1.3. Kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học
1.3.5. Các công cụ đánh giá theo hướng phát triển năng lực
1.3.5.1. Xây dựng phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí (Rubric)
Rubric chính là bảng thang điểm chi tiết mơ tả đầy đủ các tiêu chí mà người học cần phải đạt được. Nó là một cơng cụ đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của HS và cung cấp thông tin phản hồi để HS tiến bộ khơng ngừng. Một tiêu chí tốt cần có những đặc trưng: được phát biểu rõ ràng; ngắn gọn; quan sát được; mô tả hành vi; được viết sao cho HS hiểu được. Hơn nữa phải chắc chắn rằng mỗi tiêu chí là riêng biệt, đặc trưng cho dấu hiệu của bài kiểm tra.
Nội dung Rubric là một tập hợp các tiêu chí liên hệ với mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, năng lực thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
Rubric bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh như: năng lực thực hiện được đánh giá, các khái niệm, các ví dụ làm sáng tỏ yếu tố đang được đánh giá. Các khía cạnh được gọi là tiêu chí, thang đánh giá gọi là mức độ và định nghĩa được gọi là thông tin mơ tả. Nên giới hạn số tiêu chí lớn hơn 3 và nhỏ hơn 10. Nếu cần phân biệt HS đạt hoặc khơng đạt thì sử dụng các mức độ theo số chẵn (thường 4 hoặc 6). Nếu muốn có mức năng lực trung bình thì sử dụng các mức độ theo số lẻ. GV cần cùng HS đặt tên cho các mức độ.
- Nguyên tắc thiết kế Rubric
+ Các mơ tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất hoặc ngược lại.
+ Các mơ tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới giữa các mức độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau.
+ Các mơ tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính, khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu.
+ Các mơ tả tiêu chí cần phải chỉ ra được những định hướng mà HS hoặc GV cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp họ tự đánh giá và cùng đánh giá.
- Quy trình thiết kế Rubric:
Bước 2: Xác định mục tiêu dạy học theo cấp độ nhận thức, nhiệm vụ công
việc.
Bước 3: Xác định các tiêu chí cùng HS:
+ Liệt kê các tiêu chí và thảo luận để lựa chọn, phân loại tiêu chí, từ đó xác định các tiêu chí cần thiết.
+ Bổ sung thơng tin cho từng tiêu chí.
+ Phân chia các mức độ của mỗi tiêu chí. Các mức độ phân bậc này cần mơ tả chính xác mức độ chất lượng tương ứng.
+ Gắn điểm cho mỗi mức độ, điểm cao nhất ứng với mức cao nhất. + Lập bảng Rubric.
Bước 4: Áp dụng thử. HS thử nghiệm Rubric đối với các bài làm mẫu do GV
cung cấp. Phần thực hành này có thể gây sự tự tin ở HS bằng cách chỉ cho HS cách GV sử dụng Rubric để đánh giá bài làm của các em thế nào. Đồng thời nó cũng thúc đẩy sự thống nhất giữa HS và GV về độ tin cậy của Rubric.
Bước 5: Điều chỉnh Rubric cho phù hợp dựa trên thông tin phản hồi việc áp dụng thử.
Bước 6: Sử dụng Rubric cho hoạt động đánh giá và tự đánh giá hoặc đánh giá
đồng đẳng đối với HS và GV (Phạm Xuân Quế et al., 2014). - Tiêu chuẩn đánh giá một Rubric tốt:
Bảng 1.4. Tiêu chuẩn đánh giá một Rubric tốt
Phạm trù đánh giá Các tiêu chí đánh giá phản ánh đầy đủ nội dung, mục tiêu học tập không?
Mức độ Hướng dẫn có các mức độ khác nhau được đặt tên và giá trị điểm số phù hợp khơng?
Tiêu chí Các thơng tin có mơ tả rõ ràng, thể hiện theo một chuỗi liên kết và đảm bảo cho sự phát triển của HS không?
Thân thiện với HS Ngơn ngữ có rõ ràng, dễ hiểu đối với HS khơng? Thân thiện với GV Có dễ sử dụng với GV khơng?
