Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp ủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​ (Trang 105)

3.2. Đề xuất các biện pháp

3.2.4. Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp ủy

đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối hợp của ba môi trường giáo dục là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội trong hoạt động phối hợp giáo dục học sinh

HT tham mưu các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, các lực lượng giáo dục phối hợp với nhà trường nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác phối hợp. Công tác tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp là một trong những yêu cầu cần thiết trong hoạt động quản lí của HT, nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp của các môi trường giáo dục để giáo dục HS. Môi trường giáo dục học sinh của nhà trường, gia đình xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nhân cách cho học sinh THPT, công tác chỉ đạo sự phối hợp của các cấp ủy đảng, của chính quyền địa phương giúp cho hoạt động phối hợp có sự đồng thuận cao để nâng cao hiệu quả PHGD.

- Mục tiêu của biện pháp

HT đẩy mạnh công tác tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp để nâng cao hiệu quả của hoạt động động phối hợp của nhà trường, gia đình học sinh và xã hội.

- Nội dung và cách thức thực hiện

HT tham mưu các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tuyên truyền vận động nhân dân và CMHS chăm lo sự nghiệp giáo dục và đẩy mạnh hoạt động phối hợp với nhà trường, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị xã hội tạo sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để

xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả và phù hợp với điều kiện của địa phương.

Tham mưu các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương các cấp phát động các phong trào thi đua học tập trong nhân dân như phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa nơi dân cư, gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, để cha mẹ học sinh nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục và hoạt động phối hợp với nhà trường.

HT tham mưu sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với các đơn vị mỡ lớp tập huấn bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng về hoạt động phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình cho GVCN, GVBM, ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường và CMHS thông qua Ban đại diện CMHS của nhà trường.

HT phối hợp với Ban đại diện CMHS tổ chức hội nghị bàn về công tác PHGD học sinh giữa nhà trường với CMHS, ở hội nghị này HT tham mưu mời đại diện Sở GD&ĐT, lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo UBND các xã, lực lượng trí thức có uy tín ở địa phương, các ban ngành đoàn thể...đến dự hội nghị nhằm chia sẽ những kinh nghiệm và lắng nghe những ý kiến đề xuất, đồng thời tiếp thu những ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo UBND trong hoạt động PHGD giữa nhà trường và CMHS.

3.2.5. Hiệu trưởng đẩy mạnh cơng tác vận động xã hội hóa và tranh thủ các điều kiện hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội cho hoạt động phối hợp giáo dục học sinh

Đẩy mạnh công tác vận động và tranh thủ các điều kiện hỗ trợ về nguồn kinh phí và huy động các nguồn lực từ cộng đồng xã hội vào công tác PHGD học sinh với nhà trường, là một việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo động lực mạnh mẽ để tăng cường cho hoạt động PHGD học sinh của nhà trường và gia đình.

- Mục tiêu của biện pháp

HT huy động xã hội hóa các nguồn lực tài chính và tranh thủ sự đóng góp nguồn nhân lực và vật lực hợp pháp theo quy định của pháp luật nhà nước, từ các nguồn lực trong xã hội để có nguồn kinh phí và chun mơn hoạt động phục vụ cho hoạt động phối hợp. HT huy động các nguồn lực nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, các tổ chức chính trị xã hội, các ban nghành đồn thể, nhân dân ....cho hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và CMHS được thuận lợi.

- Nội dung và cách thức thực hiện

Huy động tất cả các nguồn lực trong xã hội để chăm lo cho hoạt động phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường và gia đình từ các nguồn lực hiện có ở địa phương như nguồn nhân lực, lực lượng trí thức có uy tín của địa phương, các mạnh thường quân, các ban ngành đoàn thể, nhân dân....chung tay góp sức cho hoạt động phối hợp.

HT cần thấy rõ những tiềm năng vốn có của các nguồn lực ở địa phương để huy động hợp lí và hiệu quả nhất, muốn thực hiện tốt công tác huy động các nguồn lực này thì cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo các đơn vị trường học cần có kế hoạch phối hợp hàng năm về cơng tác huy động các nguồn lực cho hoạt động phối hợp trên cả hai phương diên nhân lực và vật lực.

Huy động các nguồn nhân lực trí tuệ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh và hoặc động phối hợp, thông qua mời các chuyên gia giáo dục, lực lượng trí thức, các cựu chiến binh, các lãnh đạo địa phương, cán bộ hưu hưu trí... tham gia đóng góp ý kiến về hoạt động phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh, huy động trí tuệ trong việc dạy dỗ những học sinh cá biệt, những học sinh lười học, những học sinh nghiện game online, những học sinh thường xuyên vi phạm nề nếp, học sinh bỏ học...để tìm ra biện pháp giáo dục các em một cách khoa học, hợp lí.

