Ngôn ngữ kể chuyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 75 - 134)

3.3. Các loại hình ngơn ngữ trong trường ca Hoàng Trần Cương

3.3.1. Ngôn ngữ kể chuyện

Kế thừa truyền thống sử thi, ngôn ngữ kể chuyện là một đặc điểm quan trọng của

trường ca, giai đoạn sau, trường ca hiện đại có xu hướng thiên về chất trữ tình, tuy nhiên đặc trưng tự sựcũng không bao giờ mất hẳn. Ngôn ngữ kể chuyện dùng để miêu tả và bình giá các nhân vật, sự kiện, biến cố trong tác phẩm. Không chỉ tái hiện cái

thể hiện trí tuệ, tình cảm của người kể chuyện. Từ khi cịn là một người lính chiến đấu, Hồng Trần Cương đã thể hiện niềm say mê và nhiệt huyết trong những kí sựđầu tay, tập thơ ngắn, vềsau là trường ca. Một ngịi bút dẻo dai nhiều nội lực khơng ngừng trăn

trở với mảnh đất quê hương mình trên những câu thơ. Đọc trường ca Hoàng Trần

Cương, người đọc dễ dàng nhận ra phong cách, giọng điệu riêng thể hiện trên nhiều mặt (thời gian, nhân vật, tư tưởng tình cảm, thơng điệp gửi gắm). Đặc biệt với giọng

điệu ngôn ngữđậm chất địa phương xứ Nghệ, trường ca Hoàng Trần Cương bộc bạch nét mộc mạc, dung dị đời thường không cầu kỳ, chau chuốt, thấm đượm tình người. Phong cách ngơn ngữ kể chuyện trầm tĩnh, đầy nội tâm, có lúc ghồ ghề, gân guốc

nhưng rồi bỗng dưng dịu dàng, trữ tình, tha thiết.

Mỗi trường ca ln địi hỏi phải có một cái sườn sự kiện, vì vậy, trường ca vẫn phải có một ngơn ngữ kể chuyện để dẫn dắt. Tùy vào đối tượng mà tác giả lựa chọn ngôn ngữ kể chuyện phù hợp, có chọn lọc. Thốt khỏi khn mẫu trường ca (sử thi) giai đoạn trước, Hoàng Trần Cương khoác lên “đứa con” trường ca của mình bằng giọng thân mật, đời thường nhất, đậm chất xứ Nghệ. Có thể nói đây là một trong những nét chủ đạo của giọng điệu trong hầu hết các trường ca Hồng Trần Cương. Ngơn ngữ kể chuyện rõ ràng, mạch lạc, bởi những câu chuyện đều gắn với cuộc đời chính tác giả. Đặc biệt ngơn ngữ trường ca Hoàng Trần Cương đi đến tận cùng cảm

xúc nhân vật “tôi”, như bóc tách từng ký ức xen lẫn hiện tại và tương lai. Vì vậy, người đọc có thể bắt gặp chính mình đâu đó trong những câu chuyện được kể, nhờ ngôn ngữ kể chuyện mà nhiều vấn đề, lĩnh vực được bao quát soi tỏ, Hồng Trần Cương ln để nhân vật lên đến tận cùng của cảm xúc. Dù là ký ức về một thời chiến tranh không tránh khỏi những đau thương, mất mát hay cuộc sống thời bình với những khó khăn, gian khổ của cuộc sống thường nhật “Đói no bện màu sương khói” thì họ vẫn ln lạc quan, hi vọng. Giọng điệu của người kể chuyện luôn chứa chan sự tin yêu về một tương lai tương sáng:

Ngày đi Đêm đi

Chúng mình đi Nước mắt

Chắt ước vọng Ni núi sơng Dậy thì…

(Long mạch – Thế núi)

Bên cạnh đó, sự hóm hỉnh cũng góp một vai trị khơng thể thiếu để tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời, một chất giọng riêng đặc sắc của Hoàng Trần Cương. Vượt qua cái đói, cái nghèo của mảnh đất cằn cỗi vẫn đan xen những tiếng cười sảng khối. Đó là cảnh sinh hoạt quây quần của mẹ con với cách vào đề rất tự nhiên của người kể chuyện:

