2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Xác định thực trạng quản lí hoạt động GDTC ở các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Cơng cụ nghiên cứu
Cơng cụ nghiên cứu bao gồm các bảng hỏi dành cho giáo viên và cán bộ quản lí một số trường mầm non công lập; câu hỏi phỏng vấn dành cho các Cán bộ quản lí và giáo viên các trường mầm non nghiên cứu; nghiên cứu sản phẩm hoạt động GDTC của một số trường mầm non công lập huyện Nhà Bè.
* Phiếu hỏi khảo sát
- Phiếu hỏi 1: Dành cho cho giáo viên và cán bộ quản lí một số trường mầm non công lập gồm 10 câu hỏi với 8 câu hỏi đóng và 2 câu hỏi mở
+ Câu 1: Nhận thức của giáo viên về vai trị, vị trí GDTC trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay
+ Từ câu 6 đến câu 10: Thực trạng quản lí hoạt động GDTC.
+ Câu 11: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mầm non ở một số trường mầm non công lập huyện Nhà Bè.
* Phỏng vấn
Căn cứ vào số liệu khảo sát thu được người nghiên cứu tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lí nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề mà kết quả thăm dò ý kiến chưa đạt được.
* Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu một số tài liệu về kế hoạch, báo cáo, cũng như một số bảng biểu số liệu của một số trường mầm non cơng lập và của phịng giáo dục đào tạo huyện Nhà Bè để bổ sung thêm vào các số liệu thu được trước đó.
2.2.3. Cách xử lí số liệu
Trong đề tài của mình tác giả lấy phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính trong nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên 6 trường: mầm non Thị Trấn Nhà Bè và mầm non Sao Mai, mầm non Vành Anh, mầm non Tuổi Hoa, mầm non Họa Mi và mầm non Đồng Xanh.
Cách chọn mẫu: Huyện nhà bè có 11 trường mầm non cơng lập, trên tổng thể đó, tác giả tiến hành phương pháp chọn mẫu phân tầng để chọn ra 6/11 đơn vị để tiến hành nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả dựa vào hạng trường (căn cứ theo Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV của Bộ Nội vụ-Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập) và căn cứ vào thời gian thành lập) để chọn ra 2/11 trường vì các trường mầm non cơng lập huyện Nhà Bè có 2 trường hạng II (mầm non Thị Trấn Nhà Bè, mầm non Sao Mai) còn lại đều hạng I. Tiếp theo tác giả căn cứ vào thời gian thành lập trường để tiếp tục chọn 2/9 trường cịn lại vì trong 9 trường hạn nhất của huyện Nhà Bè có 2 trường mới được thành lập dưới 3 năm (mầm non Tuổi Hoa, mầm non Vàng Anh), các trường còn lại đều hoạt động trên 5 năm. Trong 7 trường hạng nhất cịn lại có trường mầm non Họa Mi đang được huyện Nhà Bè đề xuất công nhận trường đạt tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Tác giả nhận thấy 6 trường cịn lại đều có
chất lượng ngang hàng nhau, đều đạt kiểm định chất lượng giáo dục vì thế tác giả chọn ngẫu nhiên trường mầm non Đồng Xanh để tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài của mình.
Ở mỗi trường tác giả chọn 14 người để tiến hành khảo sát theo hình thức phân tầng gồm 02 cán bộ quản lí, 2 tổ trưởng, tổ phó chun mơn và 10 giáo viên. Ở mỗi nhóm nêu trên, tác giả chọn số lượng người theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Tổng cộng số người được khảo sát như sau:
- Cán bộ quản lí: 02 cán bộ quản lí/ 06 trường: tổng cộng là 12 người gồm 04 Hiệu trưởng và 8 Phó Hiệu trưởng.
- Tổ trưởng, tổ phó chun mơn: 02 tổ trưởng, tổ phó chun mơn/ 06 trường: tổng cộng là 12 người.
- Giáo viên: 10 giáo viên/ 06 trường: tổng cộng là 60 người.
Tổng cộng số CBQL, GVMN được điều tra bằng bảng hỏi là 84 người.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng 12 phiếu ghi chép nội dung trả lời phỏng vấn trực tiếp của 6 cán bộ quản lí và 6 giáo viên mầm non tại 6 trường được nghiên cứu theo hình thức ngẫu nhiên.
