Sơ đồ tiến trình dạy học bài Một số cách làm sạch nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình 5e trong dạy học môn khoa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học​ (Trang 75 - 89)

Phù hợp Không phù hợp Vận dụng các cách làm sạch nước để ứng dụng làm sạch nước tại nhà. Nêu và giải thích một số ứng dụng của nước sạch trong đời sống hằng ngày. Tạo hứng thú (Engage) Khám phá (Explore) Giải thích (Explain) Mở rộng/ Vận dụng (Extend/Elaborate) Đánh giá (Evaluate) Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, khơng vị, khơng có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. Một chậu nước đục, bẩn, làm cách nào để chậu nước đó có thể trở thành nước sạch và sử dụng được? Nước đục, bẩn, có màu và chứa tạp chất thì làm sao có thể làm thành nước sạch và sử dụng được? Nước được làm sạch bằng cách: lọc, đun sôi…

Nước phải đun sôi trước khi uống.

Thực hiện kiểm chứng dự đoán/ giả thuyết Kết quả Nước được làm sạch đảm bảo 3 tiêu chuẩn: khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. Nước phải được đun sôi trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc.

II. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên

- Trước khi dạy, cung cấp nhiệm vụ cho HS + Ôn lại kiến thức đã học:

Bài 20. Nước có những tính chất gì? (SGK tr 42) Bài 21. Ba thể của nước (SGK tr 44)

Bài 22. Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra (SGK tr 46) Bài 23. Sơ đồ vịng tuần hồn của nước trong tự nhiên (SGK tr 48) + Tham khảo các tài liệu có liên quan đến một số cách làm sạch nước. - Các dụng cụ thí nghiệm liên quan đến bài học.

- Phát bài kiểm tra số 4.

- Chuẩn bị phiếu học tập, phiếu tự đánh giá, phiếu đánh giá lẫn nhau trong hoạt động nhóm và phiếu đáp án tham khảo.

2. Học sinh

- Tài liệu sưu tầm nói về một số cách làm sạch nước.

- Các dụng cụ thí nghiệm: nước bẩn, hai chai nhựa trong bằng nhau, giấy lọc, cát, than bột.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỤ THỂ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Giai đoạn 1. Tạo hứng thú (Engage)

Thời gian: 5 phút

- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 6 HS

- HS làm việc với PHT theo yêu cầu Kiến thức HS đã biết:

- Nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, khơng vị, khơng có hình dạng nhất định.

- Nước chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hịa tan được một số chất.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nước có thể tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn.

- Nước ở thể lỏng và thể khí khơng có hình dạng nhất định.

- Nước ở thể rắn (nước đá) có hình dạng nhất định.

- GV cho HS xem đoạn video

https://www.youtube.com/watch?v=Ygv_vhLjmyI từ (từ đầu đến phút thứ 2)

- Qua đoạn video vừa rồi, các bạn hãy nêu ra thắc mắc của mình vào PHT

- Yêu cầu HS hoàn thành câu 1 ở PHT

- GV gọi HS nêu ra thắc mắc của mình

- GV gọi một vài HS đặt câu hỏi thắc mắc bằng cách hỏi có ai có thắc mắc khác khơng.

- Gia đình và địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước mà em biết?

- GV chốt vấn đề cần làm rõ:

Trong tự nhiên, nước rất quan trọng cho cuộc sống của chúng ta. Nhưng hiện nay nước bị ô nhiễm

- HS xem video

- HS hoàn thành câu 1 ở PHT

- HS nêu thắc mắc a) Tại sao nước bị ơ nhiễm? b) Nước bị ơ nhiễm có sử dụng được không? c) Làm cách nào để nước ô nhiễm trở thành nước sạch? d) Làm cách nào để nước không bị ô nhiễm nữa? e) Làm sạch nước ô nhiễm bằng những cách nào? - HS trả lời: dùng cát, sỏi để lọc; dùng bình lọc; dùng bơng lót ở phễu để lọc; dùng phèn chua; dùng than củi…..

