Hướng dẫn hoạt động giải bài tập Vật lí trong dạy học Vật lí nhằm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương tĩnh học vật rắn, vật lí lớp mười nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh​ (Trang 34 - 37)

1.2. Cơ sở lý luận về hướng dẫn hoạt động giải bài tập Vật lí trong dạy học

1.2.2. Hướng dẫn hoạt động giải bài tập Vật lí trong dạy học Vật lí nhằm

bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

1.2.2.1. Mối liên hệ giữa hoạt động giải bài tập Vật lí và năng lực giải quyết vấn đề

Việc giải BTVL là một trong những phương pháp nhanh chóng phát triển năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng. Sự phát triển năng lực GQVĐ khi giải BTVL được biểu hiện qua các thành tố năng lực và chỉ số hành vi. Ở trình độ thấp (trình độ cơ bản) là nhận biết được những điều kiện có thể áp dụng giải pháp đã biết vào tình huống có vấn đề tương tự hoặc tình huống quen thuộc. Ở trình độ cao hơn (trình độ nâng cao), phải thực hiện phân tích, so sánh, biến đổi mới có thể áp dụng được giải pháp cơ bản đã học. Ở trình độ cao nhất – “sáng tạo”, học sinh phải tìm ra giải pháp mới mà trước đây chưa từng được biết, chưa được sử dụng. Hiện nay, học sinh ở các trường THPT đang cần cố gắng để đạt đến trình độ nâng cao.

1.2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lí trong dạy học Vật lí nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh

a. Tiêu chuẩn lựa chọn hệ thống BTVL

Tiêu chuẩn của một hệ thống BTVL là những căn cứ để GV dựa vào đó soạn cho mình một hệ thống BT riêng, GV phải tự giải được các BT đó và dự đốn được

những khó khăn, những sai sót HS thường gặp phải. Hệ thống BT phải đảm bảo các tiêu chuẩn:

- Các BT được chọn phải là các BT tiêu biểu, điển hình và bao quát được kiến thức cơ bản của một vấn đề, của từng bài giúp mở rộng và đào sâu thêm kiến thức của bài, được sắp xếp theo mức độ khó dần.

- BT phải đảm bảo tính hệ thống và tính kế thừa: BT phần trước chuẩn bị cho BT phần sau, BT phần sau phát triển cho BT phần trước. Tất cả các BT cùng với nội dung lý thuyết tạo nên một sự hoàn chỉnh về kiến thức, kĩ năng và phát triển năng lực cho HS.

- Hệ thống BT phải đa dạng về thể loại (BT định tính, BT định lượng, BT đồ thị,…) và về nội dung không được trùng lặp.

- BT phải phù hợp với trình độ kiến thức, khả năng của HS: Đảm bảo tính cân đối về thời gian học lý thuyết và giải bài tập, có tính phân hóa, vừa sức với HS.

- Đảm bảo phát huy được thái độ tích cực, hứng thú của HS trong khi giải quyết vấn đề được đặt ra trong hệ thống BT.

- Đảm bảo nhu cầu bồi dưỡng năng lực GQVĐ của HS.

- Có tính khả thi, HS có thể thực hiện được trong q trình học bộ mơn Vật lí. b. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập

Để xác định quy trình xây dựng hệ thống bài tập, chúng tơi đã tìm hiểu và rút ra được các bước sau đây:

- Bước 1: Xác định nội dung kiến thức cần dạy.

- Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực GQVĐ của HS.

- Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của HS. - Bước 4: Xây dựng hệ thống BT theo mục tiêu dạy học.

+ Thu thập dữ liệu để xây dựng nội dung các BT: Nghiên cứu sách giáo khoa, các sách bài tập, sách tham khảo, tài liệu liên quan đến nội dung kiến thức của chương. Thu thập thơng tin về các ứng dụng có liên quan đến kiến thức của chương giúp cho HS cảm thấy gần gũi, hứng thú.

+ Xây dựng phần dẫn cho BT

+ Loại bỏ những BT không phù hợp với nhu cầu sử dụng + Sắp xếp các BT theo tiến trình dạy học

+ Xây dựng đáp án cho từng BT

- Bước 5: Lập kế hoạch sử dụng các BT đã soạn thảo trong dạy học.

Bảng 1.2. Kế hoạch sử dụng BTVL trong dạy học Bài học Nội dung Bài học Nội dung

kiến thức

Hướng dẫn giải tại lớp Giao về nhà Đề xuất vấn đề Hình thành kiến thức Luyện tập ………….

- Bước 6: Thiết kế các phương án dạy học có sử dụng hệ thống BT đã soạn thảo nhằm bồi dưỡng năng lực GQVĐ của HS bao gồm các bước:

+ Xác định hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung kiến thức,mục tiêu dạy học.

+ Xác định nhóm phương pháp dạy học phù hợp với hình thức tổ chức dạy học.

+ Xác định nhiệm vụ chuẩn bị cho bài học của GV và HS.

+ Xây dựng tiến trình dạy học: Xác định các nhiệm vụ học tập, hoạt động học của HS, hoạt động của GV và đặc biệt cần xác định được rõ sau mỗi nhiệm vụ học tập, HS thu được kết quả gì.

- Bước 7: Tham khảo, trao đổi với chuyên gia, các đồng nghiệp

Sau khi xây dựng xong hệ thống BT, tôi tiến hành tham khảo với chuyên gia, đồng nghiệp về tính khoa học, tính khả thi, cách sử dụng trước khi thực nghiệm.

- Bước 8: Tiến hành thực nghiệm để chỉnh sửa, bổ sung.

Thực nghiệm sư phạm theo các phương án đã thiết kế; từ đó kiểm chứng lại giả thuyết đề tài nghiên cứu đặt ra, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương tĩnh học vật rắn, vật lí lớp mười nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)