“Những mảnh sành kết muối trắng tinh Vại nhút vỡ mất rồi

Biết lấy gì đắp lên bát cơm gạo lứt

Mẹ chan tiếng cười chạy vòng quanh mâm

(Long mạch – Thế núi)

Trong trường ca “Trầm tích” hay “Long mạch”, khơng ít lần nhà thơ tạo được một

cảm giác như sờ nắm được hiện vật qua ngôn ngữ, đặc biệt là những thứ khơng có

hình hài:

“Những khát vọng niêm phong vào trầm tích

Cất giữ sơ sài trong bóng trăng non”

(Trầm tích – Thóc giống)

Nơi thời gian thánh thót rót xanh

Chầm chậm gạn trong từng kỷ niệm

Vẫy tuổi thơ chao liệng nghiêng trời”

(Long mạch – Vía biển)

Đi sâu khám phá những tầng vỉa của quê hương đồng nghĩa cả những trăn trở, giằng xé nội tâm con người trong q trình nhận thức, diễn biến tình cảm, ngơn ngữ kể chuyện chuyển sang giọng điệu tự vấn chính bản thân, như một q trình từ hành động đến nhận thức và ngược lại từ nhận thức đến hành động:

Nước mắt ơi nước mắt Từng trong vắt rồi

Sao tự dưng còn rưng rưng mọc sạn”

(Long mạch – Thế núi)

Những câu thơ thấm đẫm tấm lòng của một người con gắn bó sâu nặng với quê hương, rất tự nhiên, chân thật. Đâu đó, người đọc có thể cảm nhận Hồng Trần Cương đang viết những câu thơ cho chính mình, cho một người con xa quê vẫn đau đáu nhớ về quê hương của mình.Mẹ là một hình ảnh được nhà thơ khắc họa rất thành công, hết lịng u thương con cái, cuộc sống khổ cực khơng làm người mẹ nản chí. Vắng bóng người cha, một mình mẹ đảm nhiệm mọi việc trong gia đình, những giọt nước mắtmẹ lặn vào trong, nụ cười vun vén những lo toan, nhọc nhằn. Hoàng Trần Cương dùng

giọng lạc quan, yêu đời để nói sự hi vọng, niềm tin của người mẹ gửi gắm vào những đứa con sớm khôn lớn trưởng thành:

“Mẹ là mặt trời sớm mai vẫn mọc

Từ trong bếp nhà mình rồi mới rạng khắp sân Mẹ là trầm tích của những gian truân

Đưa con đến bến bờ huyền thoại Bến bờ của những đứa con trai

Không chệch hướng giữa mn trùng cửa ải”

(Trầm tích – Những viên đá lẻ)

Điểm nhìn người kể chuyện tạo ra cái nhìn chung, bao quát các sự kiện, điều khiển, sắp xếp các chi tiết, hành động, đồng thời tự giãi bày tâmtư của mình. Bên cạnh đó, ngơn ngữ kể chuyện trong trường ca Hồng Trần Cương mang phong cách khỏe khoắn, sắc cạnh, gân guốc. Phong cách ngôn ngữ này phù hợp với một nhà thơ xứ Nghệ, dù có trải qua những khó khăn, gian truân của cuộc sống nhưng vẫn chan chứa niềm hi vọng:

“Giữa tuyết trắng Châu Âu Hay trời xanh Châu Úc

Nắng nỏ Hoa Kỳ mưa gió Trung Đơng Những gái trai xóm Trung Đặng Thượng Những cư dân Nam Bắc Đặng, Ngọc Lam Bồi Có sởn người khi nghe tiếng vọng

Bong ra từ eo đất còm nhom”

(Long mạch - Thác ghềnh)

