Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí hoạt động phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​ (Trang 98)

3.2. Đề xuất các biện pháp

3.2.2. Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí hoạt động phố

hợp, xây dựng quy chế phối hợp và cơ chế điều hành hoạt động phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh

HT củng cố và hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lí hoạt động phối hợp của nhà trường, nhằm tổ chức công tác phối hợp, xây dựng quy chế phối hợp, xây dựng cơ chế điều hành hoạt động phối hợp giữa CMHS và nhà trường là yêu cầu hàng đầu của HT. Để lãnh đạo, quản lí và điều hành chỉ đạo các hoạt động phối hợp mang lại hiệu quả cao, qua tìm hiểu cơng tác PHGD học sinh trên địa bàn huyện Bình Tân, tơi thấy có trường chưa thành lập Ban chỉ đạo hoặc chưa cũng cố Ban chỉ đạo hoạt động PHGD học sinh của nhà trường với CMHS.

HT chưa xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS, nhà trường chưa xây dựng cơ chế điều hành hoạt động phối hợp. Để hoạt động phối hợp của nhà trường với CMHS mang lại hiệu quả cao, thì mỗi đơn vị cần xây dựng và cũng cố bộ máy quản lí hoạt động phối hợp, xây dựng quy chế hoạt động phối hợp với Ban đại diện CMHS là việc làm cấp thiết, mục đích nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp.

- Mục tiêu của biện pháp

HT hoàn thiện cơ cấu nhân sự Ban chỉ đạo hoạt động phối hợp của nhà trường với CMHS, HT xây dựng cơ chế điều hành hoạt động phối hợp và xây dựng quy chế PHGD học sinh giữa nhà trường với Ban đại diện CMHS.

HT thành lập Ban chỉ đạo hoạt động phối hợp, xây dựng quy chế phối hợp và cơ chế điều hành hoạt động phối hợp có phân cơng nhiệm vụ từng thành viên và điều hành hoạt động phối hợp theo đúng quy định, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của HT. HT phải thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc thực hiện của Ban chỉ đạo hoạt động phối hợp kip thời.

- Nội dung và cách thức thực hiện

Vào đầu năm học, HT tham mưu với cấp ủy đảng, phối hợp với tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên và các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường, trong đó nhà trường mời thêm trưởng Ban đại diện CMHS để thành lập Ban chỉ đạo công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và CMHS.

+ Thành lập Ban chỉ đạo

Ban chỉ đạo gồm có 01 Trưởng ban là HT (là Bí thư chi bộ hoặc Bí thư đảng ủy của trường); 01 Phó ban trực (là đồng chí P.HT phụ trách công tác chủ nhiệm); thêm 01 Phó trưởng ban (trưởng Ban đại diện CMHS của trường); các ủy viên là đồng chí Bí thư đồn thanh niên, chủ tịch cơng đồn, trưởng ban thanh tra nhân dân và GVCN các lớp; thư ký là tổ trưởng tổ văn phòng.

+ Cơ chế hoạt động

Ban chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách, trong đó đồng chí trưởng ban với vai trò phụ trách chung, chỉ đạo chung mọi hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo.

Phân cơng đồng chí P.HT là phó trưởng Ban chỉ đạo phụ trách công tác học tập của HS trên lớp và tham mưu xây dượng kế hoạch phối hợp với

