Sơ đồ tiến trình dạy học khoa học ở tiểu học theo mơ hình 5E

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình 5e trong dạy học môn khoa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học​ (Trang 47 - 61)

Tiến trình dạy học khoa học ở tiểu học theo mơ hình 5E được mơ tả ở hình 2.1 thể hiện cụ thể hoạt động tìm tịi, khám phá tri thức của chính người học. Khi HS được tự mình trải nghiệm vào các hoạt động tìm tịi khám phá, HS sẽ tiếp nhận được tri thức một cách chặt chẽ, qua đó phát triển các năng lực của HS mà đặc trưng là NL VDKT vào thực tiễn.

Phù hợp Không phù hợp Tạo hứng thú (Engage) Khám phá (Explore) Giải thích (Explain) Mở rộng/ Vận dụng (Extend/Elaborate )) Đánh giá (Evaluate) Quan niệm hoặc kiến thức đã có Cần giải quyết tình huống, nội dung có liên quan

đến khoa học Vấn đề Đề xuất dự đoán/ giả thuyết Thực hiện kiểm chứng dự đoán/ giả thuyết Kết quả Kiến thức khoa học mới

2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở môn Khoa học Khoa học

2.3.1. Căn cứ xây dựng

Chúng tơi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở môn Khoa học tiểu học dựa trên cơ sở lí thuyết về năng lực, dạy học khoa học nhằm phát triển năng lực cho HS; yêu cầu của chương trình mơn Khoa học năm 2018; các thành tố năng lực cần phát triển là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phương pháp dạy học khoa học vận dụng mơ hình 5E; thang đo năng lực tư duy của Bloom từ thấp lên cao (từ mức độ biết đến hiểu và vận dụng); đặc điểm tâm sinh lí của HS lớp Bốn. Từ đó chúng tơi tổng hợp và xây dựng các chuẩn tiêu chí phù hợp.

2.3.2. Bộ tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở môn Khoa học mơn Khoa học

Chương trình mơn Khoa học 2018 tập trung vào phát triển năng lực khoa học tự nhiên của người học. Năng lực này được chia thành 3 năng lực thành phần như sau: NL nhận thức thế giới tự nhiên; NL tìm tịi, khám phá thế giới tự nhiên; NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

Trong luận văn, chúng tơi xây dựng bộ tiêu chí chung đánh giá NL VDKT vào thực tiễn ở môn Khoa học tiểu học, bao gồm các tiêu chí sau đây:

Tiêu chí 1 (TC1): Giải thích được một số sự vật, hiện tượng, mối quan hệ

trong tự nhiên xung quanh.

Tiêu chí 2 (TC2): Giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản trong đó vận

dụng kiến thức khoa học và kiến thức kĩ năng từ các mơn học khác có liên quan.

Tiêu chí 3 (TC3): Đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống; trao

đổi, chia sẻ, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

Tiêu chí 4 (TC4): Đánh giá, nhận xét được phương án giải quyết và cách ứng

Bảng 2.1. Bộ tiêu chí chung đánh giá NL VDKT vào thực tiễn ở mơn Khoa học tiểu học

MÃ SỐ TIÊU CHÍ BIỂU HIỆN

TC1 GIẢI THÍCH

HIỆN TƯỢNG

1.1. Xác định đúng hiện tượng tự nhiên.

1.2. Huy động các quan niệm hoặc kiến thức khoa học đã biết liên quan hữu ích đến hiện tượng.

1.3. Giải thích đúng hiện tượng bằng kiến thức khoa học. TC2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN 2.1. Xác định đúng vấn đề thực tiễn.

2.2. Đề xuất giải pháp cho vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức đã học, khám phá.

2.3. Lựa chọn giải pháp khả thi nhất cho vấn đề thực tiễn.

TC3

ĐƯA RA CÁCH ỨNG XỬ

TÌNH HUỐNG

3.1. Phân tích được các thơng tin cần thiết, liên quan đến khoa học chứa đựng trong tình huống.

3.2. Đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể.

