Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường mầm non công lập huyện nhà bè thành phố hồ chí minh (Trang 104)

Để xác định được các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động GDTC ở các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, đề tài nghiên cứu tổng hợp từ các tài liệu tham khảo về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí thể dục thể thao và các tài liệu liên quan như lí luận và phương pháp GDTC, thể dục thể thao trường học,… và đã xác định được những nguyên tắc đề xuất sau:

3.2.1. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu

Quản lí hoạt động GDTC là một hoạt động có mục đích, vì vậy mọi nội dung, mọi hình thức tổ chức quá trình GDTC đều phải nhằm đạt tới những mục đích cụ thể. Nguyên tắc “Đảm bảo tính mục đích” có một vị trí rất quan trọng trong quản lí hoạt động GDTC. Đảm bảo tính mục đích trong các biện pháp quản lí hoạt động GDTC chính là thúc đẩy q trình quản lí GDTC trong nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp đưa ra phải được cụ thể hóa từ đường lồi, chủ trương, quan điểm giáo dục của của Đảng và pháp luật của Nhà nước và phải phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của người học, dư luận xã hội.

Tính thực tiễn của các biện pháp cịn thể hiện ở chỗ các biện pháp quản lí hoạt động GDTC đưa ra địi hỏi phải phù hợp với hồn cảnh, điều kiện của đơn vị, tận dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, thông tin), môi trường của các trường mầm non, đặc thù của hoạt động GDTC.

Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với khả năng quản lí trường học, của cán bộ quản lí và điều kiện dạy giáo dục thực tế của nhà trường, phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ giáo viên và các điều kiện phục vụ học tập của học sinh trong trường.

3.2.3. Đảm bảo tính khoa học

Nguyên tắc khoa học trong quản lí hoạt động GDTC cho học sinh trường mầm non được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đào tạo có chất lượng, có hiệu quả. Nguyên tắc khoa học chỉ rõ việc xây dựng và hồn thiện các biện pháp trong q trình quản lí, thực hiện đầy đủ vai trị, vị trí, chức

năng của quản lí, vì vậy phải tính tốn đến các mối quan hệ giữa các nội dung trong chức năng quản lí.

Nguyên tắc khoa học trong quản lí hoạt động GDTC ở các trường mầm non còn được thể hiện ở lề lối, tác phong làm việc, xử lí nhạy bén các tình huống, ra các quyết định quản lí đúng lúc, kịp thời, phù hợp, bảo đảm tính dân chủ trong chỉ đạo, điều hành. Biết phát huy những sáng kiến của giáo viên thực thi nhiệm vụ của mình. Đồng thời ln lắng nghe những ý kiến đề xuất có tính đột xuất để kịp thời điều chỉnh các quyết định.

3.2.4. Phải đảm bảo tính khả thi

Để đảm bảo tính khả thi địi hỏi các chủ thể quản lí, lực lượng sư phạm trong các trường mầm non phải tuân thủ và vận dụng sáng tạo các quy luật khách quan, kiến thức về khoa học QLGD vào quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động quản lí chăm sóc - giáo dục và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Đồng thời, chủ thể quản lí phải làm tốt cơng tác dự báo, nắm bắt thơng tin, phân tích tổng hợp các sự kiện, các tác động, các mối quan hệ qua lại để đưa ra các quyết định quản lí phù hợp với thực tiễn giáo dục trẻ của nhà trường và được sự đồng thuận cao của tập thể và các nguồn lực, các điều kiện CSVC, phương tiện của đơn vị cũng cần phải thỏa mãn các yêu cầu để thực hiện biện pháp đã đề ra.

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lí của người Hiệu trưởng trường mầm non một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lí của người Hiệu trưởng.

Ngồi những u cầu mang tính ngun tắc đã trình bày ở trên, các biện pháp quản lí hoạt động GDTC cần phải chú trọng đến các yêu cầu thống nhất trong quản lí giáo dục bảo đảm lợi ích của giáo viên và học sinh. Giáo viên và học sinh được làm việc, học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.

3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở trƣờng mầm non công lập huyện Nhà Bè

3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh mầm non về vai trò của giáo dục thể chất trong trƣờng mầm non non về vai trò của giáo dục thể chất trong trƣờng mầm non

a. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho CBQL, GVMN và học sinh các trường mầm non nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của GDTC trong nhà trường, vai tròcủa GDTC đối với sự phát triển thể chất của trẻ em nói riêng và sự phát triển tồn diện của trẻ nói chung, làm cho họ tự giác, tích cực tham gia cơng tác GDTC trong nhà trường và trong cộng đồng từ đó mỗi cá nhân trẻ sẽ khơng ngừng học tập, rèn luyện ngày càng hồn thiện mình cùng với gia đình, nhà trường và xã hội xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước và hòa nhập với thế giới.

