1.1. Những quan niệm về nghệ thuật thơ của Adonis
1.1.3. Tiếp cận trường ca của Hoàng Trần Cương nhìn từ quan niệm của
Adonis
Chặng đường phát triển thơ Việt Nam nói chung và trường ca Việt Nam nói riêng trải qua những giai đoạn phát triển và đổi mới không ngừng nghỉ. Đặc biệt sau đổi mới, Trường ca dần khẳng định sức hút cho những cây bút dồi dào năng lực viết. Dù chưa có một ý kiến thống nhất và hồn chỉnh về khái niệm trường ca nhưng mượn cách nói của nhà nghiên cứu văn học Nga Tynhianov: “Thể loại không được nhận ra,
nhưng dù sao trong nó vẫn cịn giữ được những yếu tố đủ để cái gọi là “không phải là trường ca” là một trường ca…Chỉ cần để thể loại được coi là thể loại, trong trường hợp này là “Độ lớn”[79]. Không phải nhà thơ nào cũng đạt được cảm quan để bộc lộ
“Độ lớn” theo đúng bản chất của Trường ca. Chính vì vậy đề cao vai trị tư duy, đổi mới sáng tạo nghệ thuật luôn là một thách thức của người nghệ sĩ viết trường ca.
Văn học phương Tây được tầng lớp trí thức Việt Nam tiếp nhận với ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa các nước để xây dựng nền văn học Việt Nam trên con đường hội nhập. Trong những năm gần đây, văn học Trung đơng đã có những bước tiến dài trên văn đàn quốc tế với nhiều tác giả và tác phẩm được độc giả đón nhận. Những giải thưởng như Giải thưởng Quốc tế dành cho văn học Ả Rập cũng được quan tâm đến nhiều hơn như một cách nâng tầm văn học của khu vực này. Việc mở rộng tiếp nhận các quan điểm, tư tưởng tiến bộ bằng niềm say mê khám phá những chân trời mới lạ là động lực giúp chúng tơi mạnh dạn tìm hiểu về quan niệm, tư tưởng của nhà văn vùng Trung Đông- Adonis.
Về cuộc đời và sự nghiệp, Adonis và Hoàng Trần Cương đều là nhà báo, nhà thơ và đều có ý thức viết nên những tuyên ngôn nghệ thuật về thơ. Cuộc đời họ đều gắn
liền với những khó khăn, gian khổ của đói nghèo, của chiến tranh. Đặc biệt, Adonis
sinh ra và lớn trên quê hương Ả Rập, nhưng về sau vì nhiều lí do khác nhau ơng sống lưu vong ở Pháp. Với nhà thơ Hoàng Trần Cương, khi đã đi qua những tháng năm mưa bom bão đạn, ông ở lại Hà Nội để lập nghiệp, hai tâm hồn ln trăn trở nhìn về quê hương, điều đó có lẽ ít nhiều tạo nên sự đồng điệu từ cuộc đời riêng. Đọc thơ của Adonis và Hoàng Trần Cương, chúng ta có thể bắt gặp nhiều hình ảnh, đề tài chủ đề tương tự.
Hoàng Trần Cương rất ý thức trong việc tìm tịi, sáng tạo những phong cách sáng
tác trường ca mới. Đọc trường ca của Hồng Trần Cương có thể bắt gặp những sáng tạo tương đồng trong quan điểm của Adonis: nghệ thuật mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ, cảm xúc và suy tưởng, tâm linh và hiện hữu; với những ngôn từ lạ, độc đáo,
những âm điệu cảm xúc như chính tinh thần của sự vật; sự giản dị, tự nhiên của thể
loại trường ca này như phản chiếu chính cuộc sống, thời đại. Bên cạnh sự gặp gỡ và
đồng điệu trong quan điểm nghệ thuật, Hồng Trần Cương vẫn có những phong cách riêng biệt với vai trò một người viết trường ca. Từ trường ca “Trầm tích” với những cung bậc cảm xúc về quê hương, con người Việt Nam đến trường ca “Long mạch” trầm hùng mà sâu lắng chính là những tiếp nối trên con đường sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà thơ. Nét độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ cũng là một sáng tạo làm
nên trường ca Hoàng Trần Cương.
Qua bản dịch tiểu luận “Sự mơ hồ trong thơ” là dẫn chứng tiêu biểu cho nhận định Adonis là một trong những thi sĩ xuất sắc của thế giới Ả -Rập. Với độc giả Việt Nam, thơ Adonis cũng được giới thiệu qua các bản dịch của Hoàng Ngọc Biên, Phan Quỳnh Trâm, Hồng Ngọc Tuấn…Bên cạnh đó, trong tập tiểu luận “Tơi viết bằng một
thứ ngôn ngữ đã biến tôi thành kẻ lưu đày” do Phan Quỳnh Trâm dịch, Adonis khơng
chỉ nói về số phận của các nhà thơ Ả rập mà cịn nói vềsố phận của mọi nhà thơ thuộc mọi ngơn ngữ và mọi nền văn hóa, những người sử dụng ngơn ngữ và qua ngôn ngữ bị biến thành những kẻ lưu đày. Tiếp nhận những quan điểm một cách có chọn lọc, thiết nghĩ để hiểu và cảm nhận những tư tưởng tiến bộ của Adonis, bản thân người đọc cần phải nâng cao năng lực cảm nhận và tư duy sáng tạo.
