Những quan niệm về trường ca trên thế giới nói chung và Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 29 - 34)

riêng

Xuất hiện khá sớm trong văn học thế giới, từ thời cổ đại đến nay, trường ca có một chỗ đứng khá vững chắc trong nền văn học của một dân tộc cũng như trong văn học thế giới. Lịch sử phát triển văn học, trường ca đã ghi lại những giai đoạn hào hùng, những chiến công vang dội của các dân tộc. Trường ca vẫn được xem là một thể

loại tổng hợp, nó có thể phát huy và dung chứa nhiều yếu tố, chịu nhiều nguồn ảnh

hưởng như từ các thiên sử thi thời cổ của Hi Lạp, Ấn Độ, La Mã, các thiên anh hùng ca thời cận đại của Pháp, của Anh, các bản trường ca của văn học Nga dưới thời Xô Viết. Chúng ta thường dùng khái niệm “trường ca” để chỉ các sáng tác sử thi anh hùng ca thời cổ - trung đại, như các sáng tác “Iliat, Ôđixê” của Homer (Hy Lạp), “Ênâyađa” của Virgilius (La Mã), “Ramayana”của dân tộc Ấn Độ, “Bài ca

Roland” của dân tộc Pháp, “Dũng sỹ khoác áo da hổ” của Rustaveli (Gruzia), “Bài ca

những người Nibelungen” của dân tộc Đức, v.v...

G.W.F Hêghen quan niệm: “Thơ ca là lĩnh vực cao nhất của nghệ thuật lãng

mạn.” Trong thế giới thơ ca ấy thì sử thi lại mang tính khởi nguyên, mở đầu: “sử thi tức trường ca, theo cách gọi của chúng ta vẫn khơng kém mang tính chất cá nhân sinh động và cụ thể”, ngoài ra “khơng có một loại thơ nào mà chi tiết lại chiếm một địa vị to lớn như trong trường ca sử thi”.5

Trong lịch sử văn học Pháp, từ giữa thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XII được xem là giai đoạn mở đầu. Những trường ca mở đầu như “Bài ca Rôland”,“Bài ca Guilaure”… những bài thơ dài viết bằng ngôn ngữ thông tục được gọi chung là “bài ca anh hùng”. Giai đoạn này người ta đồng nhất giữa các khái niệm sử thi anh hùng, trường ca anh hùng và bài ca anh hùng. Thuật ngữ “anh hùng ca”,“sử thi”6

trong tiếng anh là “epic”- tiếng Pháp: “épopée” bên cạnh đó tiếng Anh cịn được giải nghĩa

bằng một thuật ngữ khác là “poème épique” (thơ sử thi), chính vì vậy mà để xác định

rõ hơn, người ta cịn gọi nó “trường ca sử thi” và căn cứ vào tính chất và đặc trưng

của nó, người ta cịn gọi nó là “anh hùng ca”.

Đến thế kỉ XVIII, Vônte, tác giả tiêu biểu của thơ ca Pháp thời đại ánh sáng đã

sáng tác Anh hùng ca “La Henriade” (1728) và trường ca “Nàng trinh nữ xứ Orlean” (1755). Tuy nhiên bản anh hùng ca La Henriade lại mang dáng dấp khác với kiểu anh hùng ca thời cổ, còn trường ca “Nàng trinh nữ xứ Orlean” lại được xem như một tác phẩm sử thi anh hùng hài hước. Rõ ràng ở đây vẫn có sự đồng nhất ranh rới giữa sử thi với trường ca. Nghĩa là, chúng vẫn chỉ là một dạng cụ thể của sử thi anh hùng và trường ca anh hùng.

5G.W.F Hêghen (Phan Ngọc dịch) (1999), Mỹ học, Nxb. Văn học, Hà Nội

6 “Sử thi” là thuật ngữ giới nghiên cứu Việt Nam dịch từ thuật ngữ phương Tây (hay còn gọi là trường ca sử thi) - tiếng Anh: “epic”; Tiếng Pháp: “épopée”; tiếng Hi Lạp: “epopoiia”

Đến thế kỉ XIX, Lamartine không gọi là trường ca mà chỉ gọi là “một tác phẩm

thơ đồ sộ”. Đối với những sáng tác thơ dài kể về chuyện tình u thì khơng được gọi là

épopée (trường ca), mà được gọi là “poème d’amour” hay “poème lyrique” trong tiếng Pháp và “love-romance” trong tiếng Anh (“truyện tình”). Đến nửa sau thế kỉ XIX,

Victo Huygo đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ đồ sộ như: “Truyền kì các thời đại”, “Nghệ thuật làm ông”,.. nhưng vẫn không thấy gọi là sử thi hay trường ca. Hay như

truyện “Hiệp sĩ Tristan và công chúa Iseult” của bộ tộc người Celt (một bộ tộc xuất hiện vào thời kì đồ sắt và thời kì đầu Trung Cổ ở châu Âu), loại sáng tác này cũng được xếp chung vào với thể loại “truyện thơ”.