trưởng Ban đại diện CMHS; đồng chí bí thư đồn trường quản lí nề nếp học sinh và phối hợp với GVCN trong các hoạt động phong trào; phân công GVCN theo dõi quá trình học tập và nề nếp học sinh, phối hợp với đoàn thanh niên và tổ chức phối hợp với CMHS qua Ban đại diện CMHS của lớp, là cầu nối quan trọng trong hoạt động phối hợp và thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động phối hợp cho đồng chí P.HT là Phó ban chỉ đạo; đồng chí chủ tịch cơng đồn phụ trách cơng tác phối hợp cùng đồng chí trưởng Ban chỉ đạo trong việc tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạo hoạt động phối hợp với CMHS; đồng chí trưởng ban đại diện CMHS của nhà trường là Phó ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo các chi hội trưởng của các chi hội lớp tăng cường quản lí việc học tập, rèn luyện đạo đức, sinh hoạt của học sinh ở nhà, đồng chí Trưởng ban đại diện CMHS tuyên truyền đến các bậc phụ huynh kế hoạch phối hợp, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và biện pháp PHGS học sinh, yêu cầu cơ bản trong việc phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội để họ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lí con cái trong việc học tập, rèn luyện, đảm bảo chuyên cần; thư ký Ban chỉ đạo là tổ trưởng văn phòng phụ trách soạn thảo văn bản cho các hoạt động phối hợp.

Kế hoạch phối hợp phải đưa ra phù hợp với tình hình nhà trường, trong đó kế hoạch phải đủ các nội dung và phù hợp với điều kiện thực tế từng lớp học, thuận lợi cho CMHS tham gia và các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện; kế hoạch phải thể hiện rõ ràng, ghi cụ thể thời gian tiến hành và kết thúc, phân công nhiệm vụ cụ thể các đối tượng tham gia; kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở thực tế ở địa phương và của nhà trường.

GVCN theo dõi tình hình học tập và việc thực hiện nề nếp của của HS, ghi nhận những trường hợp học sinh vắng học thường xuyên, bỏ tiết, học tập chưa tốt....GVCN báo ngay cho CMHS các em, những trường hợp bất thường báo ngay cho đồng chí phó trưởng ban chỉ đạo là P.HT theo dõi và có hướng tham mưu HT giải quyết.

Cơng tác xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo là công việc quan trọng của HT trong công tác quản lí, vì nó định hướng cho Ban chỉ đạo chỉ đạo hoạt động phối hợp hoạt động được chặt chẽ hơn, qua đó góp phần quan trọng nâng cao các hoạt động phối hợp của các lực giáo dục trong nhà trường với CMHS được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Qua việc khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằng đa số nhà trường có kế hoạch phối hợp và quy chế phối hợp hoạt động giữa nhà trường với CMHS nhưng cịn mang tính hình thức, trong q trình thực hiện hoạt động phối hợp cịn chưa được thu hút CMHS tham gia đầy đủ, thường chỉ dừng lại ở việc tổ chức họp CMHS đầu năm học, gởi sổ liên lạc về gia đình học sinh, điện thoại cho CMHS hay mời CMHS những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy nề nếp đến nhà trường là chủ yếu, mà ít khi nhà trường scó những hoạt động phối hợp mang tính thu hút, hấp dẫn được CMHS quan tâm tham gia đầy đủ.

Chính vì lẽ đó, việc củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lí hoạt động phối hợp, xây dựng quy chế phối hợp, nội dung phối hợp, xây dựng cơ chế điều hành hoạt động phối hợp thì việc thành lập Ban chỉ đạo hoạt động phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp là việc làm cấp thiết mà HT khẩn trương thực hiện để hoạt động phối hợp được hiệu quả hơn.

3.2.3. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện đa dạng các hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh

Đa dạng các hình thức phối hợp là biện pháp quan trong mà HT chỉ đạo GVCN phối hợp với CMHS trong hoạt động phối hợp. Có rất nhiều hình thức phối hợp hiệu quả mà GVCN tổ chức phối hợp với CMHS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phối hợp.

- Mục tiêu của biện pháp

Đa dạng các hình thức PHGD học sinh của GVCN với CMHS là cách thức mà HT chỉ đạo cho GVCN thực hiện hoạt động phối hợp với CMHS. Việc sử dụng và kết hợp các hình thức PHGD học sinh phải đa dạng, GVCN

vận dụng khéo léo và linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác phối hợp với CMHS để giáo dục HS.

