Các khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương tĩnh học vật rắn, vật lí lớp mười nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh​ (Trang 37 - 38)

1.3. Kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học

1.3.1. Các khái niệm cơ bản về kiểm tra đánh giá trong dạy học

1.3.1.1. Đo lường

Theo Peter W.Airasian (1997), đo lường là quá trình xác định số lượng hoặc gắn một con số cho việc thể hiện một kỹ năng.

Theo Nitki và Brookhart (2007), đo lường trong giáo dục là một thủ pháp gán điểm số cho một thuộc tính/đặc tính, đặc điểm cụ thể nào đó theo một cách thức mà điểm số mô tả/biểu hiện được mức độ một cá nhân sở hữu đặc tính hay đặc điểm đó. Vậy, có thể nói “Đo lường trong giáo dục là sử dụng những thủ thuật hay kỹ thuật như: phiếu quan sát, bảng hỏi, trắc nghiệm, câu hỏi… nhằm lượng hóa sự vật, hiện tượng để phục vụ cho mục tiêu đánh giá”.

Đo lường liên quan đến các con số vào q trình lượng hóa các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính (định lượng/đo lường về số lượng). Đối tượng đo lường trong tâm lí – giáo dục học khơng giống như trong khoa học tự nhiên, nó liên quan đến con người, một chủ thể có ý thức bị chi phối bởi xúc cảm/tình cảm, tình huống/hồn cảnh, do vậy thường rất phức tạp và khó đo lường trực tiếp.

1.3.1.2. Kiểm tra

Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sửdụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu theo nghĩa hẹp như là cơng cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.

Vậy, kiểm tra là hoạt động đo lường để thu thập thông tin dựa theo công cụ đã chuẩn bị trước, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá.

1.3.1.3. Đánh giá trong dạy học

Đánh giá trong dạy học được xem là một quá trình liên tục và là một phần của hoạt động giảng dạy. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết quả học tập của học sinh (Vũ Đình Chuẩn, Nguyễn Trọng Sửu, 2010):

- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là q trình thu thập và xử lí thơng tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập của HS cùng với tác động và ngun nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.

- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thơng tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thơng tin; nhằm ra một quyết định”.

- “Đánh giá là quá trình thu thập thơng tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” (mơ hình ARC).

Như vậy, đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thơng tin, xử lí thơng tin và ra quyết định. Đánh giá thực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thơng tin phản hồi về q trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương tĩnh học vật rắn, vật lí lớp mười nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh​ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)