc. Đồng thời, hiệu trưởng phải xây dựng được quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà

trường và giữa các thành viên của nhà trường với môi trường xung quanh (môi trường tự nhiên và xã hội). Quy tắc ứng xử là tập hợp những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử có văn hóa thơng qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập.

Việc tuyên truyền, GD VHNT cho đội ngũ GV và HS cần được đặt trong một mơi trường GD văn hóa với các hoạt động GD có ý nghĩa, mang tính định hướng. Bên cạnh đó, phát triển VHNT cần tập trung hướng vào HS làm trọng tâm. Cụ thể, là đáp ứng những yêu cầu chính đáng về quyền của HS được xem như yêu cầu sống cịn của VHNT, đó là các giá trị an tồn về thể chất và tinh thần;góp phần làm nâng cao chất lượng GD cho nhà trường. Ngoài ra cũng cần đặc biệt lưu ý đến một số khía cạnh khác của VHNT đang được đề cập và quan tâm hiện nay, đó là văn hóa lãnh đạo; văn hóa ứng xử; văn hóa dạy; văn hóa học; văn hóa thi cử; văn hóa đánh giá; văn hóa ngơn ngữ - giao tiếp của GV, HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)