Tiêu chí đánh giá các thànhviên trong nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương tĩnh học vật rắn, vật lí lớp mười nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh​ (Trang 116)

(điểm tối đa của mỗi HS được đánh giá là 10 điểm) Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm

Người đánh giá: ………………………………………. Nhóm: ……………

Cho điểm các thành viên trong nhóm khi tham gia cơng việc (làm BT nhóm, làm thí nghiệm ) theo tiêu chí:

Hồn thành nhiệm vụ xuất sắc, có sự sáng tạo: điểm tối đa

Hoàn thành nhiệm vụ tương đối tốt, cịn thiếu sót: một nửa số điểm tối đa Khơng giúp ích được gì cho nhóm: 0 đ

Tiêu chí Tên thành viên Hiểu và phân tích đúng vấn đề. Phát biểu vấn đề (3 đ) Đề xuất các phương án giải quyết vấn đề (3 đ) Lựa chọn phương án giải quyết vấn đề (1 đ) Thực hiện các bước giải quyết vấn đề (3 đ)

Bảng 3.6. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành bài tập về nhà của HS(GV đánh giá)

Mức độ Biểu hiện

Mức độ 1 (0-3đ)

- Không làm BT.

- Làm BT nhưng lập luận, tính tốn sai sót nhiều.

- Chỉ hoàn thành BT ở mức độ I nhưng vẫn cịn một số sai sót trong lập luận và tính tốn.

Mức độ 2 (4-5 đ)

- Hoàn thành BT mức độ I đầy đủ, chính xác.

- Hồn thành BT mức độ I đầy đủ nhưng cịn một số sai sót nhỏ trong lập luận, tính tốn và giải được một phần của BT mức độ II, III.

Mức độ 3 (6-7 đ)

- Hồn thành BT mức độ I, II đầy đủ, chính xác. Khơng làm BT mức độ III.

- Hoàn thành BT mức độ I, II đầy đủ nhưng còn một số sai sót nhỏ trong lập luận, tính tốn và giải được một phần của BT mức độ III. Mức độ

IV (8-10đ)

- Hồn thành đầy đủ, chính xác BT ở các mức độ, có thể cịn một số sai sót nhỏ trong tính tốn, trình bày.

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1. Diễn biến của q trình thực nghiệm sư phạm

Chúng tơi bắt đầu thực nghiệm theo kế hoạch đã trình bày ở bảng 3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm. Vì thời gian thực nghiệm sư phạm có hạn nên chúng

tơi chỉ có thể thực nghiệm ở một số tiết học trong chương. Sau đây chúng tơi sẽ phân tích cụ thể diễn biến các buổi học.

Bài 1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song

Trước buổi học này, HS thực hiện các nhiệm vụ học tập ở phiếu học tập số 1 tại nhà.

Hoạt động 1. Phát hiện vấn đề học tập

- Vì bài học có sử dụng kiến thức cũ ở chương 2 vừa kết thúc, hầu hết các em khơng gặp khó khăn khi trả lời các câu hỏi ở nhiệm vụ 1.

- Khi các nhóm thảo luận bài A1.1 và A1.2 đều đưa ra câu trả lời giải thích sự cân bằng của các vật như đã học về chất điểm. Giáo viên phải phân tích sự thay đổi điểm đặt và hướng của lực tác dụng làm vật khơng cân bằng thì học sinh mới phát hiện được vấn đề cần giải quyết “Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của

hai lực hoặc ba lực khơng song song là gì?” Hoạt động 2. Giải quyết vấn đề học tập

Hoạt động 2.1. Xây dựng quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên vật rắn

- Các nhóm thảo luận bài A1.3 đưa ra câu trả lời: + Ý 1 chỉ là ơn kiến thức tốn về phép cộng veto + Ý 2 ôn kiến thức về quy tắc hình bình hành lực

+ Ý 3 học sinh vẫn mặc nhiên coi tàu như chất điểm nên giáo viên chỉ ra hai lực mà dân làng kéo tàu có phương đồng quy và đồng phẳng thì tàu chuyển động tịnh tiến và được kéo vào bờ dễ dàng hơn khi hai lực này khơng đồng phẳng vì lúc này cịn làm tàu quay.