Nét nổi bật tạo nên một trong những âm hưởng chủ đạo trong ngôn ngữ kể

chuyện của trường ca Hoàng Trần Cương là giọng điệu nội tâm, giàu chất triết lí. Bước ra từ cuộc chiến tranh, Hoàng Trần Cương đọng lại những trải nghiệm của mình về

cuộc chiến, trở về với thời bình, những điều khác lạ trong cuộc sống khiến tác giả ngỡ

ngàng, tất cảđều được đưa vào tác phẩm. Ngòi bút của nhà thơ thấm đượm những suy

tư, trăn trở trong cuộc sống hơm nay và mai sau: “Ơ kìa! Chim hót gọi cơn mưa

Rót trong lành xuống bản làng thưa lạnh Rải bùa mê đỏng đảnh đón mùa về Sao bây giờ con cháu nhạt bóng quê”

(Long mạch - Thế núi)

3.3.2. Ngơn ngữ biểu cảm

Mượn cách nói của Milan Kundera diễn giải về lịch sử tiểu thuyết, có thể thấy Trường ca trong văn học Việt Nam hiện đại chuyển mình trong sự vận động của nó.

Hiệp một” đại diện là những trường ca như “Đường tới thành phố”,“Hiệp hai” có thể

tính mốc bắt đầu từ cuối thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX, sẽ là những trường ca gần như neo bám rất ít vào “những chấn động lịch sử lớn”.

Adonis đã dành sự quan tâm của mình đến tính hiện đại trong thơ ca: “Thơ

khơng cịn khởi phát từ một quan điểm tri thức sáng rõ và được chuẩn bị sẵn nữa mà bắt đầu từ những đặc thù về cảm xúc mà chúng ta có thể gọi là trải nghiệm cá nhân hay nhãn quan”. Tiêu biểu cho trường ca hiện đại ở “Hiệp hai”, các tác phẩm của Hồng Trần Cương là một ví dụ điển hình cho phong cách mới mẻ đầy sáng tạo. Xuất phát từ cách nhìn, cách cảm của tác giả cùng với những khuôn phép nhất định về lịch sử - văn hóa, như cách nói ẩn dụ của giáo sư Nguyễn Lai từng viết: “Như một cái máy

ảnh đã cài đặt tự động những thông số nhất định, người ta trừu tượng hóa đi những cái khơng quan yếu, tập trung vào tiêu điểm chú ý nêu bật cái mà chủ thể quan tâm hay làm chủ thể quan tâm” [44].

Người đọc nhận thấy một điều rõ nét cốt truyện sự kiện bị phân rã, không đi theo một mạch sự kiện nhất định mà chủ yếu cốt truyện tâm lý được đẩy đến cao trào. Xoay quanh các chủ đề chính lớn lao là những chương được bóc tách, khai phá những tầng những vỉa của khối trầm tích địa – văn hóa trải dài khắp đất nước. Nếu “Trầm tích” là

một nét riêng độc đáo tô đậm đất và người xứ Nghệ - tâm hồn Nghệ - chất Nghệ thì

Long mạch” lại tiếp nối một bản trường ca hùng tráng về nguồn cội và huyết thống của tổ tiên cha ông ta. Ý thức rất rõ sứ mệnh của một nhà thơ khi viết về hiện thực lớn lao, ấm nóng nhưng với độ lùi thời gian những hình ảnh thực hiện lên trong cái nhìn tồn diện và sâu sắc. Lắng nghe được tiếng vọng thăm thẳm từ quá khứ, tạo thành lớp trầm tích vơ hình và trĩu nặng – hay nguồn Long mạch vẫn âm thầm chảy trôi, lưu lại những “cốt cột hồn”, những “thịnh suy tồn đọng” của nước non, và hơn cả là “niêm cất” một bóng hình của đất nước.