Huy động sự đóng góp sức lực và vật lực từ các tổ chức chính trị xã hội, các mạnh thường quân, nhân dân, CMHS, các nhà hảo tâm đóng góp tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tự nguyện và hợp pháp theo quy định của pháp luật nhà nước cho nhà trường, để xây dựng sân chơi, bãi tập, phòng học, phòng chức năng và các phương tiện dạy học như máy tính, máy chiếu, dụng cụ học tập... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và đạt hiệu quả cao trong hoạt động phối hợp.

3.2.6. Hiệu trưởng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ công tác phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh

Trong những năm gần đây, ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác quản lí và dạy học ở các trường đã được các cấp lãnh đạo quan tâm và được sự hưỡng ứng mạnh mẽ của CBQL và GV, có tác động nâng cao năng lực quản lí và chất lượng dạy học của các trường THPT. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nhà trường hiện nay vẫn còn hạn chế, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thơng tin trong quản lí nói chung và trong thực hiện hoạt động phối hợp của nhà trường với CMHS nói riêng. Việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phối hợp giữa GVCN với CMHS là việc làm hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động phối hợp.

- Mục tiêu của biện pháp

Phát huy thế mạnh của công nghệ thông tin trong công tác PHGD học sinh giữa GVCN và CMHS, giúp cho CMHS cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời và được thuận lợi. GVCN và CMHS trao đổi thông tin được thường xuyên và nắm bắt đầy đủ thông tin về kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạo đức, những học sinh vi phạm nội quy...để GVCN và CMHS kịp thời phối hợp và được thuận lợi nhất.

- Nội dung và cách thức thực hiện

Mỗi trường phân công một giáo viên phụ trách công tác công nghệ thông tin trong nhà trường, HT chỉ đạo xây dựng website của trường, tăng cường hệ thống máy tính kết được nối mạng internet. Chỉ đạo cán bộ phụ trách công nghệ thông tin phối hợp với P.HT chuyên môn, với GVCN lớp đưa những thông tin về công tác chuyên môn, các thông tin về hoạt động chủ nhiệm, thông tin cơ bản về nhà trường, thông tin về kế hoạch phối hợp hoạt động của Ban đại diện CMHS với nhà trường, những thơng tin về tình hình học tập của từng lớp, các văn bản chỉ đạo của ngành...

HT thông tin địa chỉ wedsite cho tất cả thành viên Ban đại diện CMHS và tất cả phụ huynh học sinh của các lớp biết, để phụ huynh học sinh và mọi người có thể truy cập thơng tin nắm bắt tình hình hoạt động của nhà trường và Ban đại diện CMHS của trường để cho hoạt động phối hợp được thuận lợi lơn.

Tuyên truyền cho cán bộ GVBM, GVCN, CMHS, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường về vai trò tác dụng của việc sử dụng công nghệ thông tin trong việc PHGD học sinh của nhà trường và CMHS, đây là biện pháp làm cho công tác phối hợp mang lại kết quả cao, muốn thực hiện hiệu quả chúng ta cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

+ Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin cho nhà trường

Tham mưu Sở GD&ĐT Vĩnh Long hỗ trợ về trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin của GVBM, GVCN và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường sử dụng để phối hợp với CMHS đảm bảo có đủ máy vi tính để kết nối mạng intenet để tiện liên hệ trao đổi thông tin qua gmail, tin nhắn học đường smas, truy cập thông tin intenet..

Xây dựng website của trường, cập nhật đầy đủ những thông tin về mục tiêu phối hợp, nội dung phối hợp, phương pháp phối hợp, kết hoạch phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình, kết quả học tập của học sinh, những

thông tin về chuyên môn của nhà trường, thông tin về nề nếp học tập, tình hình HS bỏ học,…để CMHS truy cập, theo dõi phối hợp với nhà trường.

Sử dụng tốt phần mềm SMASS về quản lí HS, đầu tư hệ thống kết nối Internet tốc độ cao ADSL, xây dựng hệ thống mạng LAN trong nhà trường để sử dụng phối hợp thuận lợi.

Tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử (email) trong hội đồng sư phạm, theo tổ chun mơn, GVCN, GVBM và các tổ chức đồn thể trong nhà trường để thuận lợi trong hoạt động phối hợp.

