Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0620 hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

1.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

1.1.4. Quy trình cho vay của Ngân hàng thương mại

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, bao gồm các cơng việc theo một trình tự nhất định kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hồn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.

Hầu hết các ngân hàng thương mại đều tự xây dựng cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau với kết quả cụ thể của từng giai đoạn. Việc xây dựng quy trình tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng tổ chức quản lý, đặc điểm khách hàng.tuy nhiên các quy trình đều có những nội dung chính khơng thể bỏ qua:

Bước 1: Hướng dẫn lập hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Một bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ KH những thơng tin sau:

• Thơng tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH; • Thơng tin về khả năng sử dụng và hồn trả vốn của KH; • Thơng tin về đảm bảo tín dụng;

• KH phải lập và nộp cho NH các loại giấy tờ sau: - Giấy đề nghị vay vốn;

- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của KH (giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ hoạt động);

- Phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư;

- Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất;

- Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh; - Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hồn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm sốt những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng

Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này. Một là quyết định chấp thuận cho vay đối với một KH không tốt, hai là từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. Cả hai loại sai lầm này đều dẫn đến thiệt hại đáng kể cho NH. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi, tức là thiệt hại về tài chính. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay.

Bước 4: Giải ngân

Nguyên tắc giải ngân là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Nhằm mục tiêu bảo đảm tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:

• Giám sát tài khoản hoạt động của KH tại NH; • Phân tích các BCTC của KH theo định kỳ;

• Giám sát KH thơng qua việc trả lãi định kỳ;

• Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cu ngụ của KH đứng tên vay vốn;

• Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay;

• Giám sát hoạt động KH thông qua mối quan hệ với KH khác; • Giám sát KH thơng qua những thơng tin thu thập khác;

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm có những việc quan trọng cần xử lý: thu nợ gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu 0620 hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w