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

trầm trọng. Vậy làm thế nào để có thể làm nước bẩn trở thành nước sạch? Có những cách nào để làm sạch nước bị nhiễm bẩn?

- Làm thế nào để giải quyết những thắc mắc các em vừa nêu?

- HS đưa ra đề xuất

Giai đoạn 2. Khám phá (Explore)

Thời gian: 15 phút

- GV tạo ra các hoạt động cho HS khám phá tìm ra câu trả lời cho vấn đề đã đặt ra ở giai đoạn tạo hứng thú, qua đó NL VDKT vào thực tiễn của HS được hình thành và phát triển.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS.

- GV đi quanh lớp để nghe các nhóm trao đổi, kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.

- GV yêu cầu HS hồn thành PHT

Thí nghiệm

- Dụng cụ: nước đục (nước nhiễm bẩn), hai chai nhựa trong bằng nhau, giấy lọc, cát sỏi, than bột. - Cách làm: Cắt phần đáy chai thứ nhất và đục vài lỗ ở nắp chai; Chai thứ hai cắt bỏ phần đầu; Lật ngược chai thứ nhất đặt vào chai thứ hai; lần lượt để vào chai thứ nhất giấy lọc, cát sỏi, than bột, cát sỏi, cuối cùng là nước đục.

- Yêu cầu HS phân tích, giải thích cách bố trí dụng cụ thí nghiệm.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện, quan sát và thảo luận trả lời các câu hỏi:

- HS làm việc trên PHT Nhận xét về nước trước và sau khi lọc?

Nước sau khi lọc đã uống được chưa? Vì sao?

- HS tiến hành hoạt động nhóm

- Tiến hành làm thí nghiệm, quan sát và hoàn thành phiếu học tập.

- HS phân tích, giải thích

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì?

2) Than bột có tác dụng gì? 3) Cát sỏi có tác dụng gì?

- Qua thí nghiệm lọc nước đơn giản thì nước có sử dụng được chưa?

- GV cho HS xem video về dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy

https://www.youtube.com/watch?v=Cik951Q1wbA (từ giây thứ 15 đến phút thứ 4, giây 05)

- GV yêu cầu HS mô tả lại dây chuyền sản xuất và cung cấp nước của nhà máy?

- GV yêu cầu HS hoàn thành PHT

- Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có giấy lọc, than bột, cát sỏi.

- Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước.

- Cát sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước.

- HS trả lời

- HS xem video

- HS mô tả ở PHT

Giai đoạn 3. Giải thích (Explain)

Thời gian: 10 phút

- GV tạo điều kiện để HS có cơ hội làm sáng tỏ ý tưởng của mình, truyền đạt những gì họ biết cho người khác.

- Giai đoạn này cũng có thể lồng ghép vào giai đoạn khám phá, GV hỏi, HS trả lời trong quá trình khám phá.

- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận các câu trả lời trong phiếu học tập, giải thích câu trả lời của mình với các bạn trong nhóm.

- Cho các nhóm lần lượt trình bày kết quả thu được trong phiếu học tập.

- GV nhận xét, chỉnh sửa sai sót, chốt lại kiến thức

- Trao đổi, thảo luận, giải thích câu trả lời với các bạn trong nhóm về kết quả đã thu được trong phiếu học tập.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

khoa học:

Nước được sản xuất từ nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chí: khử sắt, loại bỏ các chất khơng tan trong nước và sát trùng. Dù là nước máy hay nước thu được bằng cách lọc đều phải đun sôi nước trước khi uống để diệt vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

- Tiếp nhận thông tin

Giai đoạn 4. Mở rộng/ Vận dụng (Extend/ Elaborate)

Thời gian: 10 phút

- GV tạo điều kiện để HS áp dụng sự hiểu biết và kĩ năng của mình để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống.

