Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​ (Trang 112)

đề xuất

Qua nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng quản lí cơng tác PHGD học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, đề tài đã đưa ra 08 biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS. Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trên, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 10 CBQL (03 HT và 07 P.HT) và 70 GVCN , 60 GVBM, 120 CMHS các trường và 40 lực lượng xã hội trên địa bàn huyện Bình Tân. Đối tượng khảo nghiệm đều là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phối hợp giáo dục học sinh của nhà trường với CMHS.

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết (SL, %) Cấp thiết (SL, %) Ít cấp thiết (SL, %) Khô ng cấp thiết (SL, %) Rất khả thi (SL, %) Khả thi (SL, %) Ít khả thi (SL, %) Khơ ng khả thi (SL, %) 1 Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS 257 85.6 43 14.4 0 0 0 0 269 89.6 17 5.6 12 4 2 0.8 2 Cũng cố và hoàn thiện bộ máy quản lí hoạt động phối hợp, xây dựng quy chế phối hợp và cơ chế điều hành hoạt động phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp 231 77 50 16.6 18 6.4 0 0 263 87.6 10 3.3 15 5 12 5.1 3

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện đa dạng các hình thức phối hợp với CMHS 265 88.3 35 11.7 0 0 0 0 240 80 50 16.6 5 1.6 5 1.6 4

Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp của ba môi trường giáo dục là giáo dục nhà trường, giáo gia đình và xã hội trong hoạt động phối hợp giáo dục học sinh 220 73.3 65 21.6 15 5,1 0 0 51 83.6 25 8.3 14 4.8 10 3.3 5

Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác vận động xã hội hóa và tranh thủ các điều kiện hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội cho hoạt động phối hợp giáo dục học sinh

6

Hiệu trưởng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp giáo dục học sinh của GVCN với CMHS 232 76.6 54 18 14 5.4 0 0 231 77 41 13.8 14 4.6 14 4.6 7

Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp của GVCN và CMHS 240 80 40 13.3 20 6.7 0 0 243 81 34 11.3 10 3.3 13 5.4 8

Hiệu trưởng quản lí chặt chẽ kế hoạch phối hợp của GVCN với CMHS 248 82.6 47 15.6 5 1.8 0 0 238 79.3 21 7 20 6.6 21 7.0

3.3.1. Tính cấp thiết của biện pháp

Khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất, theo kết quả Bảng 3.1 cho thấy các biện pháp được đưa ra lấy ý kiến đều cho rằng là cấp thiết và rất cấp thiết cần được vận dụng vào hoạt động phối hợp giáo dục của nhà trường và gia đình học sinh.

Biện pháp: “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện đa dạng các hình thức phối hợp với CMSH ” đạt mức độ rất cấp thiết là 88,3% và

cấp thiết là 11,7%.

Biện pháp: “Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức

về tầm quan trọng của sự phối hợp giáo dục học sinh của nhà trường với gia đình và xã hội” đạt mức độ rất cấp thiết 85,6% và cấp thiết 14,4%.

Các biện pháp còn lại, tất cả đều thể hiện tính cấp thiết và rất cấp thiết. Chính vì lẽ đó, các biện pháp đề xuất đều cấp thiết và rất cấp thiết cần phải được triển khai vào thực tiễn giáo dục để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh của nhà trường và CMHS các trường trên địa bàn huyện Bình Tân.

3.3.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 cho thấy đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp quản lí sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS đều rất khả thi và khả thi.

Việc áp dụng các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác PHGD học sinh của GVCN và CMHS ở các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tơi đã đề xuất 8 biện pháp quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp điều cấp thiết và khả thi.

Để phát huy hiệu quả của các biện pháp này thì địi hỏi phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, của lãnh đạo nhà trường, của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, CMHS và đặc biệt là sự nhiệt tình và tâm huyết của quý thầy, cô GVCN nhằm phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của từng lực lượng phối hợp làm cho hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình học sinh đạt hiệu quả cao, đồng thời phải biết kết hợp các biện pháp để có thể hỗ trợ lẫn nhau, phát huy hiệu quả tối đa hiệu quả của mỗi biện pháp.

Từ những thực trạng trên, tôi đề xuất các biện pháp quản lí góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, như sau:

- Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự PHGD học sinh của GVCN với CMHS và xã hội.

- Củng cố và hồn thiện bộ máy quản lí, xây dựng quy chế về cơng tác phối hợp, cơ chế điều hành hoạt động phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp.

- HT chỉ đạo GVCN thực hiện đa dạng các hình thức phối hợp của GVCN với CMHS.

