Trường ca của Hoàng Trần Cương trong tiến trình thơ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 34)

tường lớn. Nhà nhà văn Bakhtin từng nói “tiểu thuyết được coi là một thể loại vẫn đang khơng ngừng phát triển và chưa hồn thành”, với “trường ca” cũng như vậy,

chúng ta đã ít nhiều quy định nên những khả năng, chờ đón một dạng thức cho q

trình đọc hiểu. Điều đó dù mơ hồ hay hiển hiện thì nó vẫn tồn tại; thậm chí sự kì vọng

đọc có thể bị phá vỡ. Mượn lời của giáo sư Nguyễn Văn Dân để kết lại: “trường ca là một thể loại chưa ổn định. Có thể coi trường ca là miền đất hứa để cho các nhà thơ bộc lộ tài năng của mình.”

1.2.2. Trường ca của Hồng Trần Cương trong tiến trình thơ Việt Nam đương đại đại

Nhà thơ Hoàng Trần Cương sinh năm 1948, trưởng thành cùng thời với các nhà văn quân đội như: Đỗ Chu, Nguyễn Trí Huân, Thao Trường, Duy Khán…Là hậu duệ đời thứ 29 của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Hoàng Trần Cương sinh ra trong một gia đình dịng dõi ở Đặng Sơn, Đơ Lương, Nghệ An. Ông nội là Hàn lâm

viện Học sĩ nhưng đã treo ấn từ quan để về sống cuộc đời dân giã, sau đó kết bạn văn chương và ủng hộ phong trào Đông Kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu, kế thừa truyền thống u nước của tổ tiên cha ơng. Ơng tốt nghiệp Đại học Tài chính Ngân

hàng Trung ương, từng là người lính tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, Lào, chiến trường Tây Nam, các mặt trận phịng khơng phía Bắc. Ngay từ khi còn học cấp hai, cậu học trò hiếu động đã ấp ủ những cảm xúc viết về quê hương, trăn trở với mảnh đất miền Trung cằn cỗi lắm gió mưa của mình. Năm 17 tuổi, bài thơ đầu tiên của Hoàng Trần Cương với nhan đề “Dư âm” như một lời tiên tri cho sự nghiệp viết thơ sau này của ông:

“Ta như Đất lặng câm mà dữ dội Yên lành trải bình nguyên

Thanh thản dựng núi đồi

Màu trời nào chẳng mang xác một dịng sơng chết trơi!”

Ngay từ năm 1972 Hoàng Trần Cương đã nhận giải thưởng cao của Tạp chí Văn Nghệ Quân đội với ký sự “Hạnh phúc hôm nay”. Cũng trong năm này, Nhà xuất bản Lao động xuất bản tập truyện ngắn “Dư âm” của Hồng Trần Cương. Tiếp đó, năm 1989 ơng ra mắt độc giả tập thơ “Đường chân trời” và hai năm sau là tập thơ “Dấu vết

tháng ngày”. Vẫn là cảm hứng vềquê hương, đất nước, giữa dĩ vãng và hiện tại… tất cả đều được nhào nặn thành những vần thơ thấm đẫm tâm hồn Hồng Trần Cương. Trong đó, có những bài sáng tác sớm nhất 1985 và bài viết gần đây nhất 1992, trong khoảng thời gian bảy năm, ba mươi sáu bài thơ trong tám mươi trang sách là con số

cho sựđam mê, nhiệt huyết của tuổi trẻ Hoàng Trần Cương. Cũng bởi vậy mà hơn nửa số bài của tập thơ là đề tài tình u đơi lứa, thậm chí nếu khơng chú ý người đọc đôi

lúc dễ chừng khó phân biệt thơ tình u với những bài thuộc đề tài khác. Mỗi bài thơ

tác giả lại thể hiện những cung bậc, suy nghĩ riêng của mình. Khơng hị hét kêu la, khơng than khóc vờ vĩnh, cũng không vội vàng hô hào bằng khái niệm, Hồng Trần

Cương có một dấu ấn riêng trong phong cách của mình. Hịa cùng những đổi thay của

đất nước, ngòi bút của nhà văn được nới rộng tự do hơn, người cầm bút được tung hoành trên mọi lĩnh vực đề tài, trong đó có cả những lo toan dằn vặt trước bao nhiêu nỗi bất hạnh còn phơi bày trong xã hội. Thời chiến tranh, văn phong của Hoàng Trần Cương mang phong thái điềm tĩnh, những chi tiết được chắt lọc, đầy lạ lẫm.