- GV cho HS vận dụng kiến thức về các cách làm sạch nước để thực hiện trong cuộc sống hằng ngày: dùng vải lọc nước, đun sôi nước trước khi uống, giữ vệ sinh môi trường để nguồn nước không bị bẩn…

- GV cho HS nêu và giải thích những cách làm sạch nước thực tế trong cuộc sống hằng ngày mà em biết.

- GV tổ chức cho các nhóm tham gia cuộc thi “Nhà thiết kế tài ba”

- Yêu cầu: các nhóm sẽ làm poster để đưa ra bảng thiết kế về quy trình lọc nước của nhóm và cho biết sẽ sử dụng nước sạch vào những mục đích gì và vận động mọi người xung quanh cùng chung tay bảo vệ nguồn nước.

- HS nêu và giải thích

- HS làm việc nhóm

- HS trình bày sản phẩm

Giai đoạn 5. Đánh giá (Evaluate)

Thời gian: 10 phút

GV khuyến khích HS đánh giá sự hiểu biết và khả năng của họ thông qua tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong hợp tác nhóm. GV đánh giá sự tiến bộ của

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

HS đối với việc đạt được các mục tiêu giáo dục. Đánh giá diễn ra trong suốt quá trình học.

- GV phát phiếu đánh giá cho HS: phiếu tự đánh giá hoạt động cá nhân; phiếu đánh giá lẫn nhau trong hoạt động nhóm; Bài kiểm tra số 4.

- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS.

- Giải đáp những yêu cầu, thắc mắc của HS

- HS tự đánh giá

- HS lắng nghe

- Nêu các yêu cầu, thắc mắc của mình trong quá trình học tập.

Tiểu kết chương 2

Từ những nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc vận dụng mơ hình 5E trong dạy học khoa học kết hợp với yêu cầu nội dung chủ đề “Vật chất và Năng lượng” của môn Khoa học lớp Bốn, chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học theo mơ hình 5E nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS. Cụ thể là chúng tôi đã phát triển các công việc như sau:

1. Xây dựng tiến trình dạy học khoa học theo mơ hình 5E;

2. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở kiến thức của chủ đề Vật chất và Năng lượng môn Khoa học lớp Bốn;

3. Thiết kế 4 sơ đồ tiến trình dạy học ở kiến thức của chủ đề Vật chất và Năng lượng môn Khoa học lớp Bốn theo mơ hình 5E;

4. Thiết kế 4 kế hoạch dạy học ở kiến thức của chủ đề Vật chất và Năng lượng môn Khoa học lớp Bốn.

Chương 3. KẾT QUẢ VẬN DỤNG MƠ HÌNH 5E

TRONG DẠY HỌC MƠN KHOA HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TIỄN 3.1. Mục đích tổ chức dạy học

Mục đích của việc tổ chức dạy học là để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài Vận dụng mơ hình 5E trong dạy học môn Khoa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học. Cụ

thể là:

Đánh giá tính khả thi của các tiến trình dạy học theo mơ hình 5E cho một số kiến thức ở nội dung chủ đề Vật chất và Năng lượng môn Khoa học lớp Bốn đối với việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Bên cạnh đó việc tổ chức dạy học cho biết thông tin về mức độ thực hiện, sự hứng thú của HS đối với các tiến trình mà chúng tơi đã biên soạn. Từ đó, chúng tơi có thể rút ra những thiếu sót kinh nghiệm, kịp thời chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện đề tài.

3.2. Tiến trình tổ chức dạy học 3.2.1. Chọn mẫu tổ chức dạy học 3.2.1. Chọn mẫu tổ chức dạy học

Nhằm thuận tiện cho quá trình tổ chức dạy học, đề tài sử dụng cách chọn tổ chức dạy học trên lớp học 36 HS ở lớp Bốn/3 – tất cả HS đều tích cực, chủ động, khả năng tiếp thu kiến thức tốt - của trường Tiểu học Đặng Thùy Trâm, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu nghiên cứu là 5 HS (A, B, C, D, E) trong lớp Bốn/3 đồng ý tham gia nghiên cứu và có sự chấp thuận của phụ huynh hoặc người giám hộ trực tiếp (GV chủ nhiệm và Hiệu trưởng nhà trường).

