Các yếu tố ảnh hưởng đến việcphát triểnVăn hóa nhàtrườn gở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 76)

1.3.1 .Vị trí trường Trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việcphát triểnVăn hóa nhàtrườn gở trường

Nhưng muốn để hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác phát triển VHNT đem lại kết quả như mong muốn, nhà trường cần phải xây dựng được phương án thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường, phải xây dựng và phát triển được các tiêu chí đánh giá cụ thể, đồng thời lựa chọn được phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp. Tổ chức đánh giá một cách công khai, minh bạch đối với từng thành viên trong nhà trường thông qua họp hội đồng sư phạm tổng kết năm học. Qua kiểm tra, đánh giá thừa nhận những thành tích của cá nhân hoặc tập thể các thành viên trong nhà trường để kịp thời biểu dương hoặc khen thưởng hợp lí nhằm kích thích thêm sự phối hợp hành động của cá nhân hoặc tập thể đối với lãnh đạo nhà trường trong công tác phát triển VHNT. Bên cạnh đó cũng phải phát hiện được tình hình thực hiện cơng tác phát triển VHNT của từng cá nhân, từng đơn vị, tổ chức trong nhà trường để từ đó có sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời hoặc khen thưởng đối với những cá nhân, đơn vị làm tốt; nhắc nhở, phê bình đối với những cá nhân, đơn vị làm chưa tốt.

 Đảm bảo các điều kiện quản lí cơng tác phát triển Văn hóa nhà trường ở

trường Trung học phổ thơng

Cơng tác quản lí nhà trường nói chung, quản lí cơng tác phát triển VHNT nói riêng muốn đem lại hiệu quả phải có các điều kiện đảm bảo. Các điều kiện này bao gồm:

- Nhà trường cần có Ban chỉ đạo phát triển VHNT.

- Nhà trường cócác văn bản hướng dẫn cơng tác phát triển VHNT cho GV và HS. - Mọi thành viên trong nhà trường đều đồng thuận, quyết tâm trong công tác phát triển VHNT

- Nhà trường có cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích cá nhân, tổ chức trong công tác phát triển VHNT.

- Nhà trường có đủ cơ sở vật chất cho việc triển khai công phát triển VHNT.

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển Văn hóa nhà trường ở trường Trung học phổ thông. trường Trung học phổ thông.

Người trực tiếp tham gia phát triển VHNT là cán bộ, GV của nhà trường, vì vậy cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung và phương thức phát triển VHNT; về các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; về tình hình thực trạng cũng như mục tiêu, nhu cầu mong muốn của cá nhân, tổ chức trong phát triển VHNT của chính trường mình.

HS là người chịu tác động trực tiếp từ nhà trường. Tuy nhiên, các em chỉ có mặt tại trường trong một thời gian nhất định, còn lại phần lớn thời gian là sinh sống tại gia đình và giao lưu trong xã hội. Vì thế, gia đình và xã hội có ảnh hưởng khơng nhỏ đến HS nói chung, trong việc hình thành phát triển nhân cách, văn hóa nói riêng. Nếu mơi trường GD của gia đình khơng văn hóa, khơng lành mạnh thì khó có thể tạo ra những HS có nhân cách, có văn hóa, văn minh.

1.6.2. Điều kiện kinh tế- xã hội, văn hóa của địa phương, đất nước

Điều kiện kinh tế của địa phương sẽ ảnh hưởng đến công tác phát triển VHNT bởi kinh tế địa phương phát triển, đồng nghĩa với điều kiện kinh tế gia đình cũng phát triển, HS có điều kiện học tập hơn. Điều kiện gia đình thuận lợi cũng có thể hỗ trợ về cơ sở vật chất cho nhàtrường. Chính nền tảng kinh tế của địaphương đã tạo nền tảng cho nhà trườngxây dựng trường ra trường, lớp ra lớp.

Mơi trường văn hóa địa phương lành mạnh, phát triển sẽ tác động trực tiếp đến phát triển văn hóa của mỗi nhà trường, là môi trường thuận lợi để GD nhân cách HS. Đồng thời, môi trường xã hội lành mạnh sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, trật tự an ninh giữ vững, hạn chế được các tác động tiêu cực từ bên ngoài xã hội vào nhà trường.