- Nội dung và cánh thức thực hiện

Tổ chức các hình thức hoạt động phối hợp của GVCN với CMHS thông qua sổ liên lạc điện tử, gửi gmail, gọi điện thoại, họp CMHS đầu năm học, đấn nhà thăm hỏi học sinh... là những hình thức phối hợp cơ bản mà HT chỉ đạo GVCN thực hiện phối hợp với CMHS.

+ Tổ chức họp CMHS định kỳ

GVCN tổ chức họp CMHS của lớp mình hàng tháng hoặc từng học kỳ sau khi có kết quả thi học kỳ. Qua các cuộc họp GVCN thông tin cho CMHS biết được những kế hoạch, nội dung, phương pháp giảng dạy của nhà trường, những thông tin cần thiết của trường cần cung cấp cho phụ huynh được biết, CMHS được cung cấp những thơng tin cần thiết của lớp học, CMHS có thể những trao đổi trực tiếp với GVCN về vấn đề học tập của con em mình trong quá trình học tập tại nhà trường.

Từ việc tổ chức họp CMHS, GVCN có điều kiện lắng nghe ý kiến của quý CMHS phản ánh với nhà trường và lớp học từ những ý kiến đó GVCN tìm ra được những giải pháp phối hợp với phụ huynh học sinh tốt hơn trong việc giáo dục học sinh. Khi tiến hành cuộc họp, GVCN cần chuẩn bị kỹ nội dung cho cuộc họp, xin ý kiến với HT những nội dung cần thiết trao đổi với CMHS thuộc phạm vi của nhà trường, GVCN cần phải khéo léo và tế nhị khi tổ chức họp CMHS. Luôn lắng nghe ý kiến của CMHS, GVCN nên nói những việc chung của lớp tránh những trường hợp phê bình học sinh trước tập thể CMHS vì làm như vậy sẽ làm CMHS mất mặt trước tập thể CMHS của lớp, GVCN nên khéo léo mời CMHS những trường hợp học sinh chưa ngoan để trao đổi riêng vì đây là những vấn đề tế nhị.

Khi đến thăm hỏi gia đình các em học sinh, GVCN có cơ hội tìm hiểu hồn cảnh gia đình, điều kiện sống, điều kiện học tập, hồn cảnh kinh tế của gia đình… thơng qua gia đình GVCN tiếp xúc với cha, mẹ hoặc người thân nuôi dưỡng các em để kịp thời trao đổi kết quả học tập cũng như tư vấn cho gia đình việc học của các em. Việc tiếp xúc với gia đình các em, thơng qua việc trao đổi với những người thân trong gia đình GVCN cũng nắm được những đặc điểm tính cách của các em ở nhà từ đó có biện pháp giáo dục hợp lí, GVCN đến thăm gia đình học sinh làm cho mối quan hệ phối hợp giữa GVCN và gia đình trở nên thuận lợi, qua đó CMHS có niềm tin từ GVCN, từ nhà trường từ đó hiệu quả cơng tác giáo dục được nâng cao. Tuy nhiên, đối với những em học sinh có hồn cảnh gia đình khó khăn hoặc những trường hợp có hồn cảnh đặc biệt GVCN nên nghiên cứu kỹ trước khi đến thăm gia đình các em, vì ở lứa tuổi này một số em rất mặc cảm với điều kiện hồn cảnh gia đình khó khăn của mình, GVCN nên trao đổi thống nhất với các em trước khi quyết định đến thăm gia đình các em.

+ Mời CMHS đến trường để gặp gỡ, trao đổi trực tiếp

Hình thức này HT và GVCN sử dụng thường xuyên, thường là những trường hợp học sinh vi phạm nề nếp học tập, về nề nếp kỷ luật nhà trường hoặc học sinh có biểu hiện học tập chưa tốt, vi phạm ở mức nghiêm trọng cần trao đổi bàn bạc với cha mẹ học sinh để nhà trường và gia đình đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng.

GVCN có thể mời CMHS đến cùng trao đổi với GVCN, với HT cùng tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh hiệu quả nhất, CMHS đến trường cũng tạo điều kiện cho phụ huynh tiếp xúc môi trường học tập của con em mình từ đó có biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình một cách có hiệu quả nhất.