Tính phù hợp Có thể đánh giá sản phẩm cơng việc được khơng? Nó có thể được dùng để đánh giá nhu cầu khơng? HS có thể xác định dễ dàng những lĩnh vực phát triển cần thiết không?
1.3.5.2. Hồ sơ học tập
- Hồ sơ học tập là bộ sưu tập có hệ thống các hoạt động học tập của HS trong thời gian liên tục. Nó giúp GV và HS đánh giá sự phát triển và trưởng thành của HS. Thông qua hồ sơ học tập, HS hình thành ý thức sở hữu hồ sơ học tập của bản thân, từ đó biết được bản thân tiến bộ đến đâu, cần hoàn thiện ở mặt nào.
- Nội dung hồ sơ học tập khác nhau ứng với cấp độ của HS và phụ thuộc vào nhiệm vụ môn học mà HS được giao. Hồ sơ học tập không nên chứa quá nhiều thông tin, GV và HS cần thống nhất các mục chính và tiêu chí lựa chọn các mục để đưa sản phẩm vào hồ sơ một cách hợp lí.
- Gợi ý cấu trúc một hồ sơ học tập:
+ Trang bìa: Trang trí theo sở thích cá nhân, bao gồm tên HS, lớp, trường, mơn học, hình ảnh.
+ Trang giới thiệu: Viết theo sở thích cá nhân, có thể là: ảnh cá nhân, lời nói đầu, thơng tin cá nhân q trình học tập, tiểu sử, sở thích… thậm chí cả âm nhạc, phim ảnh đối với hồ sơ học tập điện tử.
+ Bảng chú dẫn: Đưa ra các chú dẫn về cấu trúc hồ sơ học tập và các ký hiệu sử dụng trong hồ sơ.
+ Thư mục tài liệu: Liệt kê các phần trong hồ sơ học tập theo thứ tự để tra cứu.
+ Các minh chứng: Những sản phẩm chứng minh năng lực của HS. + Kế hoạch phát triển cá nhân.
- Việc đánh giá hồ sơ học tập được thực hiện ở 3 đối tượng:
+ Bản thân HS: Mô tả ngắn gọn mỗi nội dung trong hồ sơ, nêu rõ lí do chọn nội dung đó, nội dung nào đã học được, mục tiêu tương lai của mình và đánh giá tổng thể hồ sơ học tập của bản thân.
+ Bạn cùng lớp tham gia đánh giá hồ sơ, chỉ ra những điểm mạnh, những câu hỏi cho hồ sơ và đề xuất một số cơng việc tiếp theo cho bạn mình.
+ GV đánh giá hồ sơ học tập dựa trên chính các đánh giá của HS và bạn học. Mặc dù GV hoàn tồn có quyền cho điểm hồ sơ học tập của HS, nhưng quan trọng
hơn là GV thảo luận điều đó với HS để tìm được tiếng nói chung cho mục đích tương lai.
- Tiêu chí đánh giá hồ sơ học tập:
+ Bố cục hồ sơ học tập: Cấu trúc, hồn chỉnh, tính đa dạng, sáng tạo độc đáo. + Về chất lượng minh chứng:Tính xác thực, giá trị thời sự, phù hợp tính đa dạng.
+ Về chất lượng của việc tự nhận thức và tự đánh giá: Nhận thức về chủ đề, nhận thức về năng lực và trải nghiệm, nhận thức có chiều sâu, sự tiến bộ, tư duy phê phán, tự nhận thức có ý nghĩa (Phạm Xuân Quế et al., 2014).
1.3.5.3. Một số công cụ đánh giá năng lực khác.
- Ghi chép ngắn là việc đánh giá thường xuyên thông qua quan sát HS trong
lớp.
- Thẻ kiểm tra nhằm đánh giá kiến thức của HS trước, trong và sau mỗi bài
học hoặc sau mỗi chủ đề học tập.
- Tập san có thể được sử dụng để đánh giá quy trình học tập và sự phát triển
của HS. Chúng có thể ở dạng mở hoặc GV cung cấp các câu hỏi, hướng dẫn cách làm (Phạm Xuân Quế et al., 2014).