Sự gặp gỡ trong quan niệm sáng tạo ngôn ngữ của Hoàng Trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 66 - 73)

3.2. Quan niệm về sáng tạo ngôn ngữ của Hoàng Trần Cương

3.2.1. Sự gặp gỡ trong quan niệm sáng tạo ngôn ngữ của Hoàng Trần

Adonis

Trước những đổi mới của trường ca hiện đại, nhiều cây bút trường ca đã tìm cho

mình những lối đi riêng, khác với hệ thi pháp đã định hình và trở thành lối mịn của

trường ca giai đoạn trước. Khao khát bứt phá, đổi mới đã khiến nhiều nhà thơ khi đặt

bút sáng tác trường ca trăn trở, muốn xem xét lại những định nghĩa tưởng chừng đã

xong xuôi, ổn định về trường ca. Với những suy tư đó, đều khơng dẫn đến những câu trả lời thống nhất và thực tế đã cho thấy các trường ca được sáng tác theo nhiều con

Trong tiểu luận “Tôi viết bằng thứ ngôn ngữ đã biến tôi thành kẻ lưu đày”,

Adonis đã khẳng định: “cuộc sống ngay từ lúc khởi đầu đã là một cuộc lưu đày ngôn ngữ và hệ thống tơn giáo…. “[83, tr.1]. Hình thành quan niệm nghệ thuật từ khá sớm – bắt đầu từ sự nghiệp làm thơ của mình, Adonis đã xác lập những quan niệm nghệ thuật

được giới nghiên cứu chú ý và tranh luận trong thơ Trung Đông. Tuy nhiên, sự đóng

góp những quan điểm, tư tưởng hết sức mới mẻđã làm Adonis là một cái tên được thế

giới đón nhận nhiều chiều và tạo được từtrường ảnh hưởng. Bởi lẽđó, cần xem đây là

một hiện tượng của nghiên cứu văn học hiện đại. Luận điểm có tính chất nền tảng trong hệ thống quan niệm ngôn ngữ nghệ thuật là đưa thơ trở về với bản thể thuần khiết của nó như Adonis đã viết: “nhà thơ Ả Rập không thể sống cũng không thể viết bên trong ảo ảnh của một nền tảng dự tưởng” [83, tr.6]. Ông cho rằng vấn đề trọng tâm khi viết không phải là tạo nghĩa mà là tạo chữ, không phải truyền cảm mà là gợi cảm. Cụ thể ngơn ngữ có thể được lắp ráp, kết dính theo nhiều kiểu, nhiều cách để có thểkhai thác được nhiều chiều, kể cả chiều khuất lấp. Xuất phát từ tinh thần ngôn ngữ

nghệ thuật như vậy, theo khảo sát, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu đặc trưng cốt tủy của thểtrường ca trong trường ca Hoàng Trần Cương qua chất liệu ngôn từ.

Trong ý thức nghệ thuật của tác giả Hồng Trần Cương, ngơn ngữ thơ được thể

hiện rất rõ qua các sáng tác của mình, trong những cuộc phỏng vấn ngắn, Hồng Trần

Cương đã đưa ra những kiến giải và xác tín nghệ thuật mà ông đã tâm niệm từ lâu.

Theo đó, ngơn ngữđảm nhận vai trị vừa là hình thức, vừa là nội dung. Để thực hiện chức năng “hình thức”, trong các sáng tác của mình, Hồng Trần Cương sử dụng đậm

đặc ngôn ngữquê hương – xứ Nghệ. Trong mỗi trường ca, từ ngữquê hươngđược nhà

thơ sử dụng rất đa dạng, phong phú và hợp lý tùy thuộc vào đề tài, thời gian, hoàn cảnh sáng tác, ngữ cảnh. Nhắc đến xứ Nghệ một vùng văn hóa giàu bản sắc với những câu hát ví giặm, làn điệu dân ca, với các tác giả dân gian xứ Nghệ, lời nói là thứ

“chẳng mất tiền mua”, là “của kho vơ tận”, khơng chỉ có từ ngữ thuộc tiếng nói chung của mọi miền trên đất Việt, mà cịn có thứ tiếng “trọ trẹ” nhưng quen thuộc của vùng

quê đơn sơ nên mặc nhiên “lựa lời” mà sử dụng. Bởi vậy, ngôn ngữ của dân ca Nghệ Tĩnh là ngôn ngữ hồn nhiên, tự nhiên, dễ dàng, rất gần với khẩu ngữ, không hề mang vẻ đẹp của một cơng trình chế tác cơng phu. Đặc biệt ngơn ngữ quê hương là những

điều quen thuộc, ít nhiều cốđịnh trong nền văn hóa nơi tác giả sinh ra và lớn lên, điều