Trong cuốn lịch sử văn học Nga (do nhóm tác giả Việt Nam biên soạn) gọi

Rutxlan và Liutmila là trường ca và nhấn mạnh đây là một “bản trường ca kiểu mới,

lãng mạn chủ nghĩa” đồng thời gọi tác phẩm Người tù Capcaz là “Loại trường ca lãng mạn cách mạng”. Cịn ở Puskin thì có sự đồng nhất giữa truyện thơ và trường ca. Đến

Lecmontốp, Maiacôpxki và từ những năm 50- 60 của thế kỉ XX, thì tất cả các tác phẩm trần thuật bằng thơ đều được gọi là trường ca. Nhưng A.N. Sôkôlôp cho rằng: thể loại trường ca được hiểu với hàm nghĩa rộng và ông phản đối việc sử dụng rộng rãi tên gọi trường ca cho bất kì một tác phẩm trần thuật bằng thơ nào. Bởi theo ông, trường ca làmột tác phẩm ca ngợi vì vậy nó mang tính chất anh hùng. Cho dù mỗi tác phẩm đó mang một thể loại đặc biệt (biến thể) của trường ca, nhưng vẫn mang đặc trưng chung là nhân tố anh hùng, dù nhân tố này xuất hiện ở mỗi tác phẩm một cách

khác nhau.

Đến nay, ở Việt Nam, khái niệm và thuật ngữ trường ca vẫn chưa được hiểu thống nhất. Trong đó chủ yếu chia làm ba khuynh hướng: có người dùng khái niệm trường ca để chỉ các tác phẩm sử thi, anh hùng ca. Khuynh hướng thứ hai xem những tác phẩm được viết bằng thơ với dung lượng lớn, thường có cốt truyện, hoặc sườn truyện trữ tình, dùng ca ngâm hoặc kể theo lối ngâm. Khuynh hướng thứ ba quan niệm một tác phẩm gọi là trường ca có những đặc điểm cơ bản sau: là tác phẩm viết bằng thơ, nội dung lớn, chia thành nhiều phần; chất trữ tình lấn át chất tự sự, cảm hứng ngợi ca trở thành điểm tựa chủ đạo và nhất thiết phải có nhạc điệu.

Kho tàng văn học Việt Nam với tiền đề từ xa xưa như khan, mo, sử thi Tây nguyên, diễn ca lịch sử, cho đến các truyện thơ Nơm khuyết danh hoặc có tác giả, những bài thơ dài…trở thành tư liệu quý giá cho các tác giả khi chắp bút sáng tác

trường ca. Với tư cách là một thể loại văn học chuyên nghiệp, trường ca vượt lên tất cả

những cách nhìn nhận khác nhau, trường ca vẫn được xếp vào thể loại thơ ca, một hình thức thể hiện chủ yếu của “thể loại trữ tình”. Nhưng mặt khác, nó lại được coi là một trong những thể loại của loại văn tự sự. Trong một thời gian dài từ năm 1980, 1981,

1982… nhiều cuộc hội thảo về trường ca diễn ra sôi nổi. Tạp chí Văn nghệ Quân đội (Hà Nội) và tạp chí Văn học (Hà Nội) là hai diễn đàn tiêu biểu để các nhà nghiên cứu

trao đổi về vấn đề này. Điều này cho thấy trường ca có một vị trí rất đặc biệt và chưa ổn định trong hệ thống thể loại văn học Việt.

Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong cuốn “Mấy suy nghĩ về thể trường ca” quan niệm: “Trường ca có khả năng phản ánh rộng lớn, nó là nơi gặp gỡ, dung hợp của các phương thức tự sự và trữ tình. Có thể tìm thấy ở trường ca các yếu tố của truyện, thơ, kịch, kí…và tuy thơ khơng làm nhiệm vụ của tiểu thuyết hay kí sự nhưng nó vẫn khơng ngừng tăng cường bề rộng phản ánh. Thực tế đời sống phong phú và đa dạng cần được phản ánh một cách quy mô khơng chỉ bằng kịch hay tiểu thuyết mà cịn bằng các tập trường ca” [2].