Một trong các yếu tố quyết định chất lượng hoạt động GDTC là con người, con người truyền đạt kiến thức và con người tiếp nhận kiến thức phải hiểu rõ vai trò của hoạt động này thì mới có động cơ, thái độ đúng đắn và hành động một cách chủ động, tích cực phù hợp đúng chức năng nhiệm vụ của mình để thực hiện mục tiêu GDTC có hiệu quả.

b. Nội dung thực hiện

Tuyên truyền đến tập thể thành viên trong trường hiểu rõ nhiệm vụ của GDTC cho trẻ em lứa tuổi mầm non:

- Giáo dục thể chất góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho trẻ đảm bảo sự phát triển toàn diện. Nhiệm vụ này bao gồm: Chăm sóc, ni dưỡng và rèn luyện một cách khoa học; chăm sóc trẻ khi ăn, ngủ, chơi và học; đảm bảo việc thực hiện chế độ sinh hoạt đúng giờ giấc cho trẻ; cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng; rèn luyện cơ thể bằng các hình thức tiết học thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi...Nhiệm vụ rèn luyện cơ thể bao gồm: Rèn luyện nâng cao sức đề kháng của cơ thể trẻ dưới tác động của môi trường xung quanh; cũng cố cơ quan vận động, hình thành tư thế thân người hợp lí; góp phần nâng cao chức năng của hệ thần kinh thực vật. (Đặng Hồng Phượng, 2008)

- Nhiệm vụ giáo dưỡng của GDTC: Hình thành và rèn luyện những kĩ năng, kĩ xảo vận động, phát triển tố chất thể lực, thói quen vệ sinh cho trẻ, trang bị cho trẻ

một số kiến thức sơ đẳng về GDTC.

- Nhiệm vụ giáo dục: Trong q trình GDTC, có thể kết hợp giải quyết những nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho trẻ.

- Tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao liên trường cho học sinh rèn luyện, biểu diễn, thi đấu trong năm học, trong dịp hè.

Tuyên truyền đến tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng, ảnh hưởng của hoạt động GDTC đối với các hoạt động giáo dục khác:

- Đối với giáo dục đạo đức: Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất sẽ dần hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lịng dũng cảm, tính kiên trì, kiềm chế, kiên quyết, tính tổ chức kỉ luật… Quá trình luyện tập với tập thể trong hoạt động GDTC cũng giúp trẻ có những phẩm chất đạo đức như đồn kết, giúp đỡ lẫn nhau, trung thực, cơng bằng, thẳng thắn…Thơng qua q trình nhận xét, đánh giá của giáo viên đối với trẻ cũng giúp trẻ có sự am hiểu nhất định về đạo đức.

- Đối với giáo dục trí tuệ: Khoa học đã chứng minh một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề vật chất giúp phát triển trí óc con người. GDTC sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hệ thần kinh, giúp cho quá trình tiếp thu và cũng cố kiến thức tốt.

- Đối với giáo dục thẩm mĩ: Giáo dục thể chất tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Trong quá trình tham gia hoạt động GDTC trẻ sẽ nhận ra cái đẹp trong động tác, trong tư thế, cái đẹp của thân thể, học cụ, môi trường xung quanh, cái đẹp trong quá trình hoạt động tập thể sự phối hợp đồng diễn tạo ra một tổng thể hài hòa, đồng điệu. Trong q trình đó giúp trẻ cảm nhận âm nhạc, nhịp điệu.

- Đối với lao động: Q trình GDTC cũng chính là q trình giải quyết một số nhiệm vụ lao động: giúp trẻ hiểu và làm quen với lao động của người lớn theo các chủ đề giáo dục và giúp trẻ hình thành những kỹ năng lao động đơn giản: tự phục vụ, trực nhật, chuẩn bị và thu dọn học cụ trước và sau khi học, mô phỏng các động tác lao động của người lớn.

Trang bị cho giáo viên, học sinh những kiến thức cần thiết về phòng tránh một số bệnh tật, về bảo vệ môi trường nước, khơng khí trong trường và

địa phương, cách phịng ngừa các tệ nạn xã hội...thơng qua các hoạt động chuyên đề, các buổi nói chuyện, tập huấn...

Tuyên truyền lợi ích của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ lên lớp, xây dựngmơi trường xanh - sạch - đẹp của trường lớp, gia đình, địa phương đến tập thể giáo viên, học sinh và phụ huynh trường.

Tổ chức vận động cán bộ, giáo viên, học sinh và gia đình học sinh tích cực tham gia phong trào thể dục, thể thao lành mạnh. Các đoàn thể nhà trường với chính quyền địa phương làm hạt nhân tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ giáo dục sức khoẻ, môi trường, dân số, vệ sinh phòng bệnh...

c. Cách tiến hành

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường trong đó chú trọng đến nội dung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trị vị trí GDTC trong trường mầm non. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách công tác tuyên truyền này.

