Vai trò của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu 0620 hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 34)

1.2. DOANH NGHIỆP FDI

1.2.3. Vai trò của các doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế

1.2.3.1. Đối với nước đầu tư

FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên quốc tế. Thơng qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo lắp ráp và thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, các chủ đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo

hộ mậu dịch của các nước. Nói cách khác, FDI giúp các nước chủ đầu tư kiểm soát và thâm nhập vững chắc thị trường của các nước nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng triển vọng thị trường cho họ.

Đầu tư FDI còn giúp các nước đi đầu tư tận dụng được những lợi thế sản xuất ở các nước tiếp nhận đầu tư (như giá nhân cơng rẻ, chi phí khai thác tài ngun, vật liệu tại chỗ và các chi phí sản xuất khác thấp) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư. Nhờ vào đó mà rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư, đồng thời giảm bớt rủi ro đầu ra so với nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước.

FDI giúp các công ty nước ngoài xây dựng được thị trường cung cấp nguyên, vật liệu dồi dào, ổn định với giá phải chăng.

Thông qua FDI, các chủ đầu tư nước ngồi có thể đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các chủ đầu tư có thể kéo dài thêm chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước bằng cách chuyển một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống của sản phẩm sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này, góp phần tăng sản xuất tiêu thụ, giúp thu hồi vố n và tăng thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư.

1.2.3.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư

- FDI là nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư

Tỷ lệ tích luỹ vốn ở các nước tiếp nhận đầu tư thường ở mức thấp, là một trở ngại lớn cho phát triển nền kinh tế xã hội. Chính vì thế thu hút FDI là một hình thức huy động vốn để hỗ trợ cho nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. FDI vào nước tiếp nhận đầu tư sẽ tạo ra các tác động tích cực đối với việc huy

động các nguồn vốn như ODA, NGO và có tác dụng kích thích đối với việc thu hút vốn đầu tư trong nước.

Khơng những vậy, FDI cịn có nhiều ưu thế hơn so với hình thức huy động khác, ví dụ việc vay vốn nước ngồi ln đi cùng với một mức lãi suất nhất định và đôi khi trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, hoặc là các khoản viện trợ thường đi kèm với điều kiện về chính trị. Trong khi liên doanh với nước ngoài, việc bỏ vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước có thể giảm được rủi ro về tài chính bởi vì: (1) Doanh nghiệp FDI có nhiều kinh nghiệm nên có thể hạn chế và ngăn ngừa được rủi ro; (2) trong tình huống DN liên doanh có nguy cơ rủi ro thì các cơng ty mẹ sẽ có các biện pháp hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trợ giúp tài chính và nếu tình huống diễn ra xấu nhất thì họ cũng sẽ là người cùng chia sẻ rủi ro với các công ty của các nước sở tại. - FDI đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu của nước

tiếp nhận đầu tư

- FDI giúp tạo việc làm cho người lao động

Các doanh nghiệp FDI đã giúp cho một lượng lớn người lao động có cơng ăn việc làm với mức tiền lương ổn định, góp phần vào việc ổn định cuộc sống và gia tăng năng suất lao động.

- FDI giúp chuyển giao công nghệ mới

Một trở ngại rất lớn trên con đường phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư chính là trình độ kỹ thuật - công nghệ lạc hậu. Và con đường nhanh nhất để phát triển kỹ thuật - công nghệ và trình độ sản xuất của các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay là phải biết tận dụng được những thành tựu kỹ thuật - công nghệ hiện đại khi trên thế giới có nhiều cơng ty của nhiều quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngồi và thực hiện chuyển giao công nghệ cho nước nào tiếp nhận đầu tư. FDI mang lại cho nước tiếp nhận đầu tư những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, là yếu tố quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất.

- FDI góp phần thúc đẩy quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế

Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào q trình liên kết kinh tế giữa các nuớc trên thế giới, đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nuớc cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Bởi lẽ, đầu tu trực tiếp nuớc ngồi góp phần thúc đẩy nhanh chóng q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vì:

- Thơng qua đầu tu trực tiếp nuớc ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế mới ở nuớc nhận đầu tu.

- Giúp phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật - công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở các ngành này và làm tăng tỉ trọng của nó trong nền kinh tế.

- Góp phần to lớn vào tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế quốc dân.

- Thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới, làm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo huớng của một nền kinh tế hàng hoá.

1.2.3.3. Đối với NHTM

Giúp các NHTM mở rộng quy mô, tiếp cận chuẩn mực quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế và đạt đuợc những thành công đáng kể.

Tiếp cận và phát triển KHDN FDI góp phần tạo động lực để xây dựng và phát triển năng lực cạnh tranh cốt lõi của các NHTM về chính sách nhân sự, năng lực cung cấp sản phẩm dịch vụ, cũng nhu khả năng cạnh tranh đa dạng.

Việc thu hút dòng vốn FDI sẽ tạo một buớc đệm để các NHTM vuơn mình ra tầm thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp to lớn FDI đem lại cho các nuớc đầu tu lẫn nuớc nhận đầu tu, FDI cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, nuớc đi đầu tu sẽ gặp rủi ro mất vốn cao nếu đầu tu vào nơi có mơi truờng bất ổn về kinh tế và chính trị. Đối với nuớc tiếp nhận đầu tu, nếu khơng có quy hoạch đầu tu hợp lý, cụ thể và khoa học cho các nuớc đầu tu thì sẽ dẫn tới

tình trạng đầu tư tràn lan, gây mất cân đối và không đồng đều trong sự phát triển cơ cấu ngành và các vùng được đầu tư so với vùng không được đầu tư; nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai thác quá mức và môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu 0620 hoạt động cho vay doanh nghiệp FDI tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w