Trong những trường ca của mình, Hồng Trần Cương khơng đi q sâu về cái “tráng” mà dành một dung lượng hợp lý cho những suy cảm về cái “bi”, “viết đúng”

về cuộc sống, q hương, bóng hình của người Mẹ, người Cha. Nhà thơ Đỗ Ngọc Yên từng nhận định: “Có thể nói thơ anh là một trái núi đầy mặc cảm về thân phận của những linh hồn khơng có Chúa. Một cõi lịng trống rỗng đến cô tịch, nhiều khi muốn gào thét, nhưng cái nghiệt ngã của số phận thi nhân không cho anh được làm như vậy”. [78]

Văn học không yêu cầu anh đau hộ cho người khác, cho cuộc đời mà bản thân mình trong lịng lại nguội lạnh. Trước hết chính anh phải đau, trước hết phải là nỗi đau của anh” [75] đó là nhận định của giáo sư Lê Ngọc Trà về nghề viết văn, làm thơ,

nó rất đúng với trường hợp của Trường ca Hoàng Trần Cương. Đối diện với hư khơng,

với khn mặt lạnh câm tưởng như hóa đá, sừng sững như tảng đá xù xì chắn giữa nẻo

đường đến với thi ca: “Không biết từ đâu Ùn lên quá vãng Trắng đêm Ngồi một mình

Hiện lên cay sực Một chuỗi mờ ảo ảnh Loang lổ xóm làng…

(Long mạch – Thác ghềnh)

Những ký ức sáng bừng lên mà lại “cay sực”, động từ mạnh thốc vào trong tâm can, quá khứ hiện về không nguyên vẹn, như một vệt màu loang lổ giữa bức tranh ký

ức. Mang trong mình tinh thần quật cường, bất khuất của người lính từ chiến trường trở về. Dẫu cho màu thời gian loang lổ trong ký ức nhưng tinh thần và sức sống vẫn bền bỉ như năm nao.

Khơng chỉ ở tác phẩm đầu tay “Trầm tích” từng một thời làm nên tiếng vang cho nhà thơ Hoàng Trần Cương, “Đỉnh vua”, thơ “Bầu trời và đất”, và gần đây nhất trường

ca “Long mạch” người đọc mới thấy sự chung tình của của chàng trai xứ Nghệ gắn bó

với q hương của mình. Khơng ai được chọn nơi sinh ra, càng khơng có quyền từ chối nơi chơn rau cắt rốn của mình. Một xứ Nghệ với những khổ cực, lam lũ vẫn hiện lên một cách gân guốc, chân thực trong thơ Hoàng Trần Cương. Cứ như vậy, trong bất kỳ sáng tác nào của mình, nhà thơ vẫn giành một phần gửi gắm những ân tình về quê hương xứ Nghệ của mình.

Trong thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Trần Cương, một miền Trung hiện lên

“mỏng và sắt như cật lúa. Chuốt ruột mình thành dải lụa sơng Lam” hiện hữu một

cách rất riêng và thi vị. Có lẽ, bản sắc vùng - miền là sở hữu tự nhiên của thơ; ngay cả khi thơ văn đã là sản phẩm của quốc gia và quốc tế - nó vẫn tồn tại như một cái gì lắng

đọng. Ca dao xưa có câu:

Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Mảnh đất đầy nắng là nắng, gió là gió, rét cũng thật rét, khơ cằn thật là khô cẳn,

bão lũ triền miên. Khúc ruột của Tổ quốc Việt Nam không biết bao lần nhói lên những trận lụt lịch sử, nạn đói, nạn rét đã đi vào thơ ca:

“Mảnh đất nghèo mồng tơi khơng kịp rớt Lúa con gái mà gầy cịm úa đỏ

Không ai gieo mọc trắng mặt người”

(Miền Trung -Trầm tích)

Hay như tình mẫu tử được gắn kết bằng sợi dây huyết thống, sự sống của con gắn liền với sự sống của mẹ, “chín tháng mười ngày” là những sợi dây tình cảm dệt đầy chất liệu yêu thương ngọt ngào, chan chứa, chỉ chờ mong đến khi con ra đời.