đó khiến cho việc sử dụng ngơn ngữ không cần quá câu nệ, cầu kỳ, trau chuốt. Ở địa hạt hình dung, bản thân nó là một sự vật có diện mạo, âm lượng, sức gợi cảm, ký ức lịch sử của mình và ln ở trạng thái vận động. Các từ ngữđịa phương xứ Nghệ có các dạng thức như: dạng thức cổ của Tiếng Việt: mặn và khắn, thâm sì, đọi… dạng thức

đặc hữu miền Trung như: đọi cà pháo (bát cà pháo), chi (cái gì), nhút (món ăn làm từ

quả mít non), ang nước (vũng nước đọng), bịn (tìm kiếm, góp nhặt), bươn ra (chảy ra)…Những ngôn ngữ này được người xứ Nghệ sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, Hồng Trần Cương có ý thức cao độ trong việc sử dụng từ ngữgiàu hơi thở đời sống để diễn đạt những vấn đề, khái niệm một cách giản dị, dễ hiểu, qua đó bày tỏ thái

độ, tình cảm chân thành, sâu sắc.

Một loạt những động từ mạnh gắn kết với sự vật, sự việc như thể mỗi từ ngữ là một trạng thái hoạt động khác nhau:

Gió:

Gió vót đọt tranh lia ngàn mũi mác

Chọc qua vỉa đá”

Thác ghềnh:

“Mang ghềnh thác táp vào vực thẳm

Xoắn nhau quằn quại rụng rời”

Thời gian:

“Thời gian có gãy đơi Một nửa văng lưng trời

Neo vào trăng khuyết

Một nửa bật xuống đất

Vật mình

Quật ra dịng sơng xanh”

(Long mạch)

Đặc biệt sự sáng tạo trong trường ca Hồng Trần Cương khơng đơn thuần là diễn dịch, kể lại ý tưởng. Sức hấp dẫn trong trường ca là khả năng khiêu gợi đem đến cho chúng ta cảm giác về sự vật trong tồn thể tính sống động của nó thay vì gọi sự vật đó

như mộtý niệm. Cụ thể, người đọc khi đọc trường ca sẽ hình dung thơng qua các con chữ giàu hình ảnh, ý niệm. Để làm việc đó, ngơn ngữ mà nhà thơ sử dụng phải cưỡng lại quá trình bị biến thành ký hiệu – một q trình diễn ra khơng ngừng đối với ngơn từ trong đời sống giao tiếp hằng ngày. Từ điều này, nhà thơ Hoàng Trần Cương đã chủ trương xem những yếu tố hình thức cảm tính của ngơn từ như âm vang, đường nét….là vật liệu của thơ. Chính vì vậy hầu hết đa số các bài trường ca viết theo thể tự do:

Những tầng vỉa ngỡ hẫng chân rồi Vẫn đứng ngồi níu bện

Được khóc tướng lên Được náu bặt giữa chừng

Cho vía núi hồn sơng từng một thời bi tráng

Nấp trong động Ẩn trong hang

Lại về đây loạng choạng xếp hàng

(Long mạch – khấn thầm)

Trong Trường ca “Trầm tích” , chương mười tám được đặt là “Vốn và lãi”, phải

chăng đang có sự hiện diện của ngơn ngữ thị trường ? Qua tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy tác giả Hoàng Trần Cương chưa bao giờ chủ trương “Nhà thơ làm chữ chủ yếu

bằng nghĩa tiêu dùng”, “nghĩa tự vị” mà là ở diện mạo, âm lượng, độ vang vọng, sức gợi cảm của chữtrong tương quan với các chương, các đoạn. Đặc biệt, “nghĩa” trong quan niệm ngơn từ nghệ thuật khơng phải là cái có sẵn, cái ý nghĩa đã được cố định hóa chỉ chờ tác giả ghim vào bài viết. Nếu tư tưởng đã có trước tác phẩm, hồn tất trong ý thức tác giả việc tạo nên một tác phẩm trường ca với độ dài trên một nghìn câu khơng phải là điều dễ dàng. Nhà thơ Hồng Trần Cương tạo nên mối tương tác giữa

nhà thơ – trường ca – người đọc bằng cách để người đọc thông qua tác phẩm, bề mặt câu chữ và những thành tố cộng hưởng, tự tìm ra những chiêm nghiệm của chính bản thân.