Tuy nhiên phải kể đến sự góp mặt của trường ca, Hồng Trần Cương đã làm nên một tiếng vang trong sự nghiệp sáng tác của mình. Mở đầu cho tổng tập bộ ngũ “Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ”, trường ca “Trầm tích” được khởi thảo từ năm 1986, đến năm

1999 mới được công bố. Như một luồng gió mới trong sự vận động của Trường ca Việt Nam, “Trầm tích” đã nhận được bốn giải thưởng: Giải nhất cuộc thi Thơ của Tuần báo Văn Nghệ năm 1989 -1990, giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000, giải thưởng Văn học viết về đề tài lực lượng vũ trang của Bộ quốc phòng và giải A giải thưởng Hồ Xuân Hương của quê hương xứ Nghệ tác giả. “Trầm tích” là kết quả của mười ba năm thai nghén sau đổi mới. Những ngày này từ chiến trường trở về, người lính năm nao quay trở lại với những tất bật của cuộc sống cơm áo gạo tiền. Cùng với những ký ức về đồng đội, sự mất mát hi sinh trong chiến tranh, những chiêm

nghiệm về cuộc sống, thế thái nhân tình, giá trị của đồng tiền và đặc biệt về mảnh đất chôn rau cắt rốn của ông.

Cuộc đời của nhà thơ Hồng Trần Cương cũng là người nhiều bơn ba, khi mới bảy tuổi đã theo cha ra sống ở Hà Nội, sau đó trở về quê học tiếp, hết cấp ba ông ra lại Hà Nội học ngành Kế tốn, đắm mình với miền Kinh Bắc, vùng q của những “liền anh liền chị” đã mang đến cho ông một người vợ dịu hiền, tảo tần. Chính vì vậy mà tâm hồn Hồng Trần Cương có sự hịa quyện giữa cái lãng mạng của chất Bắc kèm theo sự dữ dội của miền Trung nơi ông sinh ra. Đối với ông, quê hương giống như mỏ vàng lộ thiên, cịn ơng thì cứ miệt mài để khai thác. Giống như người cày xới, ông bền bỉ lật lên từng thớ đất quê hương để phát hiện ra những long mạch, những “hồng ngọc”

của quê hương. Sau những tháng ngày thai nghén, “Trầm tích” như một vẻ đẹp kết tinh theo thời gian trong đó có bóng dáng người mẹ tảo tần, là những người thân, là mảnh đất gắn với sự tích con cá gỗ, là vùng trời miền Trung và trên hết là những “trầm

tích” của tổ tiên, dòng họ, những năm tháng chiến chinh đổ máu, là hi sinh của bạn bè đồng đội, cả nỗi đau tê nhức của mảnh đạn vẫn đang nằm trong cơ thể ông suốt mấy chục năm trời. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngơn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người, liên tục suốt mười lăm năm qua trường ca “Trầm tích” đã được dư luận quan tâm và đánh giá cao,

có hơn năm mươi bài viết của các tác giả là nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, nhà nghiên cứu …viết về trường ca “Trầm tích”.

Cũng trong thời gian này tập thơ lẻ “Quà tặng hành tinh” được xuất bản với 45 bài trong đó có những bài tác giả mới viết trước lúc bản thảo được đưa đến nhà in và cả những chương trước đây đã được công bố trên các sách báo. Trong tập thơ này, nhà thơ cũng có những bước tiến mới với lối viết theo dòng cảm xúc, bỏ lối trần thuật, trong đó nhiều bài thơ viết theo lối kết cấu mở, tầng ý nhiều. Đặc biệt khi nhận thức được dồn vào tính triết lý, lời thơ của tác giả ngày càng trí tuệ hơn, những hình ảnh được sử dụng đúng độ cần thiết. Trong bàithơ “Cảm”,lối viết khá hiện đại trong cách kết cấu, lập ý:

“Có những chiều lửng lửng lơ lơ Cỏ xanh đứng hững hờ với gió

Mưa rào tránh rơi vào ngày hoa gạo nở Hồng hơn cũng sợ già vội vã trốn trên cây Ta bất giác chằm tay úp mặt,

Khơng gió, khơng mưa mà mười ngón ướt đằm”

(Cảm)

Sau dấu ấn trường ca “Trầm tích”, Hồng Trần Cương vẫn khơng ngừng trăn trở trên trang giấy của mình và những trường ca cứ thế nối tiếp nhau ra đời. Có lẽ độc giả sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trường ca “U Minh” được nhà thơ sáng tác khi đang công tác ở Sidney – thủ đơ nổi tiếng của Ơxtrâylia. Nghe tin rừng U Minh đang bị thiêu cháy, những quầng lửa hung hãn, nóng bỏng, những cuộn khói ngập trời như đang thiêu đốt trái tim tác giả:

“Cảm lạnh hắt từ trời Trái tim tơi chuột rút”

(U Minh)

Có lẽ với thiên chức của một nhà thơ mà hồn thiêng dân tộc luôn thường trực, ngự trị tâm can đã tạo nên một nhà thơ Hoàng Trần Cương rất riêng. Cái mới trong những trường ca này là yếu tố kể bớt đi, yếu tố cảm tăng lên. Nhờ vậy, không gian nghệ thuật được nới rộng, tính phức hợp của các hình tượng thơ đậm dần.