- HT đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp của ba môi trường giáo dục là giáo dục nhà trường, giáo gia đình và xã hội trong hoạt động PHGD học sinh.

- HT đẩy mạnh cơng tác vận động xã hội hóa và tranh thủ các điều kiện hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội cho hoạt động PHGD học sinh.

- HT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PHGD học sinh của GVCN với CMHS.

- HT tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp của GVCN và CMHS.

- HT quản lí chặt chẽ công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch phối hợp của GVCN với CMHS.

Các biện pháp đề xuất trên có quan hệ biện chứng và tác động qua lại hỗ trợ nhau, việc sử dụng linh hoạt các biện pháp sẽ nâng cao hiệu quả cơng tác quản lí sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS, góp phân nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Nếu nhà trường thực hiện nghiệm túc các biện pháp quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS theo đề xuất thì sẽ nâng cao chất lượng giáo dục học sinh sẽ được nâng cao.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo dục HS là trách nhiệm của nhà trường, của gia đình và cả xã hội, để giáo dục HS đạt hiệu quả thì cơng tác PHGD của ba mơi trường giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội là rất quan trọng. Trong đó nhà trường và gia đình là hai mơi trường giáo dục trực tiếp giáo dục HS, nó quyết định đến kết quả học tập và việc hình nhân cách của các em.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động PHGD giữa GVCN và CMHS, chúng tơi tiến hành khảo sát và phân tích thực trạng quản lí hoạt động PHGD HS của GVCN và CMHS tại các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Qua việc nghiên cứu chúng tôi rút ra được một số nội dung quan trọng như sau:

Học sinh THPT là lứa tuổi đang phát triển, tâm sinh lí có sự thay đổi, việc giáo dục nhân cách cho các em là một q trình khó khăn cần có sự hỗ trợ và phối hợp của ba môi trường giáo dục là nhà trường, gia đình và xã hội. Ở nhà trường GVCN và CMHS cần chủ động phối hợp với nhau để trao đổi việc học tập và cùng thống nhất chung về mục tiêu, nội dung và phương pháp PHGD, qua đó cùng nâng cao tinh thần trách nhiệm của GVCN và CMHS.

Trong những năm qua việc quản lí sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS của HT tại các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cịn hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động PHGD. Công tác kiểm tra, đánh giá HĐPH giữa GVCN và CMHS chưa được HT quan tâm thường xuyên.

Vai trò của GVCN là rất quan trọng, là người thay mặt HT tổ chức các HĐPH với CMHS, là người thực hiện kế hoạch phối hợp và xây dựng nội dung phối hợp, tổ chức các hình thức phối, xây dựng phương pháp phối hợp, là yếu tố quyết định đến chất lượng của HĐPH.

Bên cạnh vai trị của GVCN thì vai trị của CMHS và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường cùng hỗ trợ GVCN để PHGD với CMHS là nhiệm vụ hàng đầu, quyết định đến việc hình thành nhân cách và chất lượng học tập của các em HS.

Từ việc nghiên cứu thực trạng tại địa phương cho thấy CMHS còn thiếu sự quan tâm đến việc giáo dục con cái, chưa nhiệt tình hợp tác và tổ chức phối hợp với GVCN cùng giáo dục HS. Ban đại diện CMHS chưa phát huy hết vai trị và trách nhiệm của mình nhằm huy động, tập hợp CMHS phối hợp với GVCN.

Đa số các em HS có hồn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình cịn thiếu quan tâm đến việc học tập. Các ban ngành, đồn thể cịn chưa nhận thức cao về tầm quan trọng của HĐPH với GVCN. Chính quyền địa phương các cấp chưa thường xuyên tuyên truyền vận động và chỉ đạo các ban ngành đoàn thể tổ chức phối hợp với HT để giáo dục HS.

Về phía nhà trường, từ việc nghiên cứu thực trạng cho thấy HT chưa có giải pháp quản lí hiệu quả sự PHGD của GVCN và CMHS. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường còn chưa nhận thức cao về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa GVCN và CMHS nên HĐPH hiệu quả chưa cao. Một số GVCN cịn chưa nhiệt tình và tâm huyết với cơng tác chủ nhiệm, nghiệp vụ chun mơn cơng tác chủ nhiệm cịn hạn chế nên kỹ năng tổ chức HĐPH chưa tốt. Công tác tài chính để hỗ trợ cho việc tổ chức HĐPH cịn hạn chế do vướng cơ chế tài chính của ngành. Cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ thơng tin hỗ trợ cho HĐPH cịn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.