Về q trình nhập, xử lí số liệu và đánh giá, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS thơng qua điểm trung bình, tần số, tỉ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn, thứ hạng của các nhóm đối tượng được qui đổi theo từng mức độ sau:
- Điểm số được quy đổi theo thang bậc 5 ứng với các mức độ. Điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 5, chia làm 5 mức.
Giá trị khoảng cách = (Maximum-Minimun)/n= (5-1)/5=0.8
Các nội dung đánh giá mức độ thực hiện, kết quả thực thiết và mức độ khả thi có 4 mức độ và được tính điểm theo thang điểm trung bình theo bảng 2.8 sau:
Bảng 2.9. Thang đo định danh và định tính ĐTB Mức độ quan trọng Mức độ đồng ý Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả Mức độ ảnh hƣởng 4,21-5 Rất quan trọng Rất đồng ý Rất thường xuyên Tốt Ảnh hưởng rất nhiều 3,41-4,2 Quan trọng Đồng ý Thường xuyên Khá Ảnh hưởng nhiều
2,61-3,4 Bình thường Lưỡng lự Thỉnh thoảng Trung bình
Ảnh hưởng Bình thường 1,81-2,6 Ít quan trọng Ít đồng ý Ít thực hiện Yếu Ít ảnh hưởng 1-1,8 Không quan trọng Không đồng ý Không thực hiện Kém Không ảnh hưởng
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất tại một số trƣờng mầm non công lập huyện Nhà Bè
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên về vai trị, vị trí giáo dục thể chất trong chƣơng trình giáo dục mầm non hiện nay giáo dục thể chất trong chƣơng trình giáo dục mầm non hiện nay
Hoạt động GDTC là một hoạt động bắt buộc và có vai trị rất quan trọng trong q trình giáo dục tồn diện cho học sinh. Để hoạt động GDTC đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi các cán bộ quản lí, các giáo viên tham gia vào hoạt động này phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động GDTC. Khi khảo sát thực trạng nhận thức của những người tham gia vào hoạt động này, đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi những đối tượng sau:
Với nội dung khảo sát được trình bày ở phiếu điều tra Phụ lục 1 kết quả khảo sát sau khi xử lí số liệu được trình bày ở bảng 2.10 sau:
Bảng 2.10. Thực trạng mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thể chất đối với phát triển thể chất cho học sinh mầm non
Mức độ Nhận thức
Kết quả điều tra Không quan trọng Ít quan trọng Bình thƣờng Quan trọng Rất quan trọng Khách thể điều tra Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Hiệu trưởng (n=4) - - 2 50,00 2 50,00 Phó Hiệu trưởng (n=8) - - 4 50,00 4 50,00 Tổ trưởng, chuyên môn (12) - - 4 33,33 8 66,67 Giáo viên (n=60) 1 1,67 2 3,33 16 26,67 41 68,33 Tổng cộng (n=84) 1 1,19 - - 2 2,38 26 30,95 55 65,48
Qua bảng 2.10 cho thấy: Cán bộ quản lí bao gồm Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng và cả tổ trưởng, tổ phó chun mơn ở 06 trường thực hiện khảo sát đều đánh giá cao vai trò của GDTC đối với phát triển thể chất cho học sinh mầm non với tỉ lệ tuyệt đối 100% Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng, tổ phó chun mơn đánh giá mức độ quan trọng của GDTC đối với phát triển thể chất cho học sinh mầm non ở mức 4 (Quan trọng) và mức 5 (Rất quan trọng). Trong khi đó khi khảo sát giáo viên thì có độ phân tán hơn khi đánh giá mức độ quan trọng của GDTC đối với phát triển thể chất cho học sinh mầm non: có 01 giáo viên đánh giá ở mức 1 (không quan trọng) và 02 giáo viên đánh giá ở mức 3 (bình thường). Tuy có độ phân tán như trên nhưng phần đông giáo viên (57/60 giáo viên) vẫn đánh gia rất cao ở mức 4 (Quan trọng) và mức 5 (Rất quan trọng).