Mặt khác chúng tôi cũng phân loại 5 HS này theo khả năng học tập của các em thành hai nhóm. Nhóm HS A, B, C nhút nhát, hiểu khá nhanh nhưng thao tác chậm hoặc khả năng tập trung cịn ít. Nhóm HS D, E nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, thích tìm hiểu khoa học và ln thể hiện tốt khả năng trong các hoạt động học tập.

Trong suốt quá trình tổ chức dạy học, người nghiên cứu quan sát và ghi lại một cách hệ thống hành vi, biểu hiện, lời nói của từng trường hợp cụ thể tham gia vào quá trình tổ chức dạy học. Nhờ vậy tạo nên các dữ liệu giúp người nghiên cứu phát hiện ra bản chất của vấn đề.

3.2.2. Công cụ và đánh giá kết quả tổ chức dạy học

Từ sự quan sát, ghi nhận thường xuyên và qua các đợt kiểm tra, chúng tôi kết hợp đối chiếu với những gì được tìm hiểu ở phần cơ sở lí luận để xem xét q trình vận dụng mơ hình 5E trong dạy học mơn Khoa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS lớp Bốn. Công cụ tổ chức dạy học và đánh giá kết quả tổ chức dạy học gồm:

- Kế hoạch dạy học của một số bài học cụ thể ở nội dung chủ đề Vật chất và Năng lượng môn Khoa học lớp Bốn;

- Ba bài kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua các bài học; - Bảng kiểm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua ba bài kiểm tra;

- Phiếu tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong hoạt động nhóm.

a) Kế hoạch dạy học và bảng kiểm đánh giá

Thời gian tổ chức dạy học là:

- Tuần 10: từ ngày 21/10/2019 đến ngày 25/10/2019 - Tuần 11: từ ngày 28/10/2019 đến ngày 01/11/2019 - Tuần 12: từ ngày 04/11/2019 đến ngày 08/11/2019 - Tuần 13: từ ngày 11/11/2019 đến ngày 15/11/2019 Kế hoạch dạy học một số kiến thức cụ thể là:

Chúng tôi sử dụng ba kế hoạch dạy học các kiến thức cụ thể ở nội dung chủ đề Vật chất và Năng lượng môn Khoa học lớp Bốn được thiết kế theo mơ hình dạy học 5E đã xây dựng ở chương 2 là:

- Bài 1: Nước có những tính chất gì? - Bài 2: Ba thể của nước

- Bài 3: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?

Bảng kiểm được xây dựng trên bộ tiêu chí chung đánh giá NL VDKT vào thực tiễn ở môn Khoa học đã đề cập ở Chương 2. Các tiêu chí được đánh giá với các mức độ như sau:

Bảng 3.1. Bảng kiểm đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn ở môn Khoa học của HS

TIÊU CHÍ MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ

TC1: Giải thích hiện tượng

- Xác định đúng hiện tượng tự nhiên.

- Huy động các quan niệm hoặc kiến thức khoa học đã biết liên quan hữu ích đến hiện tượng.

- Giải thích đúng hiện tượng bằng kiến thức khoa học.

Mức 1: Cải tiến thêm Mức 2: Đáp ứng trông đợi Mức 3: Vượt trông đợi

TC2: Giải quyết vấn đề thực tiễn - Xác định vấn đề thực tiễn.

- Đề xuất được giải pháp cho vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức đã học, khám phá.

- Lựa chọn giải pháp khả thi nhất cho vấn đề thực tiễn.

Mức 1: Cải tiến thêm Mức 2: Đáp ứng trông đợi Mức 3: Vượt trông đợi

TC3: Đưa ra cách ứng xử tình huống - Phân tích được các thơng tin cần thiết, liên quan đến khoa học chứa đựng trong tình huống.

- Đưa ra cách ứng xử phù hợp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng mô hình 5e trong dạy học môn khoa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học​ (Trang 75 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)