Sơ đồ tiến trình dạy học bài Ba thể của nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình 5e trong dạy học môn khoa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học​ (Trang 61 - 75)

Phù hợp Không phù hợp

Vận dụng các thể của nước và sự chuyển thể của nước để: làm nước đá, chưng cách thủy, làm kem, rã đông thực phẩm, phơi quần áo, làm muối, làm đường tinh luyện… Tạo hứng thú (Engage) Khám phá (Explore) Giải thích (Explain) Mở rộng/ Vận dụng (Extend/Elaborate) Đánh giá (Evaluate) Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, khơng có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.

Úp chiếc đĩa lên cốc nước nóng sau đó quan sát hiện tượng gì xảy ra trên mặt đĩa?

Đặt ly nước đá ở trên bàn, quan sát bên ngoài ly ta thấy hiện tượng gì? Nước tồn tại như thế nào? Nước được chuyển thể ra sao? Nước tồn tại ở 3 thể: lỏng, rắn và khí. Nước ở thể lỏng và khí khơng có hình dạng nhất đinh. Nước ở thể rắn có hình dạng vật chứa nó. Thực hiện kiểm chứng dự đoán/ giả thuyết Kết quả Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn. Nước ở thể lỏng và thể khí khơng có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn (nước đá) có hình dạng nhất định.

II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên

- Trước khi dạy, cung cấp nhiệm vụ cho HS + Ôn lại kiến thức đã học:

Bài 20. Nước có những tính chất gì? (SGK tr 42)

+ Tham khảo các tài liệu có liên quan đến các thể của nước - Các dụng cụ thí nghiệm liên quan đến bài học.

- Phát bài kiểm tra số 2.

- Chuẩn bị phiếu học tập, phiếu tự đánh giá, phiếu đánh giá lẫn nhau trong hoạt động nhóm và phiếu đáp án tham khảo.

2. Học sinh

- Tài liệu sưu tầm nói về ba thể của nước và sự chuyển thể của nước. - Các dụng cụ thí nghiệm: ly thủy tinh có nắp đậy, nước nóng, nước đá. - Thực hiện theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giai đoạn 1. Tạo hứng thú (Engage)

Thời gian: 5 phút

- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 HS Kiến thức HS đã biết:

- Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, khơng mùi, khơng vị, khơng có hình dạng nhất định. Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hịa tan được một số chất.

- GV cho HS xem video

https://www.youtube.com/watch?v=7Vet5r9Py_4 (từ đầu đến phút thứ 3, giây thứ 05)

- Qua đoạn video vừa rồi, các bạn hãy nêu ra thắc mắc của mình vào PHT

- Yêu cầu HS hoàn thành câu 1 ở PHT

- HS xem clip

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV gọi HS nêu ra thắc mắc của mình

- GV gọi một vài HS đặt câu hỏi thắc mắc bằng cách hỏi có ai có thắc mắc khác không.

- GV chốt vấn đề cần làm rõ:

Trong tự nhiên, nước tồn tại ở những thể nào? Sự chuyển thể của nước diễn ra như thế nào?

- Làm thế nào để giải quyết những thắc mắc các em vừa nêu? PHT - HS nêu thắc mắc a) Nước có mấy thể? b) Nước ở thể lỏng có hình dạng như thế nào? c) Nước có chuyển từ thể lỏng sang thể khí khơng? d) Nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại - HS đưa ra đề xuất

Giai đoạn 2. Khám phá (Explore)

Thời gian: 15 phút

- GV tạo ra các hoạt động cho HS khám phá tìm ra câu trả lời cho vấn đề đã đặt ra ở giai đoạn tạo hứng thú, qua đó NL VDKT vào thực tiễn của HS được hình thành và phát triển.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS.

- GV đi quanh lớp để nghe các nhóm trao đổi, kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- GV gọi HS nêu một vài ví dụ nước ở thể lỏng

- GV yêu cầu HS tiếp tục hồn thành phiếu học tập

Thí nghiệm 1:

- Dụng cụ: 01 ly thủy tinh có nắp đậy, nước nóng

- Cách làm: đặt ly thủy tinh trước mặt, cho nước nóng vào ly và quan sát phía trên thành ly, thấy hiện tượng gì xảy ra?

Sau đó lấy nắp đậy ly nước nóng lại khoảng 2 phút rồi mở nắp ra. Quan sát mặt nắp, nhận xét, nói lên hiện tượng vừa xảy ra.

- Yêu cầu HS phân tích, giải thích cách bố trí dụng

- HS nêu: nước ở sông, hồ, suối, nước mưa….

- HS thực hiện thí nghiệm 1

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

cụ thí nghiệm.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện, quan sát và thảo luận để đưa ra nhận xét?

- GV yêu cầu HS nêu những hiện tượng nào chứng tỏ nước từ thể lỏng chuyển sang thể khí?