Mã Giang Lân trong “Thử phân định ranh giới giữa trường ca và thơ dài” lại giành sự quan tâm về“điều kiện sinh hoạt, ý thức xã hội và trình độ thẩm mỹ của thời

đại mà thể loại ấy tồn tại”. Khi phân tích mối quan hệ giữa sử thi và tiểu thuyết, phân biệt giữa thơ dài và trường ca ông quả quyết rằng: “Đường đi của sử thi là đường đi của tiểu thuyết. Cịn thơ trữ tình là cái nôi của thơ dài và trường ca” [45]. Trường ca

đã tiếp thu, vận dụng và sáng tạo nên các yếu tốcơ bản của thơ trữ tình và sửthi nghĩa

là kết hợp cảhai phương thức biểu hiện: tự sự và trữ tình.

Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu lý luận về trường ca trong văn học Nga, Hoàng Ngọc Hiến trong “Đặc trưng của trường ca ”, đã khái quát: Trong văn học

Nga, trường ca được viết là “ poem”, tuy nhiên “có thể hiểu với một nghĩa rất rộng” và “trường ca cịn có một nghĩa xác định hơn, chỉ một thể loại tác phẩm thơ đặc biệt có đặc trưng nội dung xác định” đồng thời “ Trường ca là một thể loại lớn với hai

nghĩa : “mang nội dung lớn”… trường ca hiện đại phát triển với xu hướng nguyên tắc trữ tình lấn át nguyên tắc tự sự” [29].

Trong cuốn “Về thể loại trường ca và tính chất của nó” Trần Ngọc Vương quan

niệm: Tính chất “tầm cỡ” của thể trường ca là ở “dung lượng cảm hứng… Một cảm hứng lớn như vậy chỉ có thể xuất hiện ở một thời đại cách mạng. Phạm trù cái cao thượng, cái anh hùng và cái bi kịch đều có thể tìm thấy chỗ đứng chắc chắn trong thể loại này”[77]. Còn về sự vận động của thể loại tác giả khẳng định: Trường ca sống mãi với hình thức thích hợp ở mỗi thời.

Trong “Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945- 1954”, Vũ Văn Sỹ nhận xét: “Về bản chất, trường ca khác với truyện thơ truyền thống, khác với trường ca cổ điển (khan, diễn ca lịch sử…) nhưng lại gần với thơ trường thiên, trữ tình” [63]. Cịn

Vũ Đức Phúc trong Tạp chí văn học số 6(1982) cho rằng “Trường ca là một thuật ngữ văn học mới, chưa chính xác, chưa ổn định, để chỉ các sáng tác thơ dài”[59]. Với Anh Ngọc trong “Hãy đưa cho tôi một tư tưởng” lại có quan điểm: “Trường ca khơng nhất thiết phải bao hàm độ dài vật chất, mà nó nằm trong cái mục đích về q trình phấn đấu nhất qn để đạt mục đích đó” [55] và quan trọng nhất là tính tư tường của tác phẩm.

Ngay từ đầu Nguyễn Trọng Tạo đã nghi ngờ về tính khả thi cho việc định nghĩa trường ca. Ông chấp nhận có hai loại trường ca là có cốt truyện và khơng có cốt truyện

nhưng đều gặp nhau ở điểm chung là: “phải phản ánh được những sự kiện lịch sử có ý nghĩa rộng lớn và soi sáng được cuộc sống của nhân dân trong tồn bộ tính đa dạng của nó”[64].

Trần Đăng Suyền quan niệm: “Trường ca có khả năng ơm chứa, tổng hợp nhiều hình thức, thể loại khác nhau, vừa đậm đà tính chất trữ tình, vừa giàu chất suy nghĩ, triết lý” [62]. Mỗi tác giả nêu ra vấn đề tên gọi trường ca nhưng cuối cùng đều thừa nhận như một thực tế và xem “mỗi tác phẩm là một cách định nghĩa của tác giả về chính thể loại đó” (Hữu Thỉnh)

Trường ca và sửthi đều là những tác phẩm có “tầm vóc” lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung, có sức ơm chứa những vấn đề trọng đại của dân tộc và thời đại. Thế nhưng trường ca hiện đại có sự khác biệt nhất định so với trường ca truyền thống (sử

thi). Ta có thể khái quát về quá trình ra đời và phát triển quan niệm trường ca ở Việt

Nam như sau: Tên gọi trường ca có nguồn gốc từ văn học phương Tây. Ở Việt Nam, một thời ta dùng nó để chỉ các sử thi dân gian, rồi dần dần được dùng để gọi tên những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)