Đề đạt mục tiêu quản lí việc GVCN phối hợp với CMHS thật sự hiệu quả, kết hợp việc nghiên cứu lí luân về hoạt động này, tác giả để xuất 8 giải pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự PHGD học sinh của GVCN với CMHS; củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lí, xây dựng quy chế về công tác phối hợp, cơ chế điều hành

hoạt động phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp; HT chỉ đạo GVCN thực hiện đa dạng các hình thức phối hợp của GVCN với CMHS; HT đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp của ba môi trường giáo dục là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội trong hoạt động PHGD học sinh; HT đẩy mạnh công tác vận động xã hội hóa và tranh thủ các điều kiện hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội cho hoạt động PHGD học sinh; HT đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PHGD học sinh của GVCN với CMHS; HT tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp của GVCN và CMHS; HT quản lí chặt chẽ cơng tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch phối hợp của GVCN với CMHS.

Các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động PHGD học sinh của các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Sở GD&ĐT Vĩnh Long

- Tổ chức tập huấn công tác PHGD học sinh GVCN và CMHS cho BGH, GVCN, GVBM và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và trưởng Ban đại diện CMHS.

- Cần có chế độ khen thường những đơn vị đạt thành tích tốt trong hoạt

động PHGS học sinh với CMHS và các tổ chức đoàn thể.

- Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động phối hợp.

2.2. Đối với Hiệu trưởng

+ Thường xuyên tham gia họp định kỳ cùng với Ban đại diện CMHS của lớp.

+ Hỗ trợ kinh phí cho GVCN khi đến thăm nhà các em học sinh có nhà xa.

+ Khen thưởng, động viên kịp thời những thành viên làm tốt công tác PHGD.

+ Hỗ trợ kinh phí cho GVCN tổ chức hoạt động PHGD với CMHS qua các buổi tọa đàm.

2.3. Đối với Ban đại diện CMHS và toàn thể CMHS

- Đối với Ban đại diện CMHS

+ Tổ chức đoạt động đúng theo chức năng và nhiệm vụ Điều lệ cha mẹ học sinh đã được quy định.

+ Họp định kỳ hàng tháng, học kỳ, năm học.

- Đối với toàn thể CMHS

+ Thường xuyên theo dõi tình hình học tập của học sinh và truy cập thông về hoạt động của Ban đại diện CMHS của trường.

+ Quản lí việc học tập của học sinh ở nhà và hướng dẫn học sinh tự học tại nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ GD&ĐT. (2005). Hệ thống giáo dục và Luật giáo dục một số nước trên thế giới. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Bùi Ngọc Oánh. (1995). Tâm lí học xã hội và quản lí. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Thống kê.

Bùi Trọng Tuân. (1999).Tổ chức quản lí nhân lực.Trường cán bộ quản lí Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố Hồ Chí Minh.

Bùi Văn Huê. (1995). Hiểu con mới dạy con. Hà Nội: Nxb Giáo dục. Bùi Văn Quân. (2007). Giáo trình Quản lí giáo dục.Hà Nội: Nxb Giáo

dục.

Chính phủ. (2005). Về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.

Chủ tịch nước. (2005). Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Hà Nội: Nxb chính trị Quốc gia Hà Nội.

Đặng Quốc Bảo. (1997). Một số khái niệm về quản lí giáo dục. Thành

phố Hồ Chí Minh: Trường quản lí giáo dục và đào tạo trung ương. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư. (2012). Quản lí giáo dục, quản lí nhà

trường trong bối cảnh thay đổi. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Diệu Linh. (2003). Cẩm nang quản lí trường học. Hà Nội: Nxb Lao động xã hội.

Dương Diệu Hoa. (2003), Giáo trình Tâm lí xã hội trong quản lí. Hà

Nội: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Dương Văn Thạnh. (2007).Quản lí cơng tác phối hợp giữa nhà trường

với cha mẹ học sinh ở các trường trung học cơ sở vùng nông thôn thị xã Bà Rịa. Luận văn thạc sỹ quản lí giáo dục. Chuyên ngành

Quản lí giáo dục. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Hà Nhật Thăng. (2006). Công tác người giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông. Hà Nội: Nxb Giáo dục Hà Nội.

Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt. (1998). Giáo dục học (tập hai). Hà Nội:

Nxb Giáo dục.

Hà Thế Ngữ. (2001). Giáo dục học – Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.

Harold Koontz (Vũ Thiếu biên dịch). (1992). Những vấn đề cốt yếu của quản lí (tập 1). Hà Nội: Nxb Khoa học kỹ thuật.

Hồ Ngọc Đại. (1991). Giải pháp giáo dục. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​ (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)