Ý niệm đó cho phép ta liên hệ đến nhận định của Adonis trong nghiên cứu của

mình đến vấn đề này: “Đúng hơn mỗi người có một vai trị khác nhau. Sự khác biệt giữa họ là một hình thức khích lệ, động viên người đọc trở thành một kẻ sáng tạo

khác, một thi sĩ khác” [82, tr.6]. Nghĩa của câu thơ như vậy là nghĩa tạo sinh, khơng hồn tất, ở trạng thái mở, đang vận động, khơng mang tính chủ định, như cách đặt tên

cho trường ca “Trầm tích” và “Long mạch” vậy. Ý niệm đó cho phép ta liên hệ đến

các chương trong trường ca Hoàng Trần Cương, mỗi chương là một thể độc lập bao hàm những chủđề nhỏkhác nhau. Người đọc khi đọc trường ca thường khơng bận tâm

đến nhà thơ có thiên về hình thức kể hay tả hay khơng, câu văn có dài q hay khơng

mà nhìn vào khía cạnh những ngơn từ làm nảy sinh những khối cảm liên tưởng trong tác phẩm. Ví dụ hình ảnh “Ni núi sơng/ Dậy thì” là một sự sáng tạo độc đáo. Những vần thơ của Hồng Trần Cương ln đau đáu về ký ức xưa, mồ hơi có, nước mắt có

nhưng khơng hềkhóc lóc van xin. Đó là nét riêng biệt, độc đáo mà giới phê bình gọi là “Đại khí văn chương”:

Ngày đi Đêm đi

Chúng mình đi Nước mắt Chắt ước vọng Ni núi sơng Dậy thì…

(Long mạch – Thế núi)

Những luận điểm trên cho thấy đây là những nỗ lực cách tân trên các phương diện chương, đoạn của nhà thơ Hoàng Trần Cương. Hơn thế nữa, tác giả vẫn có một mối quan hệ sâu sắc giữa đặc trưng của ngôn ngữ trường ca vớiý thức cái tôi nghệ sĩ. Chủ thể trong sáng tạo thơ ca đóng vai trị rất quan trọng, đó là sự tất yếu. Để khẳng định tư cách nhà thơ, người cầm bút phải tạo được miền chữ của riêng mình. Nhưng để có được miền chữ mang tên trường ca, nhà thơ phải có một vốn trường từ vựng để khơng bị qn tính của ngơn ngữ dẫn dắt nhà thơ đi theo những lối mòn trong cách

biểu đạt và cả trong tư duy. Nhan đề “trầm tích” là một ví dụ cho cách lựa chọn đặc biệt ẩn chứa sức mạnh của lối chọn chữ nhà thơ Hoàng Trần Cương. Giống như nơi cất giữ cội nguồn văn hóa,khó có một nhan đề nào đúng hơn cho trường ca này.

Những nỗ lực này nhằm cải tạo, đột phá những cấu trúc, mơ hình đã trở nên kiên cố của ngơn ngữ, vượt thốt được những áp lực do thói quen mà ngơn ngữ tạo ra chính là cách con người tự giải phóng cho tư duy. Như A. Benveniste đã nói: “Chúng ta tư

duy trong một vũ trụ được nhào nặn bởi ngôn ngữ”. Các nhà thơ Việt Nam trong mấy mươi năm nay, với những yếu tố của nghệ thuật hiện đại đã làm mới trường ca. Viết trường ca là một hành động tự phủ định những lối điđã trở nên quen thuộc, những quy phạm đóng khn trong thể loại mang tính bi tráng này. Quan niệm về nghệ thuật ngơn từ của Hồng Trần Cương đã phát triển đến sự hoàn thiện, điều đó cũng giải thích cho sự thành cơng ngay từ trường ca “Trầm tích” đầu tiên của ơng. Với quan niệm nghệ thuật này, Hồng Trần Cương đã thực sự tạo nên một diện mạo mới cho trường ca giai đoạn về sau, giống như thứ mạch ngầm lâu ngày bỗng trỗi dậy tạo nên vẻ đẹp bất tử. Có thể nhận thấy sự tương hợp giữa hệ thống quan niệm về ngôn từ của tác giả Hoàng Trần Cương với những khám phá của lý luận văn học, triết học hiện đại về đặc trưng ngơn ngữ trong trường ca, được hình thành trên cơ sở tự ý thức rất cao, nhưng có những hạt nhân khoa học chứ khơng phải là những ý nghĩ cảm tính:

Ơi! Q hương

Cái địn gánh trĩu hai đầu đất nước Gió bão thù chi với mảnh đất này

Nối đi nhau xếp hàng ngang đen sì ngồi biển Mưa giờ ngọ chưa qua gió giờ mùi đã đến Cay đắng lắng vào trái ớt lúc còn xanh”

(Trầm tích – Nguồn cội)

Trong trường ca Trầm tích, Hồng Trần Cương đã tận dụng kho vần dồi dào của Tiếng Việt để kết hợp tạo các động từ mạnh, thậm chí có thể nói là tần suất “động từ

mạnh” 12 liên tục. Những động từ này trước hết lạ hóa cảm nhận thị giác của người