Thí nghiệm 2:

- Dụng cụ: nước đá, ly thủy tinh

- Cách làm: Cho nước đá vào ly thủy tinh và để khoảng vài phút, quan sát và nhận xét hiện tượng gì xảy ra?

- GV yêu cầu HS hoàn thiện câu 2 phiếu học tập

- Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng.

- Em cịn thấy ví dụ nào chứng tỏ nước tồn tại ở thể rắn?

- Yêu cầu HS phân tích, giải thích cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.

- HS phân tích, giải thích

- HS đưa ra nhận xét: nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (hơi nước) và từ thể hơi sang thể lỏng.

- Các hiện tượng: lau bảng bằng khăn ướt, quần áo ướt phơi dưới trời nắng, nồi cơm sôi, cốc nước trà nóng, sương mù, mặt ao hồ dưới nắng…

- HS thực hiện thí nghiệm 2

- Ghi lại hiện tượng và kết quả thí nghiệm mà mình thực hiện ở nhà (Thí nghiệm: cho nước vào khây, rồi cho vào tủ lạnh đến hôm sau lấy ra khỏi tủ lạnh) - HS nhận xét - HS trả lời: các tảng bang ở Bắc Cực, tuyết ở Nhật Bản… - HS phân tích, giải thích

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu các nhóm thực hiện, quan sát và thảo luận để đưa ra nhận xét?

- HS đưa ra nhận xét

Giai đoạn 3. Giải thích (Explain)

Thời gian: 10 phút

- GV tạo điều kiện để HS có cơ hội làm sáng tỏ ý tưởng của mình, truyền đạt những gì họ biết cho người khác.

- Giai đoạn này cũng có thể lồng ghép vào giai đoạn khám phá, GV hỏi, HS trả lời trong quá trình khám phá.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu trả lời trong phiếu học tập, giải thích câu trả lời của mình với các bạn trong nhóm.

- Cho các nhóm lần lượt trình bày kết quả thu được trong phiếu học tập.

- GV nhận xét, chỉnh sửa sai sót, chốt lại kiến thức khoa học

- GV chốt bằng sơ đồ sau:

- Trao đổi, thảo luận, giải thích câu trả lời với các bạn trong nhóm về kết quả đã thu được trong phiếu học tập.

- Các nhóm trình bày

- Tiếp nhận thơng tin

Giai đoạn 4. Mở rộng/ Vận dụng (Extend/ Elaborate)

Thời gian: 10 phút

- GV tạo điều kiện để HS áp dụng sự hiểu biết và kĩ năng của mình để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho HS vận dụng kiến thức về ba thể của nước vào trong cuộc sống.

- GV tổ chức cho HS trò chơi: “Nhanh tay – Tinh mắt”

- Yêu cầu: Từ các mảnh ghép, các nhóm sẽ ghép lại thành bức tranh hồn chỉnh. Sau đó cho biết nước trong bức tranh ở thể gì và có ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

- Các nhóm chia sẻ kết quả của nhóm mình với nhau.

- Hãy nêu thêm một vài ứng dụng sự chuyển thể của nước được vận dụng trong đời sống và sản xuất.

- GV cho HS báo cáo kết quả hoạt động làm muối ở nhà của mình.

- HS tham gia

- HS thực hiện

- HS trình bày

- HS nêu câu trả lời

- HS báo cáo kết quả

Giai đoạn 5. Đánh giá (Evaluate)

Thời gian: 10 phút

GV khuyến khích HS đánh giá sự hiểu biết và khả năng của họ thông qua tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong hợp tác nhóm. GV đánh giá sự tiến bộ của HS đối với việc đạt được các mục tiêu giáo dục. Đánh giá diễn ra trong suốt quá trình học.

- GV phát phiếu đánh giá cho HS: phiếu tự đánh giá hoạt động cá nhân; phiếu đánh giá lẫn nhau trong hoạt động nhóm; Bài kiểm tra số 2.

- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS.

- Giải đáp những yêu cầu, thắc mắc của HS.

- HS tự đánh giá

- HS lắng nghe

- Nêu các yêu cầu, thắc mắc của mình trong quá trình học tập.

BÀI 3. MÂY ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO? MƯA TỪ ĐÂU RA? (Bài 22 SGK)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình

Theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Khoa học lớp Bốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi dạy bài “ Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? – Sơ đồ vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên” thì yêu cầu cần đạt là:

- Hiểu được sự hình thành mây.

- Giải thích được hiện tượng nước mưa từ đâu.

- Biết mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. - Hồn thành sơ đồ vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên.

- Mơ tả vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. Giáo dục HS có ý thức giữ gìn mơi trường nước tự nhiên xung quanh mình.

Trên đây là mức độ tối thiểu cần đạt, nhưng hiện nay giáo dục đang chủ trương và chú trọng vào dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS, vì vậy chúng tơi đưa ra các mục tiêu bài học theo định hướng phát triển năng lực người học như sau:

2. Năng lực và các biểu hiện hành vi của năng lực

- Nêu được vấn đề, đề xuất phương án và thực hiện giải quyết vấn đề về mây được hình thành như thế nào và mưa từ đâu ra.

