3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động thức xử lý kỷ luật lao động
Cần phải nâng cao hiệu quả quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động, bởi:
Trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay dẫn đến sự phân công và hiệp tác lao động càng diễn ra ở trình độ ngày càng cao thì trật tự của lao động nói chung cũng như các quy định về kỷ luật lao động nói riêng càng trở
nên quan trọng. Với ý nghĩa này, kỷ luật lao động nói chung và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng là một phạm trù tất yếu khách quan trong mọi quá trình tổ chức lao động. Dưới góc độ pháp lý, các hình thức kỷ luật lao
động là một chế định không thể thiếu của Luật lao động. Khi tham gia vào
quan hệ lao động, để đảm bảo trật tự lao động sản xuất, tránh sự tùy tiện của
người sử dụng lao động trong việc đề ra các hình thức xử lý kỷ luật lao động,
pháp luật quy định cụ thể các hình thức kỷ luật lao động mà người sử dụng
lao động có thể áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm. Do vậy,
người sử dụng lao động chỉ có thể quy định cụ thể các hành vi, mức độ vi
phạm của người lao động sẽ bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật mà pháp luật đã quy định. Những quy định cụ thể về các hành vi, mức độ vi phạm
này được thể hiện tại nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, việc tuân thủ kỷ luật lao động cũng như tuân thủ các quy
định về các hình thức kỷ luật lao động có ý nghĩa về cả mặt kinh tế, chính trị
và xã hội. Đó là cơ sở để đơn vị/doanh nghiệp tổ chức lao động một cách
dụng lao động có thể bố trí, sắp xếp lao động một cách hợp lý, để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói chung. Nếu việc áp dụng các hình thức kỷ luật lao động một cách hợp lý, đúng mục đích cịn là một trong những biện pháp quan trọng góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu …
Ngoài ra, kỷ luật lao động cũng như các hình thức xử lý kỷ luật lao
động là căn cứ để người lao động tự rèn luyện để trở thành người công
nhân/người lao động hiện đại, có tác phong cơng nghiệp, là cơ sở để họ đấu
tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất. Do vậy, việc nâng cao các
quy định này góp phần nâng cao ý thức kỷ luật của người lao động, giúp
người lao động phấn đấu hoàn thành nghĩa vụ lao động của mình, đồng thời
cũng giúp người sử dụng lao động trong việc tổ chức, điều hành lao động theo
nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trong việc khen thưởng những người chấp hành tốt và xử lý đối với những người vi phạm.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay,
việc thiết lập, củng cố trật tự kỷ luật theo hướng công nghiệp hiện đại là một vấn đề có tính bức xúc. Những thói quen, tập quán, tác phong lao động của một nền sản xuất nhỏ, tiểu nơng gây ra khơng ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, pháp luật lao động nói chung và những quy
định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng càng có ý nghĩa quan
trọng trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động ở nước ta. Hơn nữa, việc
nâng cao trật tự, nền nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ các quy
định liên quan đến các hình thức kỷ luật lao động của người lao động là
những yếu tố quan trọng để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hịa. Đó
cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.