luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động
Qua xem xét đánh giá thực trạng pháp luật lao động hiện hành về các
hình thức xử lý kỷ luật lao động và thực tiễn thi hành, chúng ta có thể thấy
được những hạn chế, tồn tại trong các quy định của pháp luật cho thấy một
số vướng mắc, bất cập khi áp dụng vào thực tế. Để nâng cao hiệu quả thực
hiện quy định pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến các hình
thức xử lý kỷ luật lao động
Việc hồn thiện các quy định liên quan đến kỷ luật lao động nói chung
và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay là một yêu cầu tất yếu khách quan. Điều đó khơng chỉ xuất phát từ thực trạng các quy định của pháp luật, từ thực tiễn thực hiện pháp luật mà cịn xuất phát từ chính u cầu của quan hệ lao động, của xu thế hội nhập quốc tế. Qua phân tích ở chương 2, chúng ta có thể thấy: Về cơ bản các quy định về xử lý kỷ luật lao động nói chung và các hình thức xử lý kỷ luật lao
động nói riêng cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của các quan hệ lao động
hiện nay, góp phần đảm bảo trật tự kỷ cương của nhà nước trong lĩnh vực lao
động, đồng thời đảm bảo quyền quản lý của người sử dụng lao động, đảm bảo
quyền lợi của người lao động và có những quy định nhằm hạn chế sự lạm quyền của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, qua q trình thực hiện trên thực tiễn vẫn cịn những hạn chế, bất cập và tồn tại trong các quy định của pháp luật lao động hiện hành về các hình thức xử lý kỷ luật lao động như về hình thức, thủ tục xử lý, thời hiệu, … Một số quy định chưa phù hợp với
thực tiễn, thiếu tính khả thi gây ra những vướng mắc, bất cập trong việc xử lý kỷ luật lao động. Thủ tục xử lý kỷ luật lao động tuy đơn giản, ngắn gọn
song một số thủ tục cịn bất cập, vướng mắc, khó thi hành trên thực tế gây ra tình trạng quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động nhiều khi khơng được đảm bảo.
Ngồi ra, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động
ngày càng trở nên phức tạp, người sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi
nhuận trong khi đó người lao động lại có ý thức kỷ luật chưa cao, số lượng
người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động còn tương đối nhiều.
Còn nhiều trường hợp người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật lao động
không chỉ vi phạm các quy định về căn cứ xử lý mà còn vi phạm cả về
nguyên tắc xử lý kỷ luật, thủ tục xử lý kỷ luật, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật … Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động
– chủ thể có vị thế yếu trong quan hệ lao động.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng nói trên, có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức xây dựng pháp luật, có nguyên nhân xuất phát từ việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Bên cạnh đó, các vụ việc về xử lý kỷ luật lao
động trên thực tế rất đa dạng và phong phú, pháp luật về các hình thức xử lý
kỷ luật lao động không phải lúc nào cũng có thể điều chỉnh kịp thời mọi trường hợp trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào đi nữa thì việc nghiên cứu,
xem xét, đánh giá một cách thấu đáo, khoa học các hạn chế, bất cập của pháp
luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả các quy định của pháp luật lao động hiện hành
về các hình thức xử lý kỷ luật lao động là điều hết sức cần thiết. Nó sẽ góp phần hồn thiện hơn các quy định của pháp luật và các quy định của pháp luật sẽ phù hợp hơn khi áp dụng trên thực tế, góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định trật tự sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả cho hoạt động
quản lý lao động, đẩy mạnh tiến trình phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động nói chung và pháp luật về các hình thức kỷ luật lao động nói riêng
Để đảm bảo các quy định hiện hành về các hình thức xử lý kỷ luật lao
động được thực hiện có hiệu quả trên thực tế, một trong những việc quan
trọng đầu tiên phải kể đến đó là nâng cao nhận thức, hiểu biết của các người
sử dụng lao động và người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động. Đặc biệt, cần quan tâm, tổ chức thực hiện tốt và thiết thực công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động, trong đó, tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Lao động 2012 cùng các văn bản hướng dẫn mới có hiệu lực thi hành.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật lao động cịn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt được kết quả cao do nhiều nguyên nhân, như:
- Đội ngũ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao
động nói chung và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng cịn mỏng và năng lực còn yếu;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn, khơng được bố trí kinh phí riêng cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Các trang thiết bị hỗ trợ cho cơng tác tun truyền cịn hạn chế, chưa thu hút, truyền tải cho người nghe một cách sinh động;
- Hệ thống tài liệu, thiết bị phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu trên
thực tế; văn bản pháp luật còn thiếu cụ thể, chưa rõ ràng; nhiều văn bản thiếu tính khả thi; tính ổn định của văn bản chưa cao thường xuyên sửa đổi, bổ
sung; hoặc phải chờ văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp dưới, làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động còn chưa cao …
Do vậy, còn rất nhiều người sử dụng lao động và người lao động chưa hiểu và nắm vững được các quy định pháp luật lao động nói chung và các hình thức kỷ luật lao động nói riêng.
Để khắc phục được tình trạng này, góp phần nâng cao hiệu quả thực
hiện quy định của pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động, có thể xem xét áp dụng các biện pháp như sau:
- Tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, đặc biệt đào tạo về kiến thức pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, có
chính sách đầu tư trang thiết bị cơng nghệ thông tin cho các tổ chức, cá nhân đội ngũ báo cáo viên nhằm sử dụng vào công tác tuyên truyền được hiệu quả.
- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị nhằm trao đổi, giới thiệu các văn bản pháp luật lao động về các hình thức xử lý kỷ luật lao động cho người sử
dụng lao động và người lao động. Đặc biệt, cần khuyến khích các doanh
nghiệp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại doanh nghiệp.
- Thường xuyên cung cấp và cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật
nói chung và các văn bản liên quan đến các hình thức xử lý kỷ luật lao động
nói riêng qua cổng thông tin điện tử của Bộ lao động thương binh và xã hội,
Sở lao động thương binh và xã hội và của các đơn vị (nếu có) nhằm thuận tiện trong việc thực hiện của người lao động và người sử dụng lao động.
- Đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tạo tính tích
cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau
như tổ chức thi tìm hiểu, phổ biến các văn bản pháp luật về lao động nói
chung và các hình thức xử lý kỷ luật lao động nói riêng; Tư vấn, giải đáp
bằng văn bản hoặc qua điện thoại … Qua đó, hình thành ý thức tự giác, thói
quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của người lao động và
- Xây dựng, hoàn thiện bộ tài liệu phục vụ công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật; đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến pháp luật [17].
Tóm lại, mỗi giải pháp nêu trên đều giữ một vai trò quan trọng nhất
định trong việc nâng cao nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về các hình thức
xử lý kỷ luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, đơn vị cần căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể tại đơn vị mình mà áp dụng, kết hợp các biện pháp này một cách hợp lý để đảm bảo tăng cường hiệu quả việc áp dụng pháp luật về các hình thức xử lý kỷ luật lao động trên thực tế.
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy định pháp luật lao động về các hình thức xử lý kỷ luật lao động