Hiện nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước đã mở ra nhiều triển vọng phát triển GD của Việt Nam nói chung và nhà trường THPT nói riêng; đồng thời, cũng tiếp nhận những thách thức to lớn đối với sự phát triển GD & ĐT, đặc biệt là việc giữ gìn, phát triển VHNT.Sự phát triển của kinh tế thị trường mang lại nhiều yếu tố tích cực, bên cạnh đó xuất hiện khơng ít những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên những

khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực. Vấn đề đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhà trường.

1.6.3. Giá trị văn hoá truyền thống

Giá trị văn hoá truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực thái độ, hành vi được cộng đồng thừa nhận và duy trì, gìn giữ qua các thế hệ. Các giá trị văn hóa truyền thống tác động đến VHNT theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Những giá trị truyền thống tốt như tinh thần yêu nước, lịng tự hào dân tộc, tơn sư trọng đạo.v.v...Những giá trị truyền thống lạc hậu, bảo thủ, không phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay như: tư tưởng cục bộ, bè phái, bình quân chủ nghĩa...sẽ tạo ra lực cản cho cơng tác phát triển cũng như quản lí cơng tác phát triển một nền văn hoá hiện đại trong nhà trường.

1.6.4. Vị thế, uy tín, thương hiệu của nhà trường

Vị thế của nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng uy tín của nhà trường. Vị thế nhà trường tốt sẽ tạo nên niềm tự hào của chính mỗi thành viên trong nhà trường. Nếu một nhà trường có uy tín, tạo dựng được vị thế, "thương hiệu tốt", được nhân dân và xã hội thừa nhận thì bản thân mỗi thành viên trong nhà trường sẽ yêu ngôi trường hơn, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tự giác tuân thủ các nội quy, quy chế và có trách nhiệm hơn trong công tác và học tập.

Vị thế của nhà trường ở một mức độ nào đó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí nhà trường nói chung, quản lícơng tác phát triển VHNT nói riêng.

1.6.5. Mức độ trang bị cơ sở vật chất nhà trường

VHNT ln có mối liên hệ chặt chẽ với cơ sở vật chất nhà trường, VHNT chỉ có thể được phát triển và duy trì trên cơ sở có sự đảm bảo ở mức độ nhất định về cơ sở vật chất cũng như trang bị phương tiện, điều kiện dạy và học trong nhà trường. Song song với việc hiện đại hố nhà trường cần chú ý trình độ, năng lực khai thác thiết bị hiện đại đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, nếu khơng có tác phong và tính chun nghiệp thì sẽ dễ bị tác động bởi những văn hóa tiêu cực khác gây ảnh hưởng đến VHNT và cả chất lượng GD.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, Tồn bộ nội dung trên chỉ trình bày hai vấn đề quan trọng là cơ sở lý luận và khái quát về vấn đề thực tiễn. Về hệ thống lý luận dựa trên các khái niệm cũng như những quan điểm của các học giả nghiên cứu trước đó làm cơ sở lý luận cho việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu thực tiễn được tốt hơn, cụ thể như khái niệm văn hóa, VHNT, phát triển VHNT; khái niệm quản lí phát triển VHNT, nhất là tìm hiểu về tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng GD, các nội dung phát triển và quản lí phát triển VHNT, cùng những nhân tố tác động của hiệu trưởng đến quản lí phát triển VHNT; nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển VHNT ở các trường THPT, tác giả có thể xác định một số vấn đề làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn.

Chương 2.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VŨNG LIÊM, TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái quát về huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Vũng Liêm có tổng diện tích tự nhiên là 309,57 km2, trung tâm huyện nằm cách trung tâm Thành phố Vĩnh Long khoảng 35 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 53. Tọa độ địa lý từ 09056’23” đến 10010’42” vĩ độ Bắc và từ 106004’11” đến 106017’23” kinh độ Đơng. Vị trí giáp giới như sau:

- Phía Đơng và Đơng Bắc giáp Tỉnh Bến Tre;

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tam Bình và Trà Ơn; - Phía Nam và Đơng Nam giáp Tỉnh Trà Vinh;

- Phía Bắc giáp huyện Mang Thít.

Tồn huyện có 19 xã, 01 thị trấn với 168 ấp – khóm. Diện tích tự nhiên 30.957 ha, có 24.637 ha đất nông nghiệp, gần 80% hộ dân sống bằng nghề trồng lúa và vườn cây ăn trái, số còn lại kinh doanh thương mại, mua bán nhỏ và một số ngành nghề khác.

