Một số khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường mầm non công lập huyện nhà bè thành phố hồ chí minh (Trang 25)

1.2.1. Khái niệm về hoạt động giáo dục thể chất Thể chất Thể chất

Theo cuốn sách “Giáo trình lí luận và phương pháp thể dục thể thao” của hai tác giả Nguyễn Toán và Nguyễn Sĩ Hà (2004) khoa giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì thể chất chính là chất lượng thân thể con người bao gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng được hình thành và phát triển do bẩm sinh và điều kiện sống (Nguyễn Toán và Nguyễn Sĩ Hà, 2004).

Phát triển thể chất

Nói về phát triển thể chất có nhiều cơng trình nghiên cứu, cũng như sách của một số tác giả đã đề cập tới cụ thể như sau:

Phát triển thể chất “là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng người (tương đối lâu dài) về hình thái, chức năng và cả những tố chất thể lực và năng lực thể chất. Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nền thân thể ấy” (Nguyễn Toán và Nguyễn Sĩ Hà, 2004).

“Phát triển thể chất là quá trình hình thành và thay đổi hình thái, chức năng của cơ thể con người. Q trình đó xảy ra dưới sự tác động của điều kiện sống và của mơi trường giáo dục” (Hồng Thị Bưởi, 2001).

“Phát triển thể chất là quá quá trình hình thành và thay đổi hình thái, chức năng sinh học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục”. (Đặng Hồng Phượng, 2008). Tác giả cũng giải thích thêm: Theo nghĩa rộng phát triển thể chất là là mức độ phát triển của các tố chất thể lực như phản xạ của cơ thể, mức độ linh hoạt, thích nghi với mơi trường, sự mềm dẻo và sức mạnh của toàn thân. Theo nghĩa hẹp Phát triển thể chất là mức độ phát triển của cơ thể như chiều cao, cân nặng, chu vi vòng ngực, vòng đầu, vòng tay, ...

Phát triển thể chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố bẩm sinh di truyền, yếu tố môi trường và hoạt động của con người.

Tóm lại có thể nói là Phát triển thể chất: là sự thay đổi, sự phát triển về kích thước, chức năng cơ thể diễn ra trong suốt cuộc đời của một con người dưới sự ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục.

Giáo dục thể chất

Trước khi định nghĩa giáo dục thể chất, ta đi vào định nghĩa về “giáo dục” như sau:

“Giáo dục (theo nghĩa rộng) là hoạt động giáo dục tổng thể được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển tồn diện nhân cách con người” (Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngơ Đình Qua, 2017).

Với ý nghĩa trên giáo dục bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẫm mỹ, giáo dục lao động và hướng nghiệp do nhà trường tổ chức.

Theo hai cuốn sách Giáo dục học đại cương của các tác giả Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh, Hồ Văn Liên, Ngơ Đình Qua (2017) và cuốn Giáo trình giáo dục học tập 1 do tác giả Trần Thị Tuyết Oanh là chủ biên (2006) giáo dục được hiểu như sau:

Giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm giáo dục theo nghĩa hẹp và dạy học.

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành và phát triển phẩm chất của nhân cách cho người được giáo dục bao gồm thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, lao động, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ của họ.

Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp người học lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực nhận thức và hành động trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức nói riêng và nhân cách nói chung.

Cũng giống như phát triển thể chất, khi nói về giáo dục thể chất cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu, cũng như sách của một số tác giả đã đề cập tới cụ thể như sau:

“Giáo dục thể chất là một loại hình giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát triển có chủ đích các tố chất vận động của con người” (Nguyễn Toán và Nguyễn Sĩ Hà, 2004).

“Giáo dục thể chất là một bộ phận không thể tách rời của giáo dục toàn diện nhằm chuẩn bị cho con người năng lực để lao động”. “Giáo dục thể chất là một quá trình nhằm hồn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh học của cơ thể con người, hình thành và cũng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động, giáo dục các tổ chất thể lực” (Hoàng Thị Bưởi, 2001).