Tăng cường sử dụng điện thoại, sổ liên lạc điện tử qua phần mềm smas về quản lí học sinh để cung cấp thơng tin kịp thời về học lực, hạnh kiểm, tình hình HS vi phạm nề nếp cho cha mẹ học sinh biết một cách nhanh nhất, thuận lợi và hiệu quả.

Để có thơng tin kịp thời về hoạt động của nhà trường và của HS thì theo định kỳ HT và GVCN cung cấp những thông tin cần thiết hoạt động phối hợp giữa nhà trường và CMHS cho người phụ trách công nghệ thông tin của nhà trường, người phụ trách cơng nghệ thơng tin của trường nhanh chóng đưa thông tin vào website. GVCN thường xuyên nhập điểm trên phần mềm SMASS, sự rèn luyện đạo đức, sự chuyên cần, nề nếp học tập... giúp BGH quản lí và phụ huynh biết được kết quả học tập, kết quả rèn luyện và sự chuyên cần của con em mình nhanh chóng.

3.2.7. Hiệu trưởng quản lí chặt chẽ kế hoạch tổ chức thực hiện phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

HT quản lí chặt chẽ kế hoạch phối hợp giáo dục học sinh của GVCN với CMHS, qua đó HT biết được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và biện pháp của hoạt động phối hợp của GVCN, từ đó có hướng chỉ đạo kịp thời nhằm đạt kết quả cao trong hoạt động phối hợp.

- Nội dung và cách thức thực hiện

HT chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch phối với CMHS, trong kế hoạch GVCN cần nêu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức phối hợp cụ thể, HT định hướng cho GVCN xây dựng kế hoạch phối hợp với CMHS theo tình hình thực tế của từng lớp.

HT quản lí kế hoạch phối hợp giáo dục học sinh của GVCN cần thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh từng tháng, từng học kỳ và cả năm học.

HT yêu cầu GVCN khi tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp và thực hiện kế hoạch phối hợp, phải nêu rõ lộ trình thực hiện cụ thể như từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học nhằm thuận lợi cho hiệu trưởng trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của GVCN.

3.2.8. Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá hoạt động phối hợp của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh động phối hợp của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động phối hợp giữa GVCN và CMHS giúp cho HT thấy được điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động phối hợp từ đó đưa ra hướng chỉ đạo nhằm phát huy những yếu tố tích cực, phát huy những điểm mạnh trong hoạt động phối hợp, đồng thời phát hiện những điểm yếu, những sai lệch để đưa ra những điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Nội dung và cách thức thực hiện

HT trực tiếp kiểm tra hoặc phân công lực lượng kiểm tra và theo dõi hoạt động phối hợp giữa GVCN và CMHS thường xuyên, để kịp thời chỉ đạo hoạt động phối hợp của GVCN và CMHS mang lại hiệu quả cao.

Trong năm học HT tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động phối hợp theo từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, từ những kết quả đó HT tổ chức đánh giá cơng tác phối hợp mà hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch và phân công

nhiệm vụ từng thành viên tổ chức thực hiện, từ đó xác định trách nhiệm rõ ràng kết quả thực hiện hoạt động phối hợp của những thành viên tham gia công tác phối hợp để khen thưởng kịp thời cũng như nhắc nhỡ, phê bình những thành viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ. HT thường xuyên lắng nghe ý kiến phản hồi của GVCN, từ đó tìm giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ GVCN trong hoạt động phối hợp.

Cuối năm học ban chỉ đạo hoạt động phối hợp của nhà trường tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng hoạt động phối hợp đồng thời tiếp thu ý kiến, điều chỉnh kế hoạch, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động phối hợp với CMHS.

Đưa hoạt động phối hợp giáo dục học sinh giữa GVCN và CMHS vào tiêu chí thi đua năm học của nhà trường, làm căn cứ xét thi đua cho giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đề xuất

Qua nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng quản lí cơng tác PHGD học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, đề tài đã đưa ra 08 biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS. Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trên, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 10 CBQL (03 HT và 07 P.HT) và 70 GVCN , 60 GVBM, 120 CMHS các trường và 40 lực lượng xã hội trên địa bàn huyện Bình Tân. Đối tượng khảo nghiệm đều là những người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phối hợp giáo dục học sinh của nhà trường với CMHS.

Bảng 3.1. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết (SL, %) Cấp thiết (SL, %) Ít cấp thiết (SL, %) Khơ ng cấp thiết (SL, %) Rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​ (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)