Nối tiếp trường ca “U Minh” là trường ca “Đỉnh Vua”, không chịu lặp lại mình, Hồng Trần Cương đã xóa nhịa ranh giới liên kết cốt truyện giữa các chương, các đoạn. Dường như mạch kể đi theo dòng hồi ức của tác giả, “Đỉnh Vua” thả sức tung hoành theo bút pháp đồng hiện độc đáo về ngọn núi Đỉnh Vua uy nghiêm, những câu chuyện từ thưở khai thiên lập địa “Sơn tinh, Thủy tinh” hay vương triều nhà Mạc trị vì. Nơi đây được nhiều người biết đến là nơi có đền thờ Bác Hồ, là ngọn núi cao nhất trên dãy núi Ba Vì, cảm phục trước vẻ đẹp uy nghi, sừng sững nơi đây, Hoàng Trần Cương đã sáng tạo nên một trường ca như một thông điệp, kêu gọi đối với con người: hãy trung thành, giữ lại những cội nguồn quý giá từ bao đời nay.

Những tưởng cái bóng của trường ca “Trầm tích” sẽ làm khó cho nhà thơ Hoàng Trần Cương nhưng sự kỳ diệu của làn gió trường ca mới mà nhà thơ gửi gắm đến độc giả về “đứa con tinh thần” này: trường ca “Long mạch” đã tiếp tục làm nên thành cơng

trường ca Hồng Trần Cương. Năm 2015 giải thưởng Hội nhà Văn Việt Nam một lần

nữa xướng tên nhà thơ Hoàng Trần Cương với trường ca “Long mạch”. Mang hơi thở của đất đai, sông, núi và biển, vừa kỳvĩ mà gợi cảm, vừa giản dị mà lớn lao vơ cùng.

Đó là những con người lớn lên trong thương khó, xoắn xuýt những ký ức đói no một thủa, tất cả bện màu xanh kỷ niệm, của tuổi niên thiếu dịu dàng và sự trưởng thành trong giơng bão. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng từng viết: “Hoàng Trần Cương làm chủ cảm hứng, làm chủ kỹ thuật và nhất là làm chủ tiếng Việt”. Không bị hối thúc và ảnh

hưởng bởi bất kỳ “chủ nghĩa” nào, trường ca “Long mạch” mang chủ âm hồn quê, tiếng quê da diết và nồng đượm. Nếu như viết trường ca như là chuẩn bị những chiến dịch lớn có ý nghĩa sống cịn, chiến lược quyết định thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp

chính nghĩa thì tác giả trường ca giống như một vị Tổng tư lệnh có tầm, có tâm của chiến dịch ấy. Và có lẽ q hương chính là mạch nguồn cảm xúc vô tận, cứ viết mãi viết mãi vẫn thấy chưa thỏa mãn với tình yêu mà tác giả Hoàng Trần Cương đã giành

cho mảnh đất thân thương đó.

Đến nay Hồng Trần Cương đã đặt bút viết năm trường ca mà như tác giả từng nói: “Năm trường ca ấy là Kim- Mộc- Thuỷ- Hoả- Thổ” (Trầm tích, U Minh, Đỉnh

Vua, Long Mạch, Nham Thạch). Quả thật, hồn thơ của Hoàng Trần Cương có sức đề

kháng tốt với thời gian. Với cái dáng vẻ xù xì, gai góc, bản chất của một người lính, khi vẫn cịn sức khỏe, ơng sẽ vẫn đắm mình vào dịng thi ca. Mỗi nhà thơ đều cố gắng khai phá những vùng đất riêng, đưa vào đó những tiếng nói mới mẻ với những đặc thù khơng thể nhầm lẫn. Ai đã từng có lần được gặp Hoàng Trần Cương đều nhận xét “ông là một người nghiện thơ và trong con người nghiện thơ đó lại có một cái nghiện khác, đó là nghiện viết trường ca”, một mạch nguồn chưa bao giờvơi cạn trong ông.

