Các mứcđộ stress

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Những lý luận chung về stress và stress của người làm can thiệp

1.2.2. Các mứcđộ stress

Khi nghiên cứu về stress, Hans Selye cho rằng: stress có 2 mức độ là eustress và distress.

Mức độ thứ nhất (eustress) là mức độ stress bình thường, đây là loại stress tích cực, nó giúp huy động khả năng của cơ thể để thích nghi với sự thay đổi bởi những tác nhân của mơi trường bên trong hoặc bên ngồi cơ thể. Khi cơ thể vượt qua được tác nhân gây ra stress sẽ lấy lại được sự cân bằng.

Mức độ thứ hai (distress) là mức độ stress bệnh lý, khi cơ thể không thể

vượt qua được tác nhân gây ra stress và phản ứng thích nghi bình thường của cơ thể bị thất bại dẫn đến việc chuyển sang giai đoạn ba là giai đoạn kiệt sức (exhaustion), do tác nhân gây ra stress có cường độ quá mạnh hoặc quá kéo dài, vượt quá sức kháng cự của cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ rơi vào các đáp ứng mang tính chất hỗn loạn và bị kiệt sức dẫn đến bệnh tật ở hệ thống tuần hồn, tiêu hóa, hay thần kinh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của chủ thể.

Nói về các mức độ của stress, theo Tơ Như Kh, stress có 3 mức độ là: + Mức độ stress bình thường: là mức độ giúp đảm bảo hoạt động sống một cách bình thường, khi cơ thể gặp những tác nhân gây ra stress nhưng vẫn có khả năng đáp ứng lại một cách bình thường và vẫn giữ được trạng thái cân bằng.

+ Mức độ stress cao: Khi có nhiều tác nhân gây căng thẳng, cơ thể phải sửdụngthêmmộtsốcác nguồnnănglượngdự trữ và các phản ứng thích nghi đạt đến mức giới hạn. Mặc dù có những biến đổi của cơ thể nhưng nó sẽ được phục hồi lại sau khi tác nhân đó ngừng hoạt động. Tuy nhiên nếu mức độ này kéo dài q lâu, hoặc tác nhân kích thích q mức thì phản ứng thích nghi sẽ khơng hoạt động được, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái bệnh lý.

+ Mức độ stress bệnh lý: Là mức độ stress sẽ xuất hiện khi các tác nhân gây căng thẳng quá lớn hoặc kéo dài, mơi trường bên trong có nhiều rối loạn, các dự trữ chức năng bị suy giảm nghiêm trọng, các cơ chế phản ứng của cơ thể khơng cịn hiệu quả, các hệ thống chức năng mất tính mềm dẻo và đồng bộ. Các dấu hiệu này khơng trở lại bình thường khi tác nhân bất lợi ngừng tác động (Trịnh Thị Minh Dung, 2005, tr. 23).

Qua những cách phân chia về mức độ của stress nêu trên, chúng ta thấy rằng chưa có một tiêu chí nào về mặt định tính hay định lượng cụ thể để phân biệt mức độ stress là nhẹ, vừa, hay nặng. Stress ở mức độ cao ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng hoạt động của con người. Vì vậy, muốn đánh giá được mức độ stress một cách cụ thể thì cần phải có một trắc nghiệm để đo lường về mặt định lượng, với thông số rõ ràng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của người làm can thiệp tâm lí ở một số trung tâm can thiệp tại thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)