Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường đại học luật thành phố hồ chí minh (Trang 118 - 122)

3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất

3.3.2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lí

hoạt động kiểm định chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lí.

3.3.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục cho đội ngũ làm cơng tác quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Hiện tại, trường ĐH Luật TPHCM chỉ có CBQL và chuyên viên của Trung tâm Đảm bảo chất lượng và phương pháp giảng dạy và một số ít CBQL của nhà trường được đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục, đại đa số các cán bộ quản lí khoa, phịng cịn lại chưa thực sự có chun mơn sâu về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục. Nên quá trình thực hiện gặp khơng ít khó khăn vướng

mơn trong lĩnh vực này thì cơng tác quản lí kiểm định và đảm bảo chất lượng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Lập kế hoạch bồi dưỡng định kỳ cho cán bộ quản lí phịng ban và các khoa nhằm nâng cao năng lực thực hiện các nhiệm vụ đánh giá chất lượng. Thường xuyên tổ chức các hội nghị trao đổi chuyên môn giữa các đơn vị trong tồn trường với nhau về cơng tác đánh giá kiểm định. Cử cán bộ tham gia học tập các lớp chuyên đề do Bộ Giáo dục hoặc các Trung tâm kiểm định tổ chức. Theo định kỳ mời chuyên gia về Kiểm định chất lượng giáo dục trao đổi chuyên môn với các bộ phận chuyên trách của trường.

Khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn về kiểm định chất lượng giáo dục của đội ngũ quản lí cấp phịng ban và các khoa chun mơn. Thông qua việc rút kinh nghiệm từ những kỳ kiểm định thường xuyên hay theo định kỳ của nhà trường hay trao đổi chuyên môn giữa các đơn vị đã tiến hành kiểm định đặc biệt là những trường đã từng tham gia kiểm định với các tổ chức quốc tế. Khuyến khích đội ngũ cán bộ tự nâng cao năng lực quản lí dưới nhiều hình thức khác nhau. Cần có chế độ đãi ngộ hợp lý cho những người có thành tích trong việc thực hiện quản lí cơng tác kiểm định và đánh giá chất lượng.

Chú trọng nâng cao năng lực chun mơn về quản lí kiểm định cho đội ngũ làm cơng tác quản lí thơng qua các các buổi tập huấn, hội thảo về việc triển khai thực hiện đánh giá theo Bộ tiêu chuẩn mới do Bộ GD&ĐT hoặc các Trung tâm KĐCL GD tổ chức. Trên cơ sở những kinh nghiệm được các Trường trao đổi kinh nghiệm tại các buổi tập huấn hoặc hội thảo các CBQL tự nâng cao kiến thức, năng lực cho bản thân và có kế hoạch định hướng cho đơn vị của mình thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn các điều kiện mà các bộ tiêu chí đánh giá yêu cầu tạo thuận lợi cho những lần Tự đánh giá sau này.

Chú trọng về chất lượng cũng như khả năng thực hiện nhiệm vụ khi lựa chọn các thành viên vào nhóm chuyên trách. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ thống kê cho các thành viên. Đồng thời có cơ chế khuyến khích về vật chất nhằm tạo động lực làm việc cho bộ phận này.

a. Đối với nhà trường

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu chuyên môn về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cho các phịng chun trách.

Có kế hoạch xây dựng đội ngũ chuyên trách về kiểm định chất lượng thay thế dần các cá nhân làm công tác kiêm nhiệm của các phịng ban chưa vững về chun mơn.

Tạo điều kiện thuận lợi về chế độ chính sách cho đội ngũ giảng viên, chuyên viên tham gia tập huấn về chuyên môn trong công tác kểm định chất lượng.

Có chế độ khuyến khích, khen thưởng đối với tập thể cá nhân tham gia tích cực khi nhà trường yêu cần hỗ trợ giúp đỡ các bộ phận chuyên trách.

Chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên trách cần tương xứng với hoạt động mà bộ phận này thực hiện khi được điều động tham gia cùng đoàn kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục.

Cần có quy định bắt buộc đối với đội ngũ phụ trách chính của trường trong hoạt động kiểm định về học tập nâng cao trình độ, đặc biệt là có các chứng chỉ chuyên ngành về công tác kiểm định.

Trang bị cơ sở vật chất đồng bộ với quá trình kiểm định, đặc biệt là phịng chức năng có máy tính và phần mềm chun dụng cho hoạt động phân tích đánh giá các số liệu thu thập trong quá trình thực hiện hoạt động.

b. Đối với Trung tâm ĐBCL&PPGD, Khoa, phịng chun mơn.

Lên kế hoạch tổ chức các lớp chuyên đề nâng cao năng lực quản lí về hoạt động kiểm định và đảm bảo chất lượng cho lãnh đạo các phòng ban và

viên thực hiện hồ sơ giảng dạy, đề cương bộ môn, tài liệu tham khảo đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chí.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động soạn thảo giáo trình giảng dạy, tài liệu chuyên khảo, đề cương giảng dạy các lớp cấp chứng chỉ… nhằm kiến nghị với các bộ phận này điều chỉnh cho phù hợp so với các yêu cầu trong kiểm định đánh giá.

Đa dạng hóa các hình thức học tập nâng cao trình độ chun mơn quản lí cho lãnh đạo các phòng ban và giảng viên về tự đánh giá và kiểm định. Khuyến khích các bộ phận này tham gia tích cực các lớp học do trường và các đơn vị khác tổ chức có liên quan đến chun mơn. Soạn thảo và xây dựng quy chế mang tính chế tài đối với việc nâng cao năng lực và đảm bảo giữ vững các tiêu chí đã thực hiện trước đây của lãnh đạo các khoa, phòng, ban trong trường.

Tổ chức hội thảo chuyên đề nhằm cập nhật những kiến thức mới về hoạt động kiểm định trong và ngoài nước hiện đang áp dụng.

Thường xuyên đôn đốc kiểm tra các hoạt động về lưu trữ của các bộ phận chuyên trách nhằm đảm bảo các tiêu chí cho những lần kiểm định tiếp theo của nhà trường thông qua hoạt động đánh giá ISO định kỳ.

c. Đối với giảng viên

Nắm vững mục đích ý nghĩa của hoạt động kiểm định chất lượng là nhằm đảm bảo các chuẩn mực đào tạo mà nhà trường đã cam kết với xã hội và các cơ quan quản lí nhà nước. Hoạt động này cũng một phần phản ánh năng lực giảng dạy của giảng viên. Căn cứ vào kết quả kiểm định giảng viên có dịp “soi lại” mình để có những điều chỉnh phù hợp hơn trong q trình giảng dạy.

Tích cực học tập nhằm tu dưỡng chuyên môn nghề nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu đào tạo và các quy định về các tiêu chí trong kiểm định chất lượng đào tạo. Thường xuyên tham gia vào các lớp tập huấn chuyên môn khi

có yêu cầu từ các bộ phận chức năng. Chủ động phối hợp với các phòng ban nhằm cung cấp minh chứng cho quá trình thực hiện hoạt động kiểm định. Tích cực tuyên truyền về mục đích ý nghĩ của Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục cho sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường đại học luật thành phố hồ chí minh (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)