Bản đồ hành chính huyện Vũng Liêm

Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Hoa, Khmer, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là người Kinh. Huyện Vũng Liêm có 2 sơng lớn chảy qua đồng thời cũng là ranh giới huyện: sông Tiền (với 2 nhánh là sông Pang Tra, sông Cổ Chiên) và sơng Mang Thít, đây là các tuyến giao thơng thủy quốc gia và quốc tế của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Vũng Liêm nói riêng.

Về giao thơng đường bộ, có Quốc lộ 53 và đường tỉnh lộ901, 902, 906, 907 là các tuyến giao thông nối Vũng Liêm với các trung tâm kinh tế của tỉnh Vĩnh Long và trung tâm các tỉnh thành lân cận. Giao thông đường bộ, đường thủy đều thuận lợi, góp phần tích cực vào việc phát trriển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.Vũng Liêm cũng là nơi đầu tiên nổ ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Vĩnh Long, đồng thời đây cũng là quê hương của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vũng Liêm được thiên nhiên ưu đãi đất đai trù phú, cảnh quan sơng nước, có2 xã cù lao là Thanh Bình và Quới Thiện và vùng đất phù sa ven sơng Cổ Chiên, sơng Măng Thít có nước ngọt quanh năm, là điều kiện lý tưởng để trồng cây ăn quả, nuôi thủy sản và hình thành các điểm du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống. Ngồi ra, huyện cũng có một số di tích văn hố, lịch sử nhưchùa Hạnh Phúc Tăng, đền Chu Văn Tiếp, đình Bình Phụng, tượng đài Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao, công viên Nam Kỳ Khởi Nghĩa tại ngã ba An Nhơn, bia Nam Kỳ khởi nghĩa tại xã Thanh Bình.

Văn hóa ln được chú trọng, nhất là phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Huyện Vũng liêm có 01 trung tâm văn hóa đa dụng, 02 cơng viên, 01 thư viện tại Thị trấn; 16 nhà văn hóa xã; 20 trung tâm học tập cộng đồng, nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, tennis, có 29.195 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; 20 bưu điện văn hóa xã, thị trấn; Ngồi ra cịn có 92 cơ sở thờ tự và tín ngưỡng tơn giáo, có 03 cơ sở được cơng nhận cơng trình văn hóa cấp quốc gia, 04 cơ sở văn hóa cấp tỉnh thường xun hoạt động có hiệu quả, sinh hoạt tơn giáo, lễ hội đúng nghi thức.

Bên cạnh đó,GD cũng được coi trọng. Mục tiêu tổng quát của huyệnVũng Liêm vềkinh tế - xã hội là coi trọng phát triển GD & ĐT, nâng cao trình độ dân trí

và chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Và để đạt được điều đó, địi hỏi sự chung tay phấn đấu của tất cả thành viên trong nhà trường vì mục tiêu chất lượng GD&ĐTmà trong đóVHNT là một thứ tài sản lớn nhất của nhà trường, tạo động lực quan trọngđể nâng chất lượng GD ở các trường THPT được tốt hơn.

2.1.2. Đặc điểm tình hình các trường Trung học phổ thông huyện Vũng

Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Trên địa bàn huyện Vũng Liêmcó 4 trường THPT: Trường THPT Võ Văn Kiệt; Trường THPT Nguyễn Hiếu Tự; Trường THPT Hiếu Phụng; Trường Trung học cơ sở -THPT Hiếu Nhơn. Huyện Vũng Liêm là một trong những huyện có số lượng HS khá đơng so với các huyện khác trên địa bàn toàn tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời theo báo cáo tổng kết các năm học (2014 -2017) của các trường thì chất lượng đội ngũ và chất lượng GDđược thống kê theo bảng 2.1, 2.2 và 2.3 dưới đây :

Bảng 2.1.Về chất lượng đội ngũ từ năm 2014 -2017 Năm học TổngsốCán Bộ,GV Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn (%) Trên chuẩn (%) 2014- 2015 410 0 86,3 13,7 2015- 2016 401 0 85,8 14,2 2016- 2017 392 0 84,4 15,6 Bảng 2.2. Về tình hình cơ sở vật chất từ năm 2014 -2017 Trường THPT Phòng Học cấp 4 Phịng Thư viện PhịngThí nghiệmLí Phịng Thực hànhHóa Phịng Thực hành Phịng vi tính Số máy vi tính Phịng Thiết bị Võ Văn Kiệt 34 1 1 1 1 3 63 1 Nguyễn Hiếu 31 1 1 1 0 2 42 1 Hiếu Phụng 16 1 1 1 1 2 42 1 Hiếu Nhơn 35 1 1 1 0 3 63 1 Tổng 116 4 4 4 2 10 210 4