Có thể thấy, trường ca hiện đại trong giai đoạn về sau có những cách tân đổi mới khỏi những ước lệ truyền thống nặng về tính sử thi. Sau cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, tự do sau gần một thế kỉ đô hộ của thực dân Pháp, tiếp sau đó là cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng. Những sự kiện lịch sử hào hùng giai đoạn này chính là nguồn tài nguyên cho các nhà thơ sáng tác trường ca với những điều mắt thấy tai nghe, từng tham gia trực tiếp, họ đã từ hiện thực chiến tranh để viết về chiến tranh với biết bao cung bậc cảm xúc. Nếu trường ca trong giai đoạn chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ là những bản hùng ca đặt cạnh “những chấn động lịch
sử” lớn lao, kỳ vĩ, vận mệnh dân tộc trở thành chủ đề hàng đầu thì ở giai đoạn sau, thời
kỳ hậu hiến khi đã có độ lùi của thời gian, bối cảnh xã hội và tâm thế sáng tạo đã cho người viết được khai thác những bản trường ca hiện đại theo hướng trữ tình, tâm lý, triết lý, cảm xúc riêng tư đặt trong tương quan với những biến thiên lịch sử. Tác giả Huỳnh Vân từng nhận định: “người ta đọc, hiểu và đánh giá một tác phẩm khơng chỉ
với vốn kiến thức có sẵn về văn học và người đọc không thể nào là một công chúng chung chung, một người đọc lý tưởng, một người đọc thoát ra khỏi những quy định về mặt xã hội, tầng lớp, thành phần, giới tính, lứa tuổi...”.4 Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, nơi những hiện thực lớn lao luôn tạo tiền đề giá trị trực tiếp cho nội dung tác phẩm. Hiện thực văn chương ViệtNam ln là sự đan chéo, phân hóa để hội nhập với những nét đặc thù, bên cạnh đó vẫn có sự tiếp nối của văn chương truyền thống giai đoạn trước. Dễ nhận ra tính đa dạng trong khả năng chiếm lĩnh bản chất hiện thực, là sự phản ánh con người trong cái nhìnđa diện, cũng như sự thể hiện hiện thực qua các đặc trưng nghệ thuật hiện đại của trường ca.
Gần bảy mươi năm sáng tác, Adonis đã xuất bản nhiều tập thơ giá trị, viết bằng tiếng Ả Rập, các sáng tác vẫn xuất bản khá đều đặn, chủ yếu là các tác phẩm thơ và biên luận. Sự quan tâm và đánh giá của dư luận trong các năm đề cử giải Noben văn
4 Huỳnh Vân (2009). “Vấn đề Tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert
học, cho thấy mức ảnh hưởng của nhà phê bình Adonis là rất lớn. Tình yêu và niềm đồng cảm đối với Adonis hình như cũng theo tỉ lệ thuận của những trang tiếng Việt viết về ông đang ngày càng nhiều hơn trong đời sống văn học Việt Nam. Con số 20 bài thơ, 3 bài tiểu luận và nhiều lượt dịch cho thấy quá trình tiếp nhận Adonis ở Việt Nam ngày càng được quan tâm và chú ý. Các bản dịch bằng tiếng Anh được phổ biến rộng rãi hơn, tuy nhiên cũng là một khó khăn khi tiếp cận với bản gốc viết bằng tiếng Ả-
Rập. Quan điểm sáng tạo mạnh mẽ, vượt lên những áp chế của một xã hội, đồng thời hướng đến tinh thần dung hịa văn hóa trong sáng tạo thơ ca mà Adonis đưa ra, điều đó cho thấy sự ảnh hưởng và gặp gỡ tư tưởng phương Tây trong thơ Adonis là rất lớn.
Việc tiếp nhận những quan niệm nghệ thuật của Adonis trong một thời đại mà thể loại Trường ca đang dần tìm lại được vị thế của mình như một “cơ duyên” của chúng tôi khi thực hiện đề tài nghiên cứu về Trường ca Hoàng Trần Cương. Với sự lựa chọn này chúng tôi mong muốn thể hiện sự nghiên cứu độc lập trên phương diện “nghệ thuật mơ hồ” và hiệu ứng ngơn ngữtrong trường ca Hồng Trần Cương, đồng thời thể hiện lịng tơn kính với hai nhà thơ đã gắn bó cả cuộc đời cho sáng tạo văn chương: Hoàng Trần Cương và Adonis.
1.2. Thể loại trường ca và trường ca của Hoàng Trần Cương trong thơ Việt Nam hiện đại