Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 62)

Thông tin về khách thể nghiên cứu TS % Tổng

Tuổi 20 – 25 46 38,3 120 26 – 30 63 52,5 31 – 35 11 9,2 Giới tính Nam 16 13,3 120 Nữ 104 86,7

Thời gian công tác

< 3 năm 39 32,5

120 3 - < 5 năm 59 49,2

Thông tin về khách thể nghiên cứu TS % Tổng Tình trạng hơn nhân Đã có gia đình 32 26,7 120 Độc thân 77 64,2 Ly thân, ly hôn 11 9,1 Kinh tế gia đình Khá giả 11 9,2 120 Đủ sống 34 28,3 Tạm đủ sống 64 53,3 Thiếu 11 9,2

Từ bảng 2.2, thông tin về khách thể được khái quát như sau:

Về độ tuổi, tồn mẫu thì độ tuổi chiếm ưu thế là 26 - 30 tuổi với 63 người và chiếm 52,5%, có 46 NLCTTL có độ tuổi từ 20 - 25 và chiếm 38,3%, số còn lại là độ tuổi từ 31 - 35.

Về mặt giới tính, một thực tế là với ngành nghề can thiệp, trị liệu tâm lý thì số lượng nữ lúc nào cũng chiếm đa số với tồn mẫu có 16 nam, chiếm 13,3% và nữ là 104 người chiếm 86,7%.

Về thời gian công tác, số lượng NLCTTL có thời gian cơng tác từ 3 đến dưới 5 năm là 59, chiếm 49,2% là hoàn toàn phù hợp với thực tế về lựa chọn ngành nghề của các bạn trẻ khi mới ra trường, dưới 3 năm chiếm 32,5%, và từ 5 đến dưới 10 năm chiếm 18,3%. Như vậy, với đặc điểm thời gian công tác cho chúng ta thấy một thực tế rằng các Trung tâm can thiệp tâm lý dù mới hình thành hay đã hình thành từ lâu (Rồng Việt gần 10 năm thành lập) thì đội ngũ cán bộ trẻ và có chun mơn đang được tiếp nhận vào làm việc nhiều hơn. Việc tiếp nhận và đầu tư cho những nhân viên trẻ tuổi là cần thiết, đó cũng là mục tiêu phát triển nhân lực ở các Trung tâm can thiệp, đồng thời cũng cho thấy sự lựa chọn nghề nghiệp lại của những NLCTTL sau một thời gian gắn bó với nghề.

Về tình trạng hơn nhân số lượng độc thân là 64,2 %, đã có gia đình chiếm 26,7% và ly thân, ly dị là 9,1%. Điều này cho thấy rằng số lượng NLCTTL ly thân, ly hôn chiếm tỉ lệ thấp, mức chịu đựng với các tác nhân gây ra stress sẽ khơng cao, bên cạnh đó việc chính các NLCTTL lập gia đình là khá cao cũng cho thấy rằng những NLCTTL cũng gặp nhiều khúc mắc trong cuộc sống gia đình và khó tự giải quyết được.

Về điều kiện kinh tế, có đến 53,3% NLCTTL cho rằng là họ có điều kiện đủ sống và tạm đủ sống, đủ sống chiếm 28,3%, khá giả và thiếu đồng tỷ lệ 9,2%. Điều này cho thấy rằng mức lương của NLCTTL đối với đa số người là có thể đủ để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên vẫn còn 9.2% cho rằng cuộc sống của họ vẫn đang trong tình trạng thiếu thốn. trong khi đó chỉ có 9.2% NLCTTL cho rằng cuộc sống của mình được khá giả.

Như vậy với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu qua bảng 2.2, chúng ta thấy rằng về độ tuổi thì đa số NLCTTL được khảo sát có độ tuổi từ 26-30, chiếm 52,5%; về giới tính thì tỷ lệ nữ chiếm ưu thế hơn nhiều so với nam là 86,7%; về tình trạng hơn nhân phần lớn số lượng độc thân là 64,2 %; về thời gian công tác đa số NLCTTL trong mẫu có thời gian cơng tác từ 3 đến dưới 5 năm là 49,2%; về điều kiện kinh tế gia đình phần lớn NLCTTL cho rằng họ đủ sống hoặc tạm đủ sống chiếm tỉ lệ 53.3%, tuy nhiên vẫn còn 9.2% NLCTTL cho rằng cuộc sống của họ vẩn còn thiếu và chỉ 9.2% là khá giả.

2.3.3. Mức độ stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại Tp. Hồ Chí Minh can thiệp tại Tp. Hồ Chí Minh

Mức độ stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM được tìm hiểu qua sự tự đánh giá về mức độ stress của mình thơng qua bảng hỏi DASS 21 câu. Kết quả thu được qua bảng 2.3, sau đó tác giả tiến hành tổng hợp sang tầng suất và tỷ lệ cho phù hợp với quá trình nghiên cứu.

Bảng 2.3. Mức độ stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM

Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress TS % TS % TS % Bình thường 0 0.0 0 0 26 21,7 Nhẹ 0 0.0 0 0 25 20,8 Vừa 0 0.0 0 0 52 43,3 Nặng 0 0.0 0 0 17 14,2 Rất nặng 0 0.0 0 0 0 0.0

Biểu đồ 2.1. Mức độ stress của NLCTTL

21,7% 20,8% 43,3% 14,2% Bình Thường Nhẹ Vừa Nặng

Qua biểu đồ 2.1. chúng ta nhận thấy rằng đối với NLCTTL ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM mức độ stress vừa có 52 người chiếm 43,3%, nhẹ có 25 người chiếm 20,8% và stress mức độ nặng là 17 người chiếm 14,2%. Kết quả này cho thấy con số khá cao so với mẫu 120, vì đối với những người làm can thiệp tâm lý họ thường có kiến thức tương đối về tâm lý để hỗ trợ, can thiệp cho đối tượng trẻ khác nhau mà phần nhiều họ đều gặp phải stress thì sẽ ảnh hưởng chất lượng dịch vụ hỗ trợ trẻ, đồng thời cũng như ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của chính bản thân và gia đình họ. Điều này phù hợp với giả thuyết đưa ra là NLCTTL ở một số Trung tâm can thiệp tâm lý ở TP. HCM biểu hiện bị stress ở mức độ khác nhau và cần tập trung nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tâm lý tại TP. HCM, những cách ứng phó với stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM đã thực hiện để từ đó đề xuất một số biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM.

2.3.4. Thực trạng biểu hiện stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM

Thực trạng các biểu hiện của stress được tìm hiểu trên 120 người đang làm can thiệp tâm lý tại 2 Trung tâm can thiệp: Trung tâm tư vấn Giáo dục và trị liệu trẻ em ATC TP. HCM và Trung tâm Giáo dục và Đào tạo Quốc tế Rồng Việt thông qua 3 mặt biểu hiện, đó là biểu hiện về mặt cơ thể; biểu hiện về mặt cảm xúc; biểu hiện về hành vi với các mức độ như sau: 1=khơng có biểu hiện, 2=hiếm khi có biểu hiện, 3=thỉnh thoảng có biểu hiện, 4=thường xuyên có biểu hiện, 5=rất thường xuyên có biểu hiện. Biểu hiện của stress được nghiên cứu gồm 30 items, trong đó có 11 items biểu hiện về cơ thể, 12 items biểu hiện cảm xúc và 7 items biểu hiện hành vi. Kết quả khảo sát thực trạng được thể hiện dưới đây.

2.3.4.1. Thứ bậc điểm trung bình của các biểu hiện stress của người làm can thiệp tâm lý ở một số Trung tâm can thiệp tại TP. HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)