3.3. Trao đổi, chia sẻ và vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

TC4

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP VÀ

KẾT QUẢ

4.1. Nhận xét, đánh giá phương án giải quyết.

4.2. Đề xuất giải pháp mới ưu việt hơn.

4.3. Khái quát hóa cho những vấn đề tương tự.

Bộ tiêu chí đánh giá này là căn cứ để xây dựng nội dung bài kiểm tra cho HS để theo dõi sự tác động của mơ hình dạy học 5E ở mơn Khoa học vào sự phát triển NL VDKT vào thực tiễn. Từ đó chúng tơi có thể đánh giá được hiệu quả bước đầu

của mơ hình. Những biểu hiện của các tiêu chí đánh giá này cịn được tham chiếu để thiết kế kế hoạch hoạt động dạy học cho HS.

2.3.3. Quy trình đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở môn Khoa học tiểu học Khoa học tiểu học

Trong luận văn này để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, chúng tôi tiến hành hai phần đánh giá:

(1) Phần đánh giá của GV – GV phải tạo điều kiện cho HS có cơ hội vận dụng kiến thức vào thực tiễn. GV cần thu thập đầy đủ thơng tin, tìm minh chứng qua từng biểu hiện, qua các sản phẩm học tập của HS.

(2) Phần đánh giá của HS – HS tự đánh giá và HS đánh giá lẫn nhau thơng qua hoạt động nhóm.

Trong khn khổ nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đưa ra quy trình đánh giá NL VDKT vào thực tiễn của HS như sau:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu học tập HS cần đạt

Việc xác định này dựa vào yêu cầu cần đạt của nội dung/ chủ đề trong chương trình nội dung mơn học.

+ Bước 2: Xây dựng các tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn

Bộ tiêu chí đánh giá được cụ thể hóa bằng những chỉ báo, có thể mơ tả các dấu hiệu đặc trưng của năng lực. Mỗi tiêu chí tốt phải đáp ứng các yêu cầu: Ngắn gọn; Phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; Quan sát được; Mô tả được hành vi.

+ Bước 3: Thiết kế bộ công cụ đánh giá

 Bài kiểm tra

 Bảng kiểm đánh giá NL VDKT vào thực tiễn

 Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong hoạt động nhóm + Bước 4: Xây dựng tiến trình dạy học

+ Bước 5: Thu thập thơng tin

Thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động học tập của HS, sản phẩm của HS làm ra, hồ sơ học tập…

Dựa trên các chứng cứ thu thập được so sánh với các tiêu chí đề ra để đánh giá kết quả học tập của HS đạt được so với mục tiêu.

Nhìn chung đánh giá kết quả học tập của HS là một quy trình gồm nhiều bước khác nhau nhưng có gắn kết chặt chẽ. Mỗi bước đều có ý nghĩa riêng, tuy nhiên để thu thập được kết quả đáng tin cậy nhất thì bước thu thập chứng cứ là bước quan trọng nhất

2.4. Một số kế hoạch dạy học minh họa

Trong nghiên cứu của luận văn, chúng tôi tiến hành thiết kế kế hoạch dạy học khoa học lớp Bốn sử dụng mơ hình 5E theo những bước như sau:

- Lựa chọn chủ đề/ nội dung giảng dạy;

- Xác định kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình mơn học;

- Xác định các biểu hiện năng lực có thể phát triển trong nội dung bài học đã

chọn;

- Vẽ sơ đồ tiến trình dạy học theo mơ hình dạy học 5E cho chủ đề/ nội dung đã

lựa chọn;

- Xây dựng tiến trình bài dạy cho chủ đề/ nội dung đã chọn. BÀI 1. NƯỚC CĨ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (Bài 20 SGK) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình

Theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học lớp Bốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi dạy bài “ Nước có những tính chất gì?” thì u cầu cần đạt là:

- Nêu được một số tính chất của nước: nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, khơng vị, khơng có hình dạng nhất định; nước chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hịa tan một số chất.

- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của nước.

- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để mặc khơng bị ướt, làm dù, mặt kính ơ tơ làm nghiêng, làm nhiều vật dụng chứa nước có hình dạng và kích cỡ khác nhau…

Trên đây là mức độ tối thiểu cần đạt, nhưng hiện nay giáo dục đang chủ trương và chú trọng vào dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS, vì vậy chúng tơi đưa ra các mục tiêu bài học theo định hướng phát triển năng lực người học như sau:

2. Năng lực và các biểu hiện hành vi của năng lực

- Nêu được vấn đề, đề xuất phương án và thực hiện giải quyết vấn đề về kiến

thức các tính chất của nước.

- Mô tả và tiến hành được các thí nghiệm tự chứng minh được các tính chất của nước: khơng có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hịa tan một số chất.

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng liên quan đến tính chất của nước.

- Vận dụng kiến thức để giải quyết thành công các vấn đề thực tiễn và đưa ra cách xử lý tình huống trong cuộc sống đời thường.

3. Sơ đồ tiến trình dạy học

Hình 2.2. Sơ đồ tiến trình dạy học bài Nước có những tính chất gì?

Khơng phù hợp Phù hợp

Vận dụng các tính chất của nước vào trong cuộc sống:

- Sản xuất ra nhiều vật có hình dạng khác nhau chứa nước: chai, bể, thùng, chum…

- Sản xuất áo mưa, dù…

- Sản xuất cây lau nhà, vải lọc nước

- Xây dựng mương dẫn nước vào ruộng trong làm nông nghiệp, mái nhà thiết kế dốc, mặt kính ơ tơ làm nghiêng, nắp cống thiết kế thấp hơn mặt đường…

- Đặc biệt sử dụng dòng chảy của nước làm quay tua bin tạo ra điện. Tạo hứng thú (Engage) Khám phá (Explore) Giải thích (Explain) Mở rộng/ Vận dụng (Extend/Elaborate) Đánh giá (Evaluate) Nước là chất lỏng, uống được và sử dụng nhiều trong cuộc sống

Chiếc thìa nằm trong ly nước và ly sữa, tại sao mắt chỉ có thể nhìn thấy chiếc thìa ở ly nước? Đường, muối, cát, dầu ăn chất nào tan trong nước?

Nước có những tính chất và đặc điểm gì?

Nước trong suốt, khơng màu, khơng mùi, khơng vị, khơng có hình dạng nhất định.

Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. Thực hiện kiểm chứng dự đoán/ giả thuyết Kết quả Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, khơng mùi, khơng vị, khơng có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hịa tan một số chất.

II. CƠNG VIỆC CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên

- Trước khi dạy, cung cấp nhiệm vụ cho HS + Ơn lại kiến thức, kinh nghiệm đã có

+ Tham khảo các tài liệu có liên quan đến nước - Các dụng cụ thí nghiệm liên quan đến bài học. - Phát bài kiểm tra số 1.

- Chuẩn bị phiếu học tập, phiếu tự đánh giá, phiếu đánh giá lẫn nhau trong hoạt động nhóm và phiếu đáp án tham khảo.

2. Học sinh

- Tài liệu sưu tầm nói về tính chất của nước.

- Các dụng cụ cho những thí nghiệm: 02 ly thủy tinh, 02 chiếc muỗng, chai chứa nước, sữa, 01 tách, 01 cốc, 01 chai nước, 01 cốc chứa đường, 01 cốc chứa muối, 01 cốc chứa cát, 01 cốc chứa dầu ăn, 01 tấm phim ép trong, giấy ăn, bông, túi ny lông, thanh nhựa.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giai đoạn 1. Tạo hứng thú (Engage)

Thời gian: 5 phút

- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 HS

- Kiến thức HS đã biết: Nước là chất lỏng, uống được và sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày.