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng liên quan đến vịng tuần hoàn của nước: chưng cách thủy, hấp cách thủy, xông hơi, hệ thống tự tưới….

- Vận dụng kiến thức để giải quyết thành công các vấn đề thực tiễn và đưa ra cách xử lý tình huống trong cuộc sống đời thường.

3. Sơ đồ tiến trình dạy học

Hình 2.4. Sơ đồ tiến trình dạy học bài Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?

Phù hợp Không phù hợp

Vận dụng kiến thức mây được hình thành như thế nào? - mưa từ đâu ra? Và sơ đồ vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên để giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong cuộc sống. Tạo hứng thú (Engage) Khám phá (Explore) Giải thích (Explain) Mở rộng/ Vận dụng (Extend/Elaborate) Đánh giá (Evaluate) Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn. Nước ở thể lỏng và thể khí khơng có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn (nước đá) có hình dạng nhất định.

Khi trời nổi gió, những đám mây từ màu trắng chuyển sang màu đen và những hạt nước rơi xuống đất. Hiện tượng đó là gì? Mây do đâu mà có? Mưa từ đâu ra? Mây được hình thành từ hơi nước bay lên cao gặp lạnh và ngưng tụ lại. Các giọt nước từ đám mây rơi xuống tạo thành mưa. Thực hiện kiểm chứng dự đoán/ giả thuyết Kết quả

Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. Các giọt nước có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa. Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại, tạo ra vịng tuần hồn của nước trong tự

II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên

- Trước khi dạy, cung cấp nhiệm vụ cho HS + Ôn lại kiến thức đã học:

Bài 20. Nước có những tính chất gì? (SGK tr 42) Bài 21. Ba thể của nước (SGK tr 44)

+ Tham khảo các tài liệu có liên quan đến Mây, Mưa - Các dụng cụ thí nghiệm liên quan đến bài học.

- Phát bài kiểm tra số 3.

- Chuẩn bị phiếu học tập, phiếu tự đánh giá, phiếu đánh giá lẫn nhau trong hoạt động nhóm và phiếu đáp án tham khảo.

2. Học sinh

- Tài liệu sưu tầm nói về sự hình thành mây, mưa.

- Các dụng cụ thí nghiệm: ly thủy tinh, nước nóng, nước đá, đèn pin, tấm phim trong, chai nhựa để làm hệ thống tự tưới cho cây.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giai đoạn 1. Tạo hứng thú (Engage)

Thời gian: 5 phút

- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 HS

- HS làm việc với PHT theo yêu cầu Kiến thức HS đã biết:

- Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, khơng vị, khơng có hình dạng nhất định.

- Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan được một số chất.

- Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nước ở thể rắn (nước đá) có hình dạng nhất định.

GV cho HS xem clip về hiện tượng mưa trong tự nhiên

- Yêu cầu HS xem clip và làm việc cá nhân

- GV gọi một vài HS đặt câu hỏi thắc mắc bằng cách hỏi có ai có thắc mắc khác khơng.

- GV chốt vấn đề cần làm rõ: Mây do đâu mà có? Mưa từ đâu ra?

- Làm việc trên PHT

- HS nêu lên thắc mắc của mình

Giai đoạn này, GV cần làm cho HS hiểu rõ vấn đề bài học hơm nay cần tìm hiểu là gì, sau đó mới qua giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 2. Khám phá (Explore)

Thời gian: 15 phút

- GV tạo ra các hoạt động cho HS khám phá tìm ra câu trả lời cho vấn đề đã đặt ra ở giai đoạn tạo hứng thú, qua đó NL VDKT vào thực tiễn của HS được hình thành và phát triển.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS.

- GV đi quanh lớp để nghe các nhóm trao đổi, kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- GV cho HS thảo luận nhóm để đưa ra ý kiến về 2 vấn đề đã được nêu ra.

- GV mời các nhóm trình bày

- GV cho HS đưa ra các lựa chọn của nhóm để làm rõ vấn đề

Thí nghiệm:

- Dụng cụ: nước nóng, 02 ly thủy tinh có nắp đậy, nước đá, đèn pin, bơng gòn, tấm phim trong.

- HS thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến

- Đại diện nhóm trình bày

- HS đưa ra lựa chọn làm rõ vấn đề (xem phim, kinh nghiệm và hỏi người thân, đọc sách báo, làm thí nghiệm…)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Cách làm: Cho nước nóng vào ly

thủy tinh sau đó đậy tấm có đính bơng gịn, sau vài phút rồi mở ra rồi quan sát. Ly thủy tinh còn lại cho đá vào để ít phút và quan sát.

- Yêu cầu HS phân tích, giải thích cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.

- GV hỗ trợ các dụng cụ cho các nhóm

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình 5e trong dạy học môn khoa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học​ (Trang 61 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)