Từ bảng 2.10 tác giả đưa ra biểu đồ biểu thị kết quả đánh giá thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non về vai trị, vị trí GDTC trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay như sau:
Biểu đồ 2.2. Kết quả đánh giá của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non ở các trƣờng mầm non công lập huyện Nhà Bè về vai trò quan trọng của giáo dục thể
chất đối với phát triển thể chất cho học sinh mầm non
Từ các kết quả điều tra trên ta có thể rút ra nhận xét chung là: Các cán bộ quản lí, giáo viên mầm non đã có nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí GDTC trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay, hơn 95% các đối tượng được khảo sát cho rằng Giáo dục thể chất đóng vai trị quan trọng đến rất quan trong đối với phát triển thể chất cho học sinh mầm non. Trong đó 65,48% cán bộ quản lí, giáo viên mầm non đánh giá mức rất quan trong và 30,95% cán bộ quản lí, giáo viên mầm non đánh giá mức quan trong. Tuy nhiên, vẫn cịn giáo viên có nhận thức chưa thật sự đầy đủ và cũng như chưa hiểu rõ về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh. Kết quả cho thấy vẫn còn 3,57% đối tượng được khảo sát lựa chọn mức độ Khơng quan trọng đến Bình thường, trong đó 1,19% đối tượng được khảo sát đánh chọn mức độ Không quan trọng và 2,38% đối tượng được khảo sát chọn mức độ Bình thường. Như vậy, ta có thể thấy một bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chưa nhận thức sâu sắc về vai trò của GDTC và xem hoạt động GDTC chỉ là một trong những hoạt động bổ trợ cho các hoạt động khác trong nhà trường. Vì thế, đây cũng là một phần khó khăn của nhà trường trong việc giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh bởi lẽ giáo viên là người trực tiếp giáo dục cho trẻ nhưng lại nhận thức
Không quan trọng, 1.00 Ít quan trọng , 0 Bình thường, 2.00 Quan trọng, 26.00 Rất quan trọng, 55.00
chưa sâu sắc, chưa đầy đủ có thể ảnh hưởng đến kết quả GDTC nói riêng và giáo dục tồn diện cho học sinh nói chung. Vì thế, nhà trường, cán bộ quản lí cần có một số biện pháp khả thi, phù hợp nhằm khắc phục vấn đề nhận thức chưa đầy đủ ở một vài đối tượng.
2.3.2. Thực trạng thực hiện chƣơng trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non ở một số trƣờng mầm non công lập huyện Nhà Bè
Theo kết quả điều ta thực trạng về lập kế hoạch GDTC và tổ chức thực hiện hoạt động GDTC cho trẻ mầm non của giáo viên ở 06 trường mầm non công lập huyện huyện Nhà Bè, thu được kết quả theo bảng 2.11, như sau:
Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá của CBQL-GVMN về những nhận định trong việc thực hiện chƣơng trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non công lập huyện Nhà Bè
Nội dung đánh giá
Mức độ đồng ý Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Khơng đồng ý Ít đồng ý Lƣỡng lự Đồng ý Rất đồng ý
Việc lập kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày của giáo viên đảm bảo dạy hết nội dung chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo qui định
2 41 41
4,46 0,55
Tỉ lệ % - - 2,38 48,81 48,81
Quá trình tổ chức thực hiện GDTC của giáo viên đôi khi
Chưa tốt 23 10 15 32 4 2,81 1,33
Tỉ lệ % 27,38 11,90 17,86 38,10 4,76
Quá trình tổ chức thực hiện GDTC của giáo viên đôi khi chưa đúng theo kế hoạch
31 7 19 23 4
2,55 1,36
Tỉ lệ % 36,90 8,33 22,62 27,38 4,76
Quá trình tổ chức thực hiện GDTC của giáo viên đơi khi cịn bỏ sót nội dung chương trình
25 16 17 23 3
2,56 1,27