1.2.3. Ý thức sáng tạo của Hồng Trần Cương trong q trình phát triển trường ca Việt Nam hiện đại

Thơ ca phương Tây từng tỏa nắng với biết bao nhà thơ tên tuổi, trường phái như Tượng trưng Mallarmé, chủ nghĩa siêu thực André Breton. Hay như ở Mĩ có các nhà thơ thế hệ Beat, trường phái San Francisco…Vănhóa nào cũng có thơ ca làm tinh hoa. Sau năm 1975, dòng trường ca Việt Nam thực sự phát triển nở rộ với nhiều cây bút tài hoa mạnh dạn đổi mới từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật, từ tư duy thể

loại đến ảnh hưởng văn học. Sáng tạo nghệ thuật trường ca luôn vận động không ngừng nghỉ. Cũng như trong thơ sự chuyển động ấy chính là lẽ sống của nghệ thuật trường ca. Trải qua các thời kỳ, do thúc bách của thời đại, xã hội với những yêu cầu tự thân phải đổi mới, trường ca có sự chuyển đổi mang tính cách mạng. Điều này đã trở thành một hiện tượng “trường ca Việt Nam”, trở thành mối quan tâm trong nhiều nghiên cứu, phê bình, hội nghị về thơ Việt Nam hiện đại nói chung và về trường ca nói riêng. Nhà nghiên cứu văn học Trần Thiện Khanh từng có lời dẫn như sau: “Trường ca là một thể loại có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hiện đại. Thế nhưng sự quan tâm đến nó, cả ở phương diện văn học sử lẫn lý luận thể loại lại có phần muộn mằn, lẻ tẻ ”.7 Theo thống kê, về số lượng từ Thơ mới tới nay là

khoảng 450 tác giả Việt Nam và 1182 tác phẩm gọi chung là “trường ca”. Trong đó, có thể nhắc đến Huy Thơng là tác giả trường ca Việt Nam đầu tiên với tác phẩm nổi tiếng “Tiếng địch Sơng Ơ” (1935) và tác phẩm mới nhất là “Hoàng Đế Quang Trung” (NXB Thuận Hóa, 2016) của Hồng Bình Trọng.

Tiểu thuyết và thơ trường ca là hai hình thức nghệ thuật ngơn từ có sự tổng hợp thể loại, thậm chí đến mức “quên” thể loại. Nhà lý luận văn học người Nga Tynhianov lý giải về điều đó rất thích đáng: “Hãy thử định nghĩa khái niệm “trường ca”, tức một

khái niệm về thể loại. Tất cả mọi cố gắng đưa ra một định nghĩa thống nhất đều không đạt được… và thể loại không được nhận ra nhưng dù sao trong nó vẫn cịn giữ được những yếu tố đủ để cái gọi là “không phải trường ca” là một trường ca.” 8 Chúng tơi

thiết nghĩ cần có thêm những chương trình nghiên cứu hệ thống và thực dụng về các hướng đi mới- lạ- khác của thơ ca Việt Nam mà trước đây nó chưa đi hết, đến nay nó chưa đi tới.

Theo một cơng trình nghiên cứu thống kê, sắp xếp trường ca Việt Nam khá công phu của nhà nghiên cứu Đỗ Quyên (là một nhà nghiên cứu hiện đang sinh sống tại

7 Phỏng vấn của Trần Thiện Khanh, tạp chí Thơ (Hội Nhà văn Việt Nam), số 11/2009

Canada), theo đó nhà thơ Hồng Trần Cương dựa trên tiêu chí phân loại thế hệ - độ tuổi là nhà thơ sinh năm 1948, với khuynh hướng trào lưu trường ca hiện đại, các chủ đề chính hướng về thế sự, đời thường, tâm lý 9. Đặc biệt với số lượng tác phẩm sáng tác thành công trở thành dấu ấn đặc trưng của nhà thơ xứ Nghệ này. Qua bảng thống kê này có thể phần nào thấy rõ sức hút của trường ca vẫn là mảnh đất trù phú để những cây bút vạm vỡ cày xới vào thể loại này.

Sáng tạo trong thi ca với mỗi người nghệ sĩ khi viết trường ca khơng phải là sự hồi đáp chóng vánh kiểu “tức cảnh sinh tình” hay ngẫu nhiên gặp hồn cảnh may mắn. Tài năng và bản lĩnh sáng tạo chỉ là điều kiện cần ngoài ra trường vốn đa dạng của người nghệ sĩ mới là điều kiện đủ cho một thể loại “tầm cỡ” này. Tránh rơi vào trạng thái kể chuyện bằng những câu thơ xuống dòng, văn bản trải dài, xa đề, chủ đề bị phân tán, thiếu những cao độ cảm xúc cần thiết; nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ rất dễ bị

hụt hơi” khi sáng tác thể trường ca này. Sau mấy mươi năm, khi trường ca Việt Nam

ngày càng có sự biến chuyển rõ nét nhưng giành được sự đón nhận với độc giả vẫn còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)