Theo Luật Thể dục, thể thao năm 2006, “Giáo dục thể chất là mơn học chính khố thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trị chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” (Quốc hội, 2006).

GDTC là mơn học chính khố thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thơng qua các bài tập và trị chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Từ những định nghĩa trên tác giả rút ra kết luận về giáo dục thể chất như sau: Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của q trình giáo dục, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến người học để truyền thụ những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm phát triển các tố chất thể lực và tăng cường sức khỏe và đạt mục tiêu giáo dục thể chất nói riêng và mục tiêu giáo dục nói chung.

Hoạt động giáo dục thể chất

Xét ở góc độ tâm lí học, “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể)” (Huỳnh Văn sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai và Nguyễn Thị Uyên Thy, 2012).

Từ khái niệm trên ta thấy có 2 q trình song song nhau đó là: - Q trình đối tượng hóa (xuất tâm).

- Q trình chủ thể hóa (nhập tâm).

Hoạt động có các đặc điểm sau: Tính đối tượng, tính chủ thể, tính mục đích và hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp.

Xét ở góc độ giáo dục học, hoạt động giáo dục tổng thể bao gồm hai hoạt động giáo dục bộ phận đó là hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp). Hoạt động giáo dục tổng thể cũng như hoạt động giáo dục bộ phận đều được tạo thành từ các nhân tố: chủ thể giáo dục, đối tượng giáo dục, mục đích nhiệm vụ giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục và kết quả giáo dục. Các nhân tố của hoạt động giáo dục có mối quan hệ thống nhất, tác động biện chứng với nhau đồng thời nó cịn quan hệ biện chứng, mật thiết với mơi trường bên ngồi và mơi trường bên trong, khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác (Trần Thị Hương, et.al).

Từ những phân tích trên có thể hiểu hoạt động giáo dục thể chất là hoạt động giáo dục được tổ chức một cách có mục đích có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến người học thơng qua các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục, giúp người học phát triển các tố chất thể lực và tăng cường sức khỏe và đạt mục tiêu giáo dục thể chất.

Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Để làm rõ khái niệm hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ta cần làm rõ thế nào là hoạt động, hoạt động giáo dục; thế nào là trẻ mầm non và giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Ở những khái niệm trên ta đã tìm hiểu thế nào là hoạt động, hoạt động giáo dục, hoạt động giáo dục thể chất, vậy ta chỉ cần làm rõ thêm về những khái niệm sau đây:

Trẻ mầm non

Theo văn bản hợp nhất 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 về quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non thì trẻ mầm non có thể được hiểu là trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi được nhận vào nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Theo cuốn sách Giáo trình lí luận và phương pháp giáp dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non năm 2008 của Đặng Hồng Phượng thì giáo dục thể chất cho trẻ mầm non được hiểu là quá trính tổ chức hoạt động vận động cho trẻ (theo nghĩa hẹp), là quá trính tác động nhiều mặt vào cơ thể trẻ, tổ chức vận động, sinh hoạt cho trẻ hợp

lí nhằm giúp cơ thể trẻ phát triển tốt, tăng cường sức khỏe tiến tới phát triển toàm diện cho trẻ (theo nghĩa rộng) (Đặng Hồng Phượng, 2008).

Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Từ những khái niệm thành phần trên ta có thể nói hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là hoạt động giáo dục được tổ chức một cách có mục đích có kế hoạch của chủ thể giáo dục đến trẻ mầm non thông qua các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục, giúp trẻ mầm non phát triển các tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe và đạt mục tiêu giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.

1.2.2. Khái niệm về quản lí hoạt động giáo dục thể chất Khái niệm quản lí Khái niệm quản lí

Có rất nhiềm quan niệm khác nhau về quản lí, có thể trích dẫn bằng một số khái niệm chủ yếu sau:

“Quản lí là nhằm phối hợp, nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội” (Trần Kiểm, 1997).

“Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tồ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” (Nguyễn Ngọc Quang, 1998).