- GV cho HS xem clip về tầm quan trọng của nước:

https://www.youtube.com/watch?v=8iTdufP2sjY (từ đầu đến phút thứ 3, giây thứ 12)

- Qua đoạn clip vừa rồi, ta thấy nước đóng vai trị như thế nào?

- Hằng ngày chúng ta dùng nước để làm gì?

- HS xem clip

- HS trả lời

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và nêu ra

những thắc mắc của mình về nước?

- GV gọi một vài HS đặt câu hỏi thắc mắc bằng cách hỏi có ai có thắc mắc khác khơng.

- GV chốt vấn đề cần làm rõ: Nước có những tính chất và đặc điểm gì?

- Làm thế nào để giải quyết những thắc mắc các em vừa nêu?

- HS nêu lên thắc mắc của mình:

Nước có màu sắc, mùi vị ra sao?

Nước có trong suốt hay khơng?

Nước có những tính chất gì? Nước chảy như thế nào? Nước làm tan được những chất nào?

Nước có hình dạng ra sao? Nước thấm qua những vật nào?

- HS đưa ra đề xuất

Giai đoạn này, GV cần làm cho HS hiểu rõ vấn đề bài học hơm nay cần tìm hiểu là gì, sau đó mới qua giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2. Khám phá (Explore)

Thời gian: 15 phút

- GV tạo ra các hoạt động cho HS khám phá tìm ra câu trả lời cho vấn đề đã đặt ra ở giai đoạn tạo hứng thú, qua đó NL VDKT vào thực tiễn của HS được hình thành và phát triển.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS.

- GV đi quanh lớp để nghe các nhóm trao đổi, kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- GV phát cho mỗi nhóm một PHT và yêu cầu các nhóm hồn thành phiếu.

Thí nghiệm 1:

- Dụng cụ: cốc 1 chứa nước, cốc 2 chứa sữa, 2

- HS làm việc trên PHT

- HS tiến hành hoạt động nhóm

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

chiếc thìa

- Cách làm: cho nước vào cốc 1, sữa vào cốc 2 và cho mỗi chiếc thìa vào mỗi cốc.

- Yêu cầu HS phân tích, giải thích cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.

- u cầu các nhóm thực hiện, quan sát và thảo luận trả lời các câu hỏi:

1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa? 2)Làm thế nào em biết điều đó?

3)Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước? Qua thí nghiệm em rút ra tính chất gì của nước?

Thí nghiệm 2:

- Dụng cụ: chai, lọ, ly, cốc, bình, bát, tấm kính và khay đựng nước.

- Cách làm: cho nước vào các vật chứa (chai, lọ, ly, cốc, bình, bát)

Đặt tấm kính nghiêng vào trong khay nằm ngang, sau đó đổ nước lên tấm kính.

- u cầu HS phân tích, giải thích cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện, quan sát và thảo luận để đưa ra nhận xét?

- GV chốt kiến thức: Nước khơng có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp và lan ra khắp mọi phía.

- Trong cuộc sống ngồi nước ra cịn chất nào khơng có hình dạng nhất định?

Thí nghiệm 3:

- Dụng cụ:1 chai nước, 1 cốc chứa đường, 1 cốc

- Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và hồn thành phiếu học tập.

- Phân tích, giải thích

- Nước là chất lỏng, không mùi, không màu, không vị

- HS tiến hành làm thí nghiệm 2

- Phân tích, giải thích

- Nước có hình dạng của cái chai, ly, lọ, cốc, bát

- Nước chảy từ trên cao xuống và lan ra mọi phía.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

chứa muối, 1 cốc chứa cát, 1 cốc chứa dầu ăn, 1 chiếc thìa.

- Cách làm: chuẩn bị các cốc chứa đường, muối, cát, dầu tiếp tục cho nước vào các cốc ấy. Sau đó dùng thìa khấy đều trong 1 phút.

- Yêu cầu HS phân tích, giải thích cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.

- u cầu các nhóm thực hiện, quan sát và thảo luận để đưa ra nhận xét?

- Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình 5e trong dạy học môn khoa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học​ (Trang 47 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)