1.3. Kiểm tra đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học
1.3.4. Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh
1.3.4.1. Các phương pháp kiểm tra đánh giá
a. Phương pháp dùng lời (vấn đáp, kiểm tra miệng)
- Phương pháp dùng lời là cách thức GV đưa ra cho HS lần lượt một số câu hỏi và HS trả lời trực tiếp với GV. Thông qua câu trả lời, GV đánh giá mức độ lĩnh hội tài liệu học tập của HS.
- Phương pháp dùng lời được sử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học.
- Phương pháp dùng lời giúp GV dễ dàng nắm bắt được tư tưởng, cách suy luận của HS để kịp thời uốn nắn những sai sót, đồng thời giúp HS nhớ lâu tài liệu nhờ trình bày qua ngôn ngữ của mình, mạnh dạn phát biểu ý kiến, luyện tập khả năng diễn đạt ý tưởng được chính xác, suy nghĩ phán đốn nhanh chóng, rèn kĩ năng ứng xử. Tuy nhiên, phương pháp dùng lời có một số hạn chế: áp dụng kiểm tra cho cả lớp mất nhiều thời gian, mà ý kiến của một số HS thì khơng phải lả ý kiến chung cả lớp. Các câu hỏi phân phối cho các HS không đồng đều.
b. Phương pháp dùng giấy bút (kiểm tra viết)
- Phương pháp dùng giấy bút là cách thức HS làm những bài kiểm tra viết trong những khoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của môn học.
- Phương pháp dùng giấy bút thường được sử dụng để kiểm tra định kỳ theo u cầu chương trình mơn học.
- Phương pháp dùng giấy bút giúp GV trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn thể HS trong lớp về một số nội dung mơn học, do đó đánh giá được trình độ chung của HS trong lớp và từng HS, để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy. Đồng thời giúp HS có đủ thời gian suy nghĩ để trả lời và biểu đạt bằng ngôn ngữ của chính mình.Hạn chế của phương pháp này là khó đảm bảo tính chính xác nếu khơng được tổ chức kiểm tra một cách nghiêm túc, khó có điều kiện để đánh giá kĩ năng thực hành, thí nghiệm, cách sử dụng công nghệ thông tin…
- Phương pháp kiểm tra thực hành là cách thức HS làm những bài kiểm tra có tính chất thực hành như: đo đạc, làm thí nghiệm, chế tạo các mơ hình, thiết bị kĩ thuật…ở trên lớp, trong phịng thí nghiệm và ngồi thiên nhiên.
- Phương pháp kiểm tra thực hành dùng để kiểm tra kĩ năng, kĩ xảo thực hành, không đơn thuần kiểm tra kĩ năng biết thực hiện một cái gì đó mà cịn kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức Vật lí vào cuộc sống.
- Phương pháp kiểm tra thực hành là phương pháp hữu hiệu để đánh giá kĩ năng, kĩ xảo về thí nghiệm và vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống. Tuy nhiên, khó khăn khi áp dụng phương pháp này là thiếu cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm và nguồn nhân lực (GV) tham gia kiểm tra đánh giá HS (Phạm Xuân Quế et al., 2014).
1.3.4.2. Các loại hình đánh giá trong dạy học
a. Đánh giá kết quả và đánh giá quá trình
- Đánh giá kết quả thường được sử dụng vào khi kết thúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kỳ, một năm, một cấp học. Cách đánh giá này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho người học biết được khả năng học tập của mình.
- Đánh giá quá trình được sử dụng trong suốt thời gian học của môn học. Cách đánh giá này là GV hoặc HS cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học của người học, giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp hơn, giúp HS có được các thơng tin về hoạt động học và từ đó cải thiện những tồn tại. Việc đánh giá q trình có ý nghĩa hơn, nếu HS cùng tham gia đánh giá chính bản thân mình vì khi HS đảm nhận vai trị tích cực trong việc xây dựng tiêu chí chấm điểm, tự đánh giá và đề ra mục tiêu thì tức là HS đã sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để đánh giá khả năng học tập của họ. Một số đặc điểm của đánh giá quá trình:
+ Các mục tiêu học tập phải được đề ra rõ ràng, phù hợp.
+ Các nhiệm vụ học tập cần hướng tới mở rộng, nâng cao hoạt động học tập. + Việc chấm điểm hoặc cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các hành động tiếp theo.
+ Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn.
b. Đánh giá theo chuẩn và đánh giá theo tiêu chí:
- Đánh giá theo tiêu chí, người học được đánh giá dựa trên các tiêu chí đã định rõ về thành tích, thay vì được xếp hạng trên cơ sở kết quả thu được. Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích khơng phụ thuộc vào mức độ cao thấp về năng lực của người khác mà phụ thuộc chính mức độ cao thấp về năng lực của người được đánh giá so với các tiêu chí đã đề ra. Thơng thường, đánh giá theo tiêu chí dùng để xác lập mức độ năng lực của cá nhân.
- Đánh giá theo chuẩn là hình thức đánh giá đưa ra những nhận xét về mức độ cao thấp trong năng lực của cá nhân so với những người khác cùng làm bài thi. Đây là hình thức đánh giá kết hợp với đường cong phân bố chuẩn, trong đó giả định rằng một số ít sẽ làm bài rất tốt, một số rất kém, số còn lại nằm ở khoảng giữa được đánh giá trung bình. Bài kiểm tra IQ là ví dụ rõ nhất về đánh giá theo chuẩn, hay cách xếp loại học tập của HS ở nước ta hiện nay cũng là cách đánh giá theo chuẩn (Phạm Xuân Quế et al., 2014).
Khác với đánh giá theo tiêu chí, đánh giá theo chuẩn thường tạo nên mối quan hệ căng thẳng giữa HS với nhau, làm giảm đi tính hợp tác trong học tập. Đánh giá theo chuẩn thường sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, vì thế khó có thể đánh giá được một số năng lực của HS.
c. Tự suy ngẫm và tự đánh giá: Tự suy ngẫm và tự đánh giá là việc HS tự đưa ra các quyết định đánh giá về công việc và sự tiến bộ của bản thân. Hai hình thức đánh giá này góp phần thúc đẩy học tập suốt đời, bằng cách giúp HS đánh giá thành tích học tập của bản thân và của bạn học một cách thực tiễn, khơng khuyến khích sự phụ thuộc vào đánh giá của GV. Tự đánh giá rất hữu ích trong việc giúp HS nhận thức sâu sắc về bản thân, nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực để điều chỉnh hoạt động học kịp thời. Vì vậy, tự suy ngẫm, tự đánh giá cần được diễn ra trong suốt quá trình học tập và được sử dụng như một phần của đánh giá quá trình.Tự đánh giá khác với tự chấm điểm: Tự chấm điểm là cho điểm bằng cách sử dụng các tiêu chí do người khác quy định. Trong khi đó tự đánh giá là quy trình xem xét, phản ánh, đồng thời là sự suy ngẫm về lựa chọn tiêu chí.
d. Đánh giá đồng đẳng: Đánh giá đồng đẳng là loại hình đánh giá trong đó HS tham gia vào việc đánh giá sản phẩm công việc của các bạn học. Khi đánh giá, HS phải nắm rõ nội dung mà họ dự kiến sẽ đánh giá trong sản phẩm của các bạn học. Đánh giá đồng đẳng không tập trung vào đánh giá tổng kết cuối kỳ mà nhằm mục đích hỗ trợ HS trong suốt quá trình học tập của các em. Điều này có nghĩa là HS sẽ đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí đã được định trước. Các tiêu chí này sẽ do GV tự xác định hoặc do GV và HS thống nhất với nhau và phải thực hiện bằng những ngôn từ cụ thể, phù hợp với khả năng nhận thức của HS. Tuy nhiên, đánh giá đồng đẳng phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của HS, khó thu thập được thơng tin từ những HS nhút nhát, ít được HS khác chú ý.
e. Đánh giá qua thực tiễn đưa ra cho HS những thách thức thực tiễn và thường được đánh giá thông qua năng lực thực hiện các nhiệm vụ trong thực tiễn. Trong dạy học Vật lí sử dụng hình thức đánh giá này đánh giá được một số năng lực của HS như:
- Sử dụng được kiến thức Vật lí, kỹ năng … để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Vận dụng kiến thức Vật lí, kỹ năng vào các tình huống thực tiễn (giải thích, dự đốn, tính tốn, đề ra giải pháp, thực hiện giải pháp, đánh giá giải pháp … ).
- Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thơng tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập Vật lí.
- Lựa chọn và sử dụng các cơng cụ tốn học phù hợp trong học tập Vật lí. - Mơ tả được cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị kỹ thuật, công nghệ.
- So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh Vật lí - các giải pháp kỹ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Sử dụng được kiến thức Vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an tồn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.
- Nhận ra được ảnh hưởng của Vật lí lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử (Phạm Xuân Quế et al., 2014).