- Khi giáo viên nêu câu hỏi “Có thể áp dụng quy tắc tìm hợp lực của hai lực đồng quy để tìm hợp lực tác dụng vào tàu được khơng?” thì học sinh đều trả lời “áp dụng được”, một lần nữa các em lại coi tàu là chất điểm. GV phải phân tích sự khác biệt gữa tác dụng của hai lực có phương đồng quy lên chất điểm với tác dụng vào vật rắn. Từ đó HS nhận ra được muốn tìm tìm hợp lực của hai lực có giá đồng quy tác dụng lên vật rắn thì trước hết cần trượt các lực trên giá của nó đến điểm đồng quy, sau đó mới áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

Hoạt động 2.2. Tìm điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực hoặc ba khơng song song

- Các nhóm thảo luận bài A1.4, đây là bài tập thí nghiệm khá đơn giản nên các nhóm đều tiến hành được và trả lời đúng các câu hỏi. Tuy nhiên, khi GV đề nghị nêu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực khơng song song thì nhiều nhóm đã không nêu điều kiện ba lực cần đồng phẳng.

Hoạt động 3. Vận dụng điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực để tìm trọng tâm của vật phẳng mỏng

- Các nhóm thảo luận bài A1.6 và đưa ra các cách xác định trọng tâm của vật rắn, giáo viên chưa phân tích đúng sai.

- Các nhóm thảo luận bài A1.7 và đưa ra được cách xác định trọng tâm của các vật (phẳng, mỏng, đồng chất), nhưng chưa nêu được cách xác định trọng tâm của chiếc vành xe đạp.

- Sau khi thực hiện thí nghiêm và so sánh kết quả thí nghiệm với câu trả lời ở bài A1.7 và cách tìm trọng tâm của vật rắn đã trả lời ở bài A1.6 của nhóm, học sinh tìm được các cách xác định trọng tâm của vật rắn.

Hoạt động 4. Tổng kết bài học

- Mỗi nhóm thảo luận và viết bài giải của bài A1.5 vào giấy A4 trong thời gian 5 phút. Sau đó các nhóm chấm bài của nhóm bạn theo quy luật

1    2 3 ... n 1 trong 3 phút, GV thu bài của các nhóm chữa bài, chấm và trả HS vào buổi học sau, kết quả các nhóm đều đã biểu diễn được lực do gió và nước tác dụng lên thuyền và vận dụng đúng quy tắc tìm hợp lực của hai lực đồng quy. Hoạt động này tốn khá nhiều thời gian vì HS chưa quen với việc tự đánh giá.

Nhìn chung đây là tiết học đầu tiên nên HS còn bỡ ngỡ với phương pháp sử dụng bài tập để xây dựng kiến thức. Các nhiệm vụ u cầu hoạt động nhóm, HS cịn khá lúng túng. Khi yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thì chủ yếu là do nhóm trưởng báo cáo mà chưa có sự phân công nhiệm vụ báo cáo cho các thành viên khác. Lúc đầu còn nhiều HS rụt rè, nhóm hoạt động chưa thực sự hiệu quả, các nhóm trưởng chưa phát huy hết vai trị của mình. Trước sự động viên của GV các em dần tỏ ra thoải mái hơn và buổi học trở nên sôi nổi hơn. Bước đầu học sinh được rèn luyện cách phát hiện và giải quyết vấn đề.

Bài 2. Quy tắc hợp lực song song

Trước buổi học này, các em thực hiện các nhiệm vụ học tập ở phiếu học tập số 2 tại nhà.

Hoạt động 1: Phát hiện vấn đề học tập

Với BT tình huống A2.1, HS dễ dàng xác định được ngay lực tác dụng lên mỗi đầu địn gánh có độ lớn bằng trọng lượng mỗi thúng, chỉ ra được hai lực này song song cùng chiều và dự đoán được độ lớn lực tác dụng lên vai người. Nhưng HS khơng biết chính xác điểm đặt của lực đó vì khơng thể vận dụng quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy cho trường hợp này. HS đã suy nghĩ và tự đưa ra được vấn đề cần giải quyết:“Làm thế nào để tổng hợp hai lực song song cùng chiều?”.

Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề học tập

HS thảo luận bài A2.2 - đề xuất phương án thí nghiệm xây dựng quy tắc hợp lực song song, cùng chiều. HS bước đầu đã đưa ra được những phương án thí nghiệm nhưng chưa hồn chỉnh. Dưới sự định hướng của GV, các em đã xác định được phương án thí nghiệm cuối cùng. Sau đó GV thực hiện hình thức dạy học theo trạm, chia lớp thành 9 nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy tắc hợp lực song song, cùng chiều nhưng theo ba phong cách học tập khác nhau: thực hiện thí nghiệm, quan sát phân tích video thí nghiệm và đọc sách giáo khoa. Các nhóm đều

thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, hồn thành phiếu học tập 3, 4, 5 và cùng rút ra được quy tắc hợp lực song song cùng chiều. Các nhóm đã có sự phân công nhau trong việc báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều

Chúng tôi đề nghị HS vận dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều để trả lời lại câu A2.1 và kiểm tra lại câu trả lời trước đó. Các em vận dụng khá tốt vào việc giải bài tập định lượng. Hầu hết các em cịn gặp khó khăn khi giải quyết bài A2.3.3 vì trong cả hai trường hợp, hợp lực tác dụng lên vai người đều như nhau. Khi GV gợi ý các em quan sát kĩ cử chỉ của người gánh thì các em nhận thấy người gánh đặt tay lên phía trước địn gánh, tức là đã tác dụng thêm lực lên đầu đòn gánh treo thúng B. Từ đó HS kết luận được trường hợp thúng B nhẹ hơn thúng A giúp người gánh thực hiện dễ dàng hơn.

HS suy nghĩ thảo luận bài A2.4 để áp dụng qui tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều để lí giải về trọng tâm của khối gỗ. Khi GV gợi ý bằng cách vẽ khối gỗ chia thành nhiều phần nhỏ và yêu cầu HS vẽ lực tác dụng lên mỗi phần đó thì các em mới tìm ra được cách giải quyết: Hợp lực của các trọng lực rất nhỏ tác dụng lên mỗi phần là trọng lực tác dụng lên vật. Điểm đặt của hợp lực là trọng tâm của vật.

Mỗi HS tự giải A2.5 để rút ra cách phân tích một lực thành hai lực thành phần song song, cùng chiều với nó, đồng thời đưa ra được cách giải quyết để có lợi về lực và vẫn giữ vật cân bằng. HS thảo luận A2.6 để rút ra đặc điểm của hệ ba lực song song cân bằng. Có ba HS đã suy luận tương tự với điều kiện cân bằng của ba lực không song song và nêu được: Ba lực phải đồng phẳng và hợp lực của hai lực song song phải cân bằng với lực cịn lại. Từ đó HS thảo luận và đã chỉ ra được các đặc điểm của hệ ba lực song song cân bằng.

Hoạt động 4: Tổng kết bài học

Theo kế hoạch HS được tham gia trò chơi “Ai trả lời đúng nhanh nhất” tuy nhiên do thời gian có hạn, chúng tơi khơng thể tổ chức cho HS tham gia trò chơi này.

Đây là tiết học thứ 2 nên HS đã quen với cách tổ chức hoạt động của GV nên HS khá chủ động trong các nhiệm vụ được giao. Các nhóm đã có sự phân cơng

nhau trong việc hoạt động nhóm. Nhìn chung buổi học diễn ra hào hứng, vui vẻ, các em tỏ ra hứng thú hơn buổi đầu.

Bài 3. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực

Trước buổi học này HS cần hoàn thành nhiệm vụ trên phiếu học tập số 6.

Hoạt động 1: Phát hiện vấn đề học tập

Hầu hết HS đều tự giải quyết được BT A3.1 và tự thực hành ở nhà để rút ra được đặc điểm của các lực làm quay vật rắn có trục quay cố định. Khi GV nêu câu hỏi: “Vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của hai hay nhiều lực cân bằng (đứng yên) thì các lực tác dụng có cần phải thỏa mãn điều kiện gì?” thì HS nhận ra

được vấn đề cần giải quyết: Tìm điều kiện để vật rắn có trục quay cố định cân bằng

khi chịu tác dụng của hai hay nhiều lực. Có một HS đã xung phong trả lời: Vật rắn

có trục quay thì có thể quay theo hai chiều, do đó để nó đứng n thì các lực làm vật rắn quay theo một chiều phải mạnh (độ lớn của lực) bằng với các lực làm nó quay theo chiều ngược lại. GV ghi nhận câu trả lời của HS, chưa nhận xét.

Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề học tập – Tìm điều kiện để vật rắn có trục quay cố định cân bằng dưới tác dụng của hai nhiều lực (quy tắc momen lực)

Các nhóm thảo luận bài tập thí nghiệm A3.2 và đưa ra các dự đốn, sau đó GV phát dụng cụ thí nghiệm, đề nghị các nhóm thực hiện thí nghiệm, so sánh kết quả với câu trả lời trước đó. Hoạt động này các nhóm thực hiện rất nghiêm túc, tuy nhiên còn tiêu tốn khá nhiều thời gian vì lúc đầu một số nhóm cịn nhầm lẫn khoảng cách từ trục quay đến giá của lực là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt lực. Các em đều trả lời tốt các ý 1, 2, 3, 4. HS trả lời được: tác dụng làm quay của lực không

chỉ phụ thuộc vào độ lớn của lực (F) mà còn phụ thuộc vào khoảng cách từ lực đến trục quay (d). F càng lớn hoặc d càng lớn thì tác dụng làm quay càng mạnh (phụ thuộc vào tích F.d).

GV thơng báo khái niệm momen lực và yêu cầu HS nêu điều kiện về momen của các lực để vật rắn cân bằng trong các trường hợp: Vật chịu tác dụng của một lực; hai lực; ba, bốn… lực. Cuối cùng GV thể chế hóa kiến thức về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định (quy tắc momen lực).

Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc momen lực

HS vận dụng quy tắc momen lực để thảo luận bài A3.3. Hầu hết các nhóm đều dễ dàng hoàn thành BT này.

Với BT A3.4 giải quyết tình huống chơi bập bênh của hai chị em. Một số HS cho rằng tổng hai cánh tay địn ln bằng đúng chiều dài bập bênh nên ra kết quả mâu thuẫn với dữ kiện bài tập (độ dài cánh tay đòn tối đa chỉ là 1,2 m). Dưới sự gợi ý của GV, các em đã dần hiểu ra vấn đề và giải quyết được bài tập.

Với BT A3.6 – thiết kế dụng cụ đo khối lượng, các nhóm đã vận dụng tốt quy tắc momen lực và trình bày được cách thiết kế và sử dụng dụng cụ. Từ đó hiểu rõ về nguyên tắc hoạt động của cân đòn. Trong thời lượng một tiết dạy, chúng tôi không thể tổ chức cho HS thảo luận BT A3.5, các em sẽ hoàn thành BT này ở nhà.

Hoạt động 4. Tổng kết bài học

HS khá hào hứng và trao đổi sôi nổi với các bài vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thực tế: A3.7, A3.8, A3.9.

Trong buổi học thứ 3 nhìn chung các bài tập trên lớp HS làm tương đối ổn, sau khi GV hướng dẫn các em phân tích các thơng tin từ đề bài rất nhiều em đã tìm ra lời giải cho bài tốn. Sau khi GV hướng dẫn giải, phần lớn HS đã giải tốt các bài tập trên phiếu học tập 6. Các thông tin thu được trên phiếu học tập của HS khá tốt, các em đã trình bày hoạt động của cá nhân cũng như hoạt động của nhóm tốt hơn các tiết trước.

Bài 4. Các dạng cân bằng. Cân bằng của một vật có mặt chân đế

Trước buổi học này HS cần hoàn thành nhiệm vụ trên phiếu học tập số 7.

Khi thảo luận nhóm BT A4.1, các em đều vận dụng tốt kiến thức cũ để giải thích vì sao các vật cân bằng, tuy nhiên các em chưa nhận ra sự khác nhau giữa các trạng thái cân bằng ở các hình ngay. Cho đến khi GV nêu câu hỏi định hướng “Nếu

các vật (hay người) trong các hình bị đẩy lệch khỏi vị trí cân bằng thì điều gì sẽ xảy ra sau khi ngừng tác dụng lực? Vì sao?” thì HS mới phân tích và chỉ ra được sự

khác nhau đó. Với BT A4.2, HS đã lập luận tương tự và nhận xét được các trạng thái của thước ở các hình là khác nhau. GV thông báo tên gọi của các dạng cân bằng. Khi GV nêu câu hỏi định hướng thì HS cũng rút ra được nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng chính là vị trí của trọng tâm.

Với BT A4.3, GV tổ chức trò chơi “Ai giỏi nhất”, các em rất hào hứng tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học chương tĩnh học vật rắn, vật lí lớp mười nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh​ (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)