Bảng 2.3. Về chất lượng GD từ năm 2014 -2017 + Kết quả xếp loại học lực: Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2014- 2015 4950 890 17,97 2109 42,60 1730 34,94 211 4,26 10 0,02 2015- 2016 4944 940 19,01 2099 42,45 1712 34,62 190 3,84 3 0,06 2016- 2017 5166 1080 20,09 2525 48,87 1440 27,87 119 2,03 2 0,39

+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Năm học Tổng số HS Tốt Khá TB Yếu SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 2014- 2015 4950 4184 84,53 644 13,01 108 2,18 14 0,28 2015- 2016 4944 4178 84,51 649 13,13 107 2,16 10 0,02 2016 - 2017 5166 4454 86,21 612 11,09 90 1,07 10 0,02 + Huy động HS ra lớp và tỉ lệ HS bỏ học:

Năm học Huy động HS ra lớp Tỉ lệ HS giảm

2014- 2015 5095 2,8 %

2015 - 2016 5119 3,4 %

2016 - 2017 5322 2,9 %

“Nguồn: Báo cáo tổng kết của các trường THPT huyện Vũng Liêm”

Với kết quả qua bảng 2.1,2.2 và 2.3 cho thấy trên địa bàn huyện xếp loại học lực và hạnh kiểm, chất lượng đội ngũ, tỉ lệ huy động HS ra lớp, cũng như tỉ lệ HS bỏ học của ba năm học qua cùng với việc xem các báo cáo tổng kết của các trường, báo cáo đánh giá chất lượng GD của Uỷ ban nhân dân huyện Vũng Liêm, báo cáo tổng kết của Sở GD & ĐT Vĩnh Long có thể nói, chất lượng lượng GD của 4 trường

THPT trên địa bàn huyện Vũng Liêm cịn có HS yếu, kém nhiều, tỉ lệ HS bỏ học khá cao. Cụ thể: Tỉ lệ HS bỏ học năm học 2014- 2015 là 2,8 %; 2015- 2016 là 3,4% ; năm 2016-2017 là 2,9 %(so với mức cho phép của ngành là dưới 2%).

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bỏ học: HS bỏ học đa phần là do học yếu, lười, thường xuyên vi phạm nội qui trường lớp. Số HS này chủ yếu ở lớp 11 do bản thân các em học yếu, không tiếp thu được kiến thức mới cộng thêm sự đua đòi ăn chơi, tụ tập với bạn bè xấu không chăm lo học hành chỉ biết lo quậy phá. Một số ít HS bỏ học một phần cịn do yếu tố gia đình: gia đình thiếu sự quan tâm, thiếu sự động viên nhắc nhở con em trong học tập hoặc một số gia đình khó khăn về kinh tế, muốn cho con nghỉ học phụ giúp gia đình đi làm ăn xa; nhưng điều đáng quan tâm nhất là một bộ phận HS thiếu ý thức trong học tập, khả năng nhận thức về vấn đề văn hóa học đường cịn thấp, các em bị sa ngã bỡi những tụ điểm vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh, GV làm cơng tác chủ nhiệm lớp cịn chưa theo sát lớp, chưa thông tin kịp thời để phối hợp với gia đình GDHS để hạn chế HS bỏ học, vận động HS bỏ học trở lại trường.

Về cơ sở vật chất trang thiết bị được trang bị tương đối đầy đủ cho các trường. Tuy nhiên, so với các trường khác trong huyện thì trường THPT Nguyễn Hiếu Tự và trường THPT Hiếu Nhơn khơng có phịng thí nghiệm Sinh. Cịn về tình hình chung, tất cả các trường THPT trong huyện Vũng Liêm từ năm 2014 đến nay đều duy trì máy móc trang thiết bị mà chưa được cấp, phát thêm hàng năm, cho nên đây cũng chính là một trong những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng GD cho nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển văn hóa nhà trường ở các trường trung học phổ thông huyện vũng liêm, tỉnh vĩnh long (Trang 45 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)