Cơ sở đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​ (Trang 92 - 96)

3.1.1. Cơ sở lí luận

Sự hình thành và phát triển nhân cách của các em học sinh được thuận lợi khi có sự phối hợp của cả ba mơi trường giáo dục là giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội.

Gia đình là một tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia trên thế giới, gia đình có vai trị vơ cùng to lớn trong việc giáo dục học sinh, là chỗ dựa tinh thần quan trọng trong đời sống tình cảm của các em.

Nhà trường là môi trường giáo dục học sinh một cách hiệu quả nhất, tại nhà trường các em không chỉ được tiếp thu những kiến thức về văn hóa mà cịn được rèn luyện về kỹ năng sống và những kiến thức về xã hội để các em trở thành người trí thức.

Xã hội là mơi trường sống để các em vận dụng những kiến thức có được từ giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình vào thực tiễn cuộc sống.

Muốn tạo được sự phối hợp chặt chẽ của ba môi trường giáo dục này này, thì nhà trường cần phải phát huy vai trị trọng tâm trong cơng tác tổ chức hoạt động phối hợp và xây dựng nội dung phối hợp, phương pháp phối hợp giáo dục của nhà trường, gia đình và các lực lượng giáo dục trong xã hội.

Để hoạt động phối hợp thật tốt và đạt kết quả cao, nhà trường cần đa dạng hóa các biện pháp phối hợp, xây dựng nội dung phối hợp phong phú để thu hút sự quan tâm tham gia của gia đình học sinh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp góp phân nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

3.1.2. Cơ sở pháp lí

- Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác giáo dục trẻ em, học sinh và sinh viên.

- Luật Giáo dục năm 2005, theo Điều 93: “Trách nhiệm của nhà trường:

nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục”. Điều 94: “Trách nhiệm của gia đình: cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm ni dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa tạo mơi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”

- Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học, theo Điều 31 quy định: “Phối

hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ mơn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp học sinh lớp chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường”. Theo Điều 45 như sau: “Trách nhiệm của nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lí giáo dục”.

- Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh. Theo Điều 4:

với GVCN lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh bỏ học trở lại tiếp tục học tập, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh hồn cảnh khó khăn khác”.

- Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Theo Điều 5 quy định: “Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em: việc bảo vệ chăm sóc

và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và cơng dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Sự PHGD học sinh giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ mang đến kết quả học tập tốt cho HS. Qua việc phân tích thực trạng quản lí sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS ở các trường THPT ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tơi nhận thấy trong cơng tác quản lí sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS của HT đã đạt được một số kết quả nhất định trong khâu quản lí việc xây dựng kế hoạch phối hợp của GVCN, tuy nhiên cơng tác quản lí sự phối hợp của HT hiện nay cịn một số hạn chế cần khắc phục:

- Cơng tác quản lí sự phối hợp của HT cịn thiếu chặt chẽ, chưa quan tâm và động viên GVCN trong hoạt động phối hợp với CMHS.

- Đa số GVCN có ý thức trách nhiệm rất cao trong hoạt động phối hợp, tuy nhiên vẫn còn một số GVCN chưa quan tâm đến hoạt động phối hợp với CMHS, cịn thiếu tích cực trong hoạt động phối hợp.

- Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đa số rất quan tâm đến công tác phối hợp với CMHS, tuy nhiên vẫn còn một số chưa thật sự quan tâm hỗ trợ GVCN tổ chức phối hợp với CMHS.

- Đa số CMHS còn xem nhẹ hoạt động PHGD với nhà trường, mà xem việc học tập là trách nhiệm của nhà trường là chính, thiếu quan tâm hợp tác với GVCN trong việc giáo dục HS.

- Việc củng cố và hồn thiện bộ máy quản lí hoạt động PHGD học sinh của HT và việc xây dựng quy chế về công tác phối hợp, xây dựng cơ chế điều hành hoạt động phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp chưa được HT thực hiện thường xuyên và kịp thời.

- Công tác kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp chưa được HT thực hiện thường xuyên, chưa quan tâm đến nội dụng phối hợp, phương pháp phối hợp và hình thức phối hợp chưa thật sự thu hút CMHS.

- HT nhà trường chưa đề ra các tiêu chí nhận xét, đánh giá đối với GVCN trong việc tổ chức phối hợp với CMHS.

- Công tác vận động tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự PHGD học sinh của GVCN với CMHS của HT với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường chưa được HT làm tốt.

- HT chưa kịp thời tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp của ba môi trường giáo dục là giáo dục nhà trường, giáo gia đình và xã hội trong hoạt động phối hợp giáo dục học sinh.

- HT chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PHGD học sinh của nhà trường với CMHS.

Từ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, chúng tơi cho rằng việc đề xuất các một số giải pháp quản lí sự PHGD học sinh đúng đắng, với điều kiện thực tế cơng tác quản lí sự PHGD học sinh hiện nay, ở sẽ góp phần nâng cao hoạt động phối hợp giữa GVCN và CMHS trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​ (Trang 92 - 96)