HS E là HS tiếp thu nhanh kiến thức, thường xuyên thể hiện được sự mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động học tập của lớp, và đặc biệt là em rất thích tìm tịi khám phá, tìm hiểu về khoa học. Qua ba bài kiểm tra, em dường như phát triển rất nhanh các tiêu chí NL của bản thân, hầu hết ở 4 tiêu chí em đầu đạt mức vượt trơng đợi ở các bài kiểm tra. Em nắm vững những hiểu biết về kiến thức khoa học sau những bài học, các tiêu chí năng lực ở các bài kiểm đều vượt mong đợi và bước đầu em nhận xét, đánh giá các phương án giải quyết vấn đề thực tiễn. Đồng thời em cũng khái quát cho những vấn đề khoa học tương tự. Do vậy đối với những HS có tố chất thích tìm tịi khám phá khoa học GV nên xây dựng những tình huống, vấn đề với yêu cầu cao hơn, đòi hỏi sự nhạy bén, sự liên kết kiến thức khoa học cùng tiêu chí đánh giá phù hợp để phát triển NL VDKT vào thực tiễn ở các em.
Nhìn chung, sau khi tham gia các tiến trình dạy học được xây dựng theo mơ hình 5E thì kết quả các bài kiểm tra của HS đã cho thấy các em đều có sự tiến bộ rõ rệt về cả 4 tiêu chí NL VDKT vào thực tiễn.
Việc vận dụng mơ hình dạy học 5E trong việc thiết kế các kế hoạch dạy học khoa học và tổ chức dạy học theo trình tự các giai đoạn của mơ hình, chúng tơi nhận thấy khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức khoa học của HS có sự phát triển rõ rệt. Các em tập trung, chú ý và hứng thú tham gia tất cả các hoạt động học tập ở các giai đoạn của mơ hình 5E. HS làm việc nhóm rất sơi nổi và nghiêm túc. Thể hiện cụ thể là lúc đầu các em thực hiện các hoạt động ở các giai đoạn còn lúng túng và rụt rè nên mất rất nhiều thời gian. Nhưng đến các bài tiếp theo các em đã dần quen với các hoạt động khám phá, vận dụng/ mở rộng và đánh giá nên việc thực hiện diễn ra nhịp nhàng, nhanh chóng và đạt kết quả tốt. Qua ba bài kiểm tra NL VDKT vào thực tiễn của các em đều phát triển thể hiện cụ thể ở các biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5.
3.3.2. Tổng hợp sự thể hiện các tiêu chí NL VDKT vào thực tiễn của 5 HS qua ba bài kiểm tra qua ba bài kiểm tra
Bảng 3.2 dưới đây chúng tôi đã tổng hợp mức độ mà HS thể hiện từng tiêu chí năng lực qua ba bài kiểm tra sau khi các em đã tham gia các tiến trình học tập được
xây dựng theo mơ hình dạy học 5E. Các mức độ tương ứng: Mức 1 – cải tiến thêm; Mức 2 – đáp ứng trông đợi; Mức 3 – vượt trông đợi.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá từng tiêu chí NL VDKT vào thực tiễn của 5 HS qua ba bài kiểm tra
Bài 1: Nước có những tính chất gì? CÁC TIÊU CHÍ NL Giải thích hiện tượng Giải quyết vấn đề thực tiễn Đưa ra cách ứng xử tình huống Đánh giá giải pháp và kết quả HS A 2 2 1 1 HS B 2 2 2 1 HS C 3 2 2 1 HS D 2 2 3 2 HS E 3 2 3 2
Bài 2: Ba thể của nước
HS A 3 2 1 2
HS B 2 3 1 2
HS C 2 2 3 2
HS D 2 3 2 3
HS E 3 3 3 3
Bài 3: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
HS A 3 3 2 2
HS B 3 3 2 3
HS C 3 3 3 2
HS D 3 3 3 2
HS E 3 3 3 3
Từ kết quả thu được ở bảng 3.2, chúng tôi vẽ được các đồ thị biểu diễn mức độ đạt được của từng tiêu chí NL VDKT vào thực tiễn của 5 HS qua ba bài kiểm tra:
Tiêu chí 1: Giải thích hiện tượng