“Quản lí là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lí nhằm đạt mục đích dự kiến” (Nguyễn Hữu Hải, 2014).

Từ những khái niệm nêu trên ta nhận thấy quản lí bao gồm 3 yếu tố chính đó là: chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, mục tiêu quản lí, có thể thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố bằng sơ đồ 1.1 sau đây:

Sơ đồ 1.1. Mơ tả khái niệm quản lí (Nguyễn Hữu Hải, 2014)

Chủ thể quản lí Đối tượng quản lí Mục tiêu quản lí Cơng cụ quản lí Phương pháp quản lí

Tác giả đồng tình với khái niệm quản lí như sau:

Quản lí là những tác động có kế hoạch, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu quản lí.

Khái niệm quản lí giáo dục

Cũng giống như khái niệm quản lí, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về quản lí giáo dục. Dưới đây là một số khái niệm chủ yếu:

“Quản lí giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” (Nguyễn Kỳ và Bùi Trọng Tuân,1984).

“Quản lí giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lí vào q trình

giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội), nhằm hình thành và phát triển tồn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” (Trần Kiểm, 2008).

“Quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, có quy luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, cơng nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng, có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” (Trần Kiểm và Nguyễn Xuân Thức, 2015).

Từ ba khái niệm trên tác giả có thể rút ra khái niệm quản lí giáo dục như sau: Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Khái niệm quản lí trƣờng mầm non Trƣờng mầm non

Theo Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ GD&ĐT thì Trường mầm non được hiểu như sau: Trường mầm non là đơn vị giáo dục cơ sở của ngành học mầm non, trường mầm non bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo. Trường mầm non có nhiệm vụ thu nhận và tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm

sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành và thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Quản lí nhà trƣờng

“Quản lí nhà trường, quản lí giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học có tổ chức

được hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mới quản lí được giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước” (Phạm Minh Hạc, 1986).

“Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi

trách nhiệm của mình, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và đào tạo, đối với thế hệ trẻ và đối với học sinh” (Nguyễn Ngọc Quang).

Quản lí nhà trường là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý nghĩa, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lí lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội – kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên (P.V. Zimin, M.I. Kônđakôp, N.I. Xaxerđotôp, 1985).

Từ những khái niệm trên tác giả rút ra khái niện quản lí nhà trường như sau: Quản lí nhà trường là hệ thống những tác động có chủ đích của Hiệu trưởng đến tất cả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) nhằm đạt các mục tiêu giáo dục theo đường lối giáo dục của Đảng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.

Quản lí trƣờng mầm non

Từ khái niệm quản lí, quản lí nhà trường, trường mầm non tác giả rút ra khái niệm quản lí trường mầm non như sau:

Quản lí trường mầm non là hệ thống những tác động có chủ đích của Hiệu trưởng đến tất cả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) nhằm đạt các mục tiêu giáo dục mầm non theo đường lối giáo dục của Đảng, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước.

Khái niệm quản lí hoạt động giáo dục thể chất

Quản lí hoạt động giáo dục thể chất là tổ chức điều hành, phối hợp các lực lượng GDTC nhằm thúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lí giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội (Lê Quang Triệu, 2013).

Từ những khái niệm đã tìm hiểu ở trên có thể rút ra định nghĩa về quản lí hoạt động GDTC như sau:

Quản lí hoạt động GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí lên các hoạt động GDTC nhằm thực hiện các mục tiêu GDTC đã đề ra.

Từ những khái niệm cơ bản nêu trên là cơ sở luận văn trình bày lí luận về hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non như sau.

1.3. Lí luận về hoạt động giáo dục thể chất ở trƣờng mầm non

Nghiên cứu các tài liệu giáo dục thể chất về bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên THSP mầm non hệ 9+1 của Bộ giáo dục và đào tạo: cuốn giáo trình lí luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non, cuốn phương pháp hình thành kỹ năng vận động cho trẻ mầm non của tác giả Đặng Hồng Phượng, cuốn phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường mầm non công lập huyện nhà bè thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)