Tuy nhiên nhà trường khơng quá lạm dụng phương pháp này, vì những lỗi vi phạm nhỏ của HS mà quyết định mời CMHS đến trường, để trao đổi với

nhà trường vì sẽ ảnh hưởng đến tâm lí của phụ huynh và cả HS. Vì vậy GVCN nên cân nhắc thật kỹ, chỉ nên mời CMHS những trường hợp thật cần thiết cần CMHS đến trường để phối hợp. GVCN cũng cần tránh lạm dụng việc mời phụ huynh đến trường thường xun, vì có những trường hợp tế nhị mà GVCN chỉ cần trao đổi đổi với CMHS qua điện thoại hoặc đến nhà CMHS để trao đổi là được.

+ Liên hệ với CMHS thông qua sổ liên lạc hay sổ liện lạc điện tử

Trong quá trình giảng dạy và học tập của HS, GVCN cần có kế hoạch định kỳ thơng báo cho CMHS biết kết quả hai mặt giáo dục của học sinh thông qua sổ liên lạc hoặc sổ liên lạc điện tử. Bằng hình thức này CMHS biết được tình hình học tập của con em mình ở trường. GVCN và CMHS có thể trao đổi định kỳ hoặc đột xuất những nội dung có liên quan đến việc học tập của các em nhanh nhất.

+ Liên hệ với CMHS thông qua ban đại diện CMHS

GVCN liên hệ CMHS theo định kỳ, từng học kỳ khi họp toàn thể CMHS của lớp, chi hội trưởng của lớp họp cùng Ban đại diện CMHS và BGH nhà trường họp thống nhất kế hoạch phối hợp hoạt động, khi họp ở lớp chi hội trưởng của lớp triển khai lại cho lớp để thực hiện kế hoạch phối hợp. HT có trách nhiệm phối hợp với gia đình thơng qua Ban đại diện CMHS để giáo dục học sinh để thống nhất mục tiêu, quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường và gia đình thơng qua Ban đại diện CMHS. Huy động sự đóng góp của ban đại diện CMHS chăm lo cho các em, góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường và gia đình.

+ Liên hệ với CMHS qua thư điện tử, gmail, thư tay, điện thoại

Liên hệ với CMHS qua thư điện tử, gmail, thư tay, điện thoại là một trong những hình thức mà GVCN và CMHS thường sử dụng và đạt hiệu quả cao giữa công tác phối hợp giữa GVCN và CMHS trong việc giáo dục học sinh. Hình thức này cho phép GVCN thơng tin nhanh, kịp thời đến gia đình

học sinh, đây là hình thức phối hợp rất tiện lợi và hiệu quả cao, GVCN có thể thơng tin những nội dung mà nhà trường cần thông báo đến CMHS hiệu quả nhất.

3.2.4. Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp của đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp của ba môi trường giáo dục là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội trong hoạt động phối hợp giáo dục học sinh

HT tham mưu các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, các lực lượng giáo dục phối hợp với nhà trường nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác phối hợp. Công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp là một trong những yêu cầu cần thiết trong hoạt động quản lí của HT, nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp của các môi trường giáo dục để giáo dục HS. Môi trường giáo dục học sinh của nhà trường, gia đình xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nhân cách cho học sinh THPT, công tác chỉ đạo sự phối hợp của các cấp ủy đảng, của chính quyền địa phương giúp cho hoạt động phối hợp có sự đồng thuận cao để nâng cao hiệu quả PHGD.

- Mục tiêu của biện pháp

HT đẩy mạnh công tác tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp để nâng cao hiệu quả của hoạt động động phối hợp của nhà trường, gia đình học sinh và xã hội.

- Nội dung và cách thức thực hiện

HT tham mưu các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tuyên truyền vận động nhân dân và CMHS chăm lo sự nghiệp giáo dục và đẩy mạnh hoạt động phối hợp với nhà trường, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​ (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)