Căn cứ vào bảng 2.11 chúng ta có thể thấy việc thực hiện kế hoạch GDTC của giáo viên tương đối tốt, đảm bảo dạy hết nội dung chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo qui định tại văn bảng hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày về Thông Tư ban hành chương trình giáo dục mầm non thể hiện ở chỗ hơn 97% cán bộ quản lí, giáo viên đồng ý đến rất đồng ý với nhận định “Việc lập kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày của giáo viên đảm bảo dạy hết nội dung chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non theo qui định”, chỉ có 2.38% cịn lại đánh giá ở mức độ Lưỡng lự, điểm trung bình ở nhận định này là 4,46 tức là mức rất đồng ý, như vậy có thể thấy sự thống nhất đánh giá cao của tập thể cán bộ quản lí, giáo viên về việc lập kế hoạch GDTC của giáo viên thể hiện ở độ lệch chuẩn của nhận định này là 0,55 tức là mức độ chênh lệch giữa các ý kiến với chuẩn không nhiều cụ thể 41 ý kiến rất đồng ý, 41 ý kiến đồng ý và chỉ có 2 ý kiến lưỡng lự. Tuy nhiên, sự thống nhất trên lại khơng cịn nữa khi nhận định về việc tổ chức thực hiện các hoạt động GDTC đối với trẻ mầm non huyện Nhà Bè thể hiện do sự chênh lệch ý kiến của CBQL, GVMN: chỉ có khoảng 17% đến 22% trên tổng số CBQL, GVMN chọn mức Lưỡng lự, số còn lại hầu như chia ra ở 2 cực, 39% đến 49% CBQL, GVMN chọn mức Khơng đồng ý đến Ít đồng ý, 31% đến 43% cịn lại chọn mức Đồng ý ít đến Rất đồng ý, vì thế độ lệch chuẩn lên đến 1,27 đến 1,36. Với những ý kiến về những hạn chế trong việc thực hiện chương trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non công lập huyện Nhà Bè được cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá với điểm trung bình như sau: Điểm trung bình là 2,81 khi nói về q trình tổ chức thực hiện GDTC của giáo viên đôi khi chưa tốt. Điểm trung bình cho ta thấy việc thực hiện GDTC cho học sinh mầm non chỉ đạt ở mức độ trung bình, Lưỡng lự. Độ phân tán trong nhận định cũng rất cao trong đó có 39,29% cán bộ quản lí, giáo viên Ít đồng ý đến Khơng đồng ý và 42,86% cán bộ quản lí, giáo viên Đồng ý đến Rất đồng ý với nhận định “quá trình tổ chức thực hiện GDTC của giáo viên đôi khi chưa tốt”, chỉ có 17,86% cán bộ quản lí, giáo viên cịn lại đánh ở mức Lưỡng lự đối với nhận định trên.
Cũng tương tự như nhận định trên, các nhận định “Quá trình tổ chức thực hiện GDTC của giáo viên đôi khi chưa đúng theo kế hoạch”, “Quá trình tổ chức thực hiện
GDTC của giáo viên đôi khi cịn bỏ sót nội dung chương trình” cũng chỉ đạt điểm trung bình lần lượt là 2,55, 2,56 ở mức độ trung bình, Lưỡng lự. Cụ thể với nhận định “Quá trình tổ chức thực hiện GDTC của giáo viên đôi khi chưa đúng theo kế hoạch” có 45,24% cán bộ quản lí, giáo viên Ít đồng ý đến Khơng đồng ý, 32,14% cán bộ quản lí, giáo viên Đồng ý đến Rất đồng ý và 22.62% cán bộ quản lí, giáo viên còn lại đánh ở mức Lưỡng lự đối với nhận định này. Còn với nhận định “quá trình tổ chức thực hiện GDTC của giáo viên đơi khi cịn bỏ sót nội dung chương trình” có 48,81% người được khảo sát chọn mức Ít đồng ý đến Không đồng ý và 30,95% người được khảo sát chọn Đồng ý đến Rất đồng ý và 20,24% người được khảo sát còn lại chọn mức Lưỡng lự đối với nhận định này.
Để làm sáng tỏ những nhận định trên tác giả cũng đã có cuộc phỏng vấn đối với một số cán bộ quản lí và giáo viên mầm non của các trường mà đề tài này tập trung khảo sát. Theo đó ý kiến của các cán bộ quản lí 5, 6 cho rằng nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức hoạt động GDTC của giáo viên là do nhận thức chưa đúng đắn