Sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ trong trường ca Hoàng Trần Cương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 73 - 75)

3.2. Quan niệm về sáng tạo ngôn ngữ của Hoàng Trần Cương

3.2.2. Sáng tạo nghệ thuật ngôn ngữ trong trường ca Hoàng Trần Cương

Cuối thập kỷchín mươi của thế kỷ XX, trường ca hiện đại thực sự cắm mốc cho một giai đoạn mới. Có thể thấy rõ những chuyển động đổi thay của ngôn từ trường ca theo nhiều hướng mà tiêu biểu là xu hướng kết ghép từ ngữ. Những tổ hợp từ mới xuất hiện dày đặc, kết hợp các danh từ, tính từ, động từ trong một tổ hợp, một dịng thơ, nhà thơ Hồng Trần Cương đã tạo nên cách diễn đạt mới:

“Tảng cháy cạy đi rồi Cịn hằn vết móng tay Cày lên

Sưng cả đáy nồi”

(Nguồn cội – Trầm tích)

Hệ thống từ vựng tiếng Việt được lạ hóa. Nhiều từ ngữ vốn quen thuộc bỗng trở

nên mới lạ và mang một sức biểu hiện ngồi tưởng tượng. Có những cách kết hợp

mang đậm dấu ấn tác giả:

“Bao giờ em về thăm

Mảnh đất quê anh một thời ngún lửa Miền Trung mỏng và sắc như cật nứa Chuốt ruột mình thành dải lụa sơng Lam”

(Miền Trung – Trầm tích)

Những hệ thống ẩn dụ trong trường ca “chân chất”, nghiêng về diễn tả những cảm giác nghẹn ngào, cay đắng, rạn vỡ, chia ly…. Tạo thành giải phổ riêng trong màu sắc tình cảm trong trường ca Hồng Trần Cương. Trên hành trình truy tìm cái đẹp của từ ngữ, nhà thơ Hoàng Trần Cương đã vận dụng những thủ pháp tạo nghĩa trên cơ sở

kết ghép, chuyển nghĩa. Đặc biệt, những hệ thống từ ngữ tiếng Việt đã sáo mòn, quen

thuộc giờđây được khốc lên mình bộ áo mới. Sự phóng túng của câu thơ, sự giãn nở

của dịng thơ, sự linh hoạt trong nhịp điệu và cách hiệp vần, sựgia tăng của yếu tố tự

sự, lời kể… trường ca đã khẳng định ưu thế của nó đồng thời tỏ rõ khả năng thể hiện tiếng nói của tâm hồn nhà thơ Hồng Trần Cương, cho thấy sự tìm tịi, sáng tạo của

nhà thơ trong con đường chinh phục trường ca.

Kế thừa những đặc trưng về độ dài hơi cũng như cách ngắt nghỉ trong trường ca

giai đoạn trước, nhà thơ Hoàng Trần Cương đã sáng tạo bằng việc mạnh dạn thể

nghiệm lối ngắt câu giữa dịng, hay hiện tượng vắt dịng đã phá vỡtính đơn điệu trong mỗi câu thơ trường ca truyền thống. Những bứt phá mới cùng với nhu cầu giải phóng

cái tơi cá nhân, dường như trường ca Hồng Trần Cương đã tìm đến sự tự do cho cái biểu đạt. Khơng khỏa mãn trong khn hình cũ, bên cạnh những câu thơ dài lại có những câu thơ ngắn (2 tiếng hoặc 3 tiếng). Có những cấu trúc câu thơ khá phức tạp: vừa ngắt câu, vừa vắt dòng. Tổ chức câu thơ không theo trật tự ngữ pháp mà tuân theo dòng cảm xúc, bị chi phối bởi ngữ điệu của cảm xúc. Đôi lúc người đọc cảm nhận

“Ơi! Q hương

Cái địn gánh trĩu hai đầu đất nước Gió bão thù chi với mảnh đất này

Nối đi nhau xếp hàng ngang đen sì ngồi biển Mưa giờ ngọ chưa qua gió giờ mùi đã đến”

(Nguồn cội – Trầm tích)

Tơn trọng dịng chảy tự nhiên của cảm xúc có một ý nghĩa quan trọng trong việc giải phóng thơ khỏi những ràng buộc. Tổ chức trường ca không chịu sựquy định của niêm luật với số dòng, số câu nhất định mà tn theo dịng chảy cảm xúc, nói cách khác, tổ chức bài thơ trong trường ca chịu sự ước chế của tình cảm. Dung lượng bài

thơ được nới lỏng theo dung lượng cảm xúc, tự nó có một nhạc điệu riêng mà chủ âm là tiếng nhạc lòng với sựhịa điệu của những cung bậc tình cảm. Có thể thấy trong một tác phẩm trường ca Hoàng Trần Cương đã đưa ra muôn ngàn tâm trạng riêng biệt, thể

hiện một cách tự do, phóng khống. Q trình giải mã nó là q trình đi tìm cái đẹp của nghệ thuật ngơn từ trong tính tồn vẹn, tính chỉnh thể. Tóm lại sự đổi mới ngơn ngữ nghệ thuật trường ca Hoàng Trần Cương là sự biến đổi về chất, là sựthay đổi theo

hướng hiện đại từ trong chính sinh thể nghệ thuật. Hiện đại mà vẫn rất truyền thống, rất dân tộc. Sức mạnh và sựtrường tồn của Trường ca chính là ởđó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)