Hiệu trưởng giao cho Phó Hiệu trưởng phụ trách chun mơn phối hợp với tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hóa kế hoạch đã đề ra nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về vai trị vị trí GDTC đối với sự phát triển của trẻ mầm non thông qua các hoạt động thiết thực như sinh hoạt chuyên mơn tồn giáo viên, sinh hoạt chun mơn tổ chuyên môn, thảo luận chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên…

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo, tọa đàm về các tri thức GDTC cho trẻ mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên mầm non và phụ huynh học sinh trong toàn trường.

Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động GDTC cho trẻ của trường lớp đến phụ huynh thông qua các trang thông tin điện tử của trường, lớp, thông qua bản tin tại nhóm, lớp để từ đó phụ huynh biết và có sự phối họp trong tổ chức hoạt động GDTC cho trẻ.

Sưu tầm những bài báo khoa học, những bài viết của những nhà giáo dục, những trang báo chính thống về GDTC tuyên truyền đến giáo viên, phụ huynh học sinh đồng thời đăng trên website của trường.

Tổ chức các hội thi có lồng ghép các nội dung GDTC để giúp giáo viên, học sinh cũng cố các kiến thức về GDTC cho trẻ mầm non.

Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường tổ chức các cuộc thi thể dục, thể thao cho học sinh, giáo viên và phụ huynh tham dự.

Tổ chức các buổi học ngoại khóa vui chơi, giải trí của học sinh lồng ghép các nội dung GDTC cho trẻ.

Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, giáo viên giúp phụ huynh học sinh hiểu rõ về vai trị, vị trí của hoạt động GDTC đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, mối quan hệ giữa GDTC đối với các hoạt động giáo dục khác khuyến khích phụ huynh động viên, giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập cũng như ủng hộ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động GDTC trong và ngoài nhà trường.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng cần nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDTC trong trường mầm non và có sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát hoạt động này tại trường.

Từng cán bộ quản lí, giáo viên mầm non tích cực, chủ động trong q trình tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động GDTC đối với trẻ mầm non sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với các đồng nghiệp trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.

Các cá nhân, bộ phận, đơn vị khác trong trường cần xác định rõ hoạt động GDTC cho trẻ cũng chính là nhiệm vụ của mình để tích cực phối hợp với các giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động này tại trường.

Cần được hỗ trợ về kinh phí, CSVC, phương tiện để tổ chức các chuyên đề, hội thi cũng như các hoạt động ngoại khóa.

Có sự hỗ trợ nhiệt tình từ phía cha mẹ học sinh.

3.3.2. Đảm bảo số lƣợng cán bộ quản lí và giáo viên đủ theo qui định và số lƣợng học sinh không vƣợt quá qui định ở các trƣờng mầm non công lập Huyện Nhà Bè

a. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này là Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè cần từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non cho các trường mầm non công lập trên địa bàn huyện, nhằm đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng theo qui định, đồng thời,

đảm bảo chỉ tiêu, biên chế nhóm lớp các trường mầm non không vượt quá qui định.

b. Nội dung thực hiện

Về đảm bảo số lƣợng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên

Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh về vai trị, vị trí của cán bộ quản lí, giáo viên trong trường mầm non, cũng như về cơ cấu, số lượng từng chức danh trong trường mầm non thông qua việc tham mưu những văn bản, các cơ chế, chính sách dành cho ngành học mầm non.

Giáo dục ý thức, trách nhiệm, từng cán bộ quản lí, giáo viên mầm non trong thực hiện nhiệm vụ của bản thân, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn; những tiêu chí, yêu cầu cơ bản trong tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viêntheo hướng chuẩn hóa.

Rà sốt, thống kê số lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè. Dự báo chính xác nhu cầu nhân sự trong các trường mầm non công lập trong phạm vi quản lí được phân cơng.

Tham mưu với các cấp lãnh đạo kiện toàn nhân sự trong các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè, thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, quy hoạch cán bộ và bổ nhiệm, tuyển dụng và phân công nhân sự để đảm bảo đủ số lượng nhân sự tại các trường mầm non công lập.

Về đảm bảo số lƣợng học sinh không vƣợt quá qui định

Rà soát, thống kê, dự báo số lượng trẻ trong độ tuổi mầm non tại đại phương từ đó xác định nhu cầu gửi trẻ của người dân, đưa ra các dự báo chính xác về hệ thống trường lớp cần có và có những giải pháp phù hợp để thực hiện việc thu nhận trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường.

Tham mưu mở rộng hệ thống trường lớp mầm non công lập trên đại bàn huyện nhằm đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân có tâm huyết, có điều kiện tham gia đầu tư xây dựng các trường mầm non ngồi cơng lập theo qui định.

c. Cách tiến hành Phòng GD&ĐT huyện

non cho lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện để có sự quan tâm chỉ đạo kịp thời những vấn đề của ngành học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên để có kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục thể chất ở các trường mầm non công lập huyện nhà bè thành phố hồ chí minh (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)