12 Động từ tạo ấn tượng mạnh, thường đi kèm với các trạng từ, như: đứng lì, dong mưa, trào sặc sụa,

thưởng thức, không chỉ đọc bằng mắt người đọc cịn liên tưởng, hình dung những con chữ đang hiện ra, bay nhảy trong tâm trí, từ đó, khơi gợi ấn tượng về sự vận động, nhịp điệu của sự vật. Trích một đoạn trong trường ca “Đỉnh Vua”:

“Nắng nghiến ngấu ngày Mưa dằn vặt đêm

Theo nước mà lên

Theo mùa mà trổ”

( Đỉnh Vua – huyền thoại xanh)

Hay trong trường ca “Long mạch” thể nghiệm của Hoàng Trần Cương được đẩy đến mức độ cao hơn và kinh nghiệm hơn. Nhà thơ mạnh dạn tạo ra những câu thơ dài ngắn, những câu thơ ngắn (hai hoặc ba chữ) tạo thành điểm nhấn để diễn đạt sự dồn dập, mà khuôn khổ tưởng chừng đã đông kết. Phá cách về độ dài hơi cũng như ngắt nghỉ câu văn chính là hành động giải phóng ra khỏi một hệ thống quy ước về trường ca cổ điển. Với lối kỹ thuật này đã tạo ra những hiệu quả thẩm mĩ đặc biệt:

“Đom đóm tóm nhom -> (4 chữ) Lập lòe cỏ hát -> (4 chữ) Gầy rộc đêm hè -> (4 chữ) Cơn gió khát -> (3 chữ)

Cơn gió hoang loạng choạng cổng làng -> ( 7 chữ) Thấp thống bóng âm hồn phiêu lãng ->(7 chữ) Mờ xanh -> (2 chữ)

Mờ xanh ->( 2 chữ)

Sửa soạn lại dáng hình -> (5 chữ) Trong điệp khúc của đêm qua ngày tới” -> (8 chữ)

( Tảo mộ - Trầm tích)

Mật độ dày đặc của động từ hoặc động từ kèm với trạng từ, đặc biệt là trong những câu thơ ngắn gợi tả tâm trạng của tác giả muốn nhấn mạnh cảm xúc khi lên đến đỉnh điểm, cao trào.Theo suy nghĩ của chúng tơi, sự phá cách của Hồng Trần Cương tạo ra những câu thơ trường ca mới, được hình thành trên cơ sở của những kết hợp về mặt ngữ nghĩa bằng phương pháp nhân cách hóa. Ẩn dụ và nhân cách hóa là sự chuyển

dịch từ một sự vật này đến một sự vật khác, giữa chúng là một khoảng cách không được quá gần và khơng được q xa. Q gần thì nhàm chán, quen thuộc, quá xa thì trở nên gượng gạo, vì giữa chúng khơng có liên hệ nào. Vì vậy, phương thức phổ biến mà Hoàng Trần Cương tạo nên bằng phương pháp này khiến cho sự vật trở nên sinh động, có hồn.Cộng với việc phá vỡ tính liên tục của cú pháp câu thơ đã mở ra một hệ quả: điểm đứt quãng giữa các câu thơ cho phép người đọc tham dự vào q trình hồn

thành câu thơ bằng việc huy động tưởng tượng, kinh nghiệm của mình để lấp đầy những tư duy đứt đoạn trong các câu thơ ấy. Trong chương 2, chúng tôicũngđã đề cập đến vấn đề tư duy đứt đoạn. Điều này rất gần với quan niệm mơ hồ của Adonis.

Đọc trường ca Hồng Trần Cương, có thể cảm nhận thấy trong nhiều đoạn trích, những cố gắng trong việc tìm tịi, sáng tạo ngơn ngữ của ông là những trải nghiệm thú vị làm ẩn đi hoặc mơ hồ hóa cái được biểu đạt. Mượn cách nói trong lĩnh vực điện ảnh, nếu Hồng Trần Cương là người viết kịch bản thì người đọc là những biên đạo không chuyên trong việc tạo dựng hình ảnh trong trường ca Hoàng Trần Cương. Khơng có một sự phơ diễn về kỹthuật ngơn ngữ, mộc mạc, giản dị, giàu hàm súc đã trở thành sự ăn nhập ăn ý của Hoàng TrầnCương với trường ca của mình. Vì lẽ đó, từ trường ca “Trầm tích” đến “Long mạch” đã tạo nên những vang vọng trong lịng cơng chúng bạn đọc. Hành trình tìm kiếm diện mạo mới cho trường ca là cả một chặng đường dài đầy gian nan, cam go song khơng vì vậy mà thiếu đi những nhân tố như Hoàng Trần Cương, những nỗ lực đột phá của các nhà thơ có tư tưởng tìm tịi, sáng tạo cần phải được động viên, khích lệ kịp thời trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)