“Chín tháng mười ngày mẹ thổi con lên Thời gian

Xới cày hi vọng

Mẹ nối yêu thương vào dây diều sắp đứt Gió nựng con

Sà xuống nỗi lo của mẹ

(Long mạch – Nết đất)

Người mẹ trong thơ Hoàng Trần Cương trong những ngày tháng gian nan vất vả với những chiều kích cụ thể và mới mẻ. Khơng quản sớm hôm, hy vọng đến ngày con cất tiếng chào đời, tình yêu thương của mẹ quan tâm con từ giấc ngủ, mẹ nhặt cái mo cau lấy đá dằn lên để con có được hơi mát của đá mà ngủ ngon, hay như lần con trót làm vỡ vại nhút, mẹ khom lưng nhặt nhạnh, khơng qt mắng. Hình ảnh mẹ “chan tiếng cười chạy vịng quanh mâm” sao mà ấm áp, thiêng liêng tình mẫu tử đến thế, bởi

những lo âu, thấp thỏm trước cuộc sống bộn bề lo toan, nghèo khó mấy khi nghe tiếng mẹ cười một cách thoải mái, khơng nghĩ suy.Trên cái địn gánh nặng trĩu của mẹ, một cuộc hành trình dãi dầu bơn ba khổ nhọc để tạo sinh kế cho đứa con thơ. Mảnh đất cằn cỗi buộc những người con trai khỏe mạnh lênh đênh trên biển tìm nguồn ni sống gia đình, “vài năm tạt qua nhà một lần”, để lại đứa con thơ, người vợ trẻ với những nỗi buồn khơng nói nên lời.Những người phụ nữ nói chung và các bà mẹ Việt Nam nói riêng đều mang đức hi sinh cao cả, gánh vác vai trị thiên chức làm mẹ thậm chí cả trọng trách của người cha trụ cột trong gia đình, một loạt những hình ảnh người mẹ hiện lên đầy thi vị và hết sức cảm động: “Lóp ngóp ngồi sơng”, “xắn quần đi giằng

lại cái sanh đồng sứt quai”, “lúi húi xâu đèn”, “vén vun cưng nựng nụ cười”, “thảng thốt gom từng hom mía”, “dáng mẹ bạt theo mưa”….Dù con đi đâu, ở tận chân trời xa

“Long mạch của nước non còn mất Niêm cất bóng hình đất nước mẹ ơi..”

(Long mạch - Nết đất)

Song hành với cái lạ, cái khác, cái bất ngờ là sức gợi nhiều chiều và khả năng làm dấy lên trong lòng người đọc hứng thú thám hiểm những miền ngôn ngữ mới. Trên con đường gập ghềnh với những được mất của quá khứ, hiện tại, tương lai, nhà thơ Hoàng Trần Cương vẫn khơng ngừng nghỉ trên hành trình của mình. Nguồn thơ, mạch thơ như đã được ủ sẵn lân ngày, chỉ cần ngày mang ra tưới táp tâm hồn mình.Vốn khơng phải là nhà thơ hay làm mới thơ bằng cách sáng tạo ra nhiều từ mới, như “cộp mác” phong cách cá nhân. Nhàthơ Hoàng Trần Cương dùng chính những gì vốn có nhất, mộc mạc của ngơn từ để biến quen thành lạ. Như đặt những con chữ đã biết vào lối kết hợp mới, nhà thơ đã tạo nên một sự hoán chuyển linh hoạt cho từ ngữ không bị gán vào cách hiểu thông thường.

Chiến tranh kia cướp đi sinh mạng của bao người đồng đội, chỉ trong khoảnh khắc “hóa tro tàn trong lửa”. Những câu văn vặn thắt trái tim, xoắn vào lồng ngực. Khi hịa bình được lập lại, người lính trẻ quay trở về với guồng quay của đời sống thường nhật, những lo toan cơm áo gạo tiền. Nhưng đâu đó người lính trẻ vẫn muốn tìm lại kí ức tuổi thơ, những mảng màu kỷ niệm

Ơi! Ước gì trời dội cơn mưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường ca của hoàng trần cương nhìn từ quan điểm thơ ca của adonis (Trang 75 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)