Xác định giá thể ươm cây thông invitro ra điều kiện bên ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống thông caribe (pinus caribaeca morelet) bằng phương pháp nuôi cấy invitro (Trang 64 - 67)

- Đưa cây invitro ra điều kiện bên ngoài: Để tìm giá thể thích hợp cho cây con

A- Chồi đỉnh của cây mầm vô trùng B Đoạn chồi non của cây hạt 2 năm tuổi.

3.5. Xác định giá thể ươm cây thông invitro ra điều kiện bên ngoà

Giai đoạn chuyển cây in vitro từ bình ni cây ra vườn ươm là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, quyết định khả năng ứng dụng của toàn bộ q trình ni cấy in vitro vào thực tiễn sản xuất. Đây là giai đoạn gặp một số khó khăn, do cây in vitro được nuôi cấy trong điều kiện ổn định về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm … Khi chuyển cây ra mơi trường tự nhiên bên ngồi, các điều kiện ươm cây ban đầu hoàn toàn biến động, cây dễ bị “sốc” về điều kiện sống dẫn đến tỷ lệ chết cao, vì bắt đầu từ đây cây phải chuyển từ sống dị dưỡng sang sống tự dưỡng. Một trong những yêu cầu của giai đoạn này là chọn được giá thể ra cây phù hợp.

Giá thể cho cây từ ni cấy mơ nói chung là để cải thiện độ ẩm và tác dụng cơ học hơn là cung cấp chất dinh dưỡng. Để xác định ảnh hưởng của thành phần giá thể ươm cây đến tỷ lệ sống của cây thông in vitro khi đưa thử nghiệm ra điều kiện bên ngồi, chúng tơi sử dụng một số loại sau:

- Đất tầng B: Đất tầng B được khai thác đến độ sâu 100 cm, loại đất này thường dùng để ươm cây bạch đàn từ ni cấy in vitro vì có ít mầm bệnh, rẻ tiền.

- Mùn thải của nhà máy giấy: Mùn bã thải đã qua xử lý, ủ hoai, có độ xốp cao hơn đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây sinh trưởng.

- Đất mặt của rừng thông: Loại đất này dùng để ươm cây thơng từ hạt rất tốt vì có độ xốp thích hợp, có một hàm lượng nấm cộng sinh của thơng.

Bầu ươm chủ yếu sử dụng túi bầu plastic màu đen, đường kính 6 cm, cao 11 cm có chứa đầy giá thể.

Các cây thơng hồn chỉnh từ ni cấy in vitro với thân, rễ, lá phát triển tốt được chuyển ra bên ngoài và ươm trên một số loại giá thể khác nhau theo cơng thức thí nghiệm 7. Các thí nghiệm đưa cây ra ngoài mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm với

số mẫu ít (tổng số có 52 cây thơng in vitro). Điều kiện ươm cây thơng in vitro: duy trì độ ẩm cao (70 – 90 %), che mưa, nắng và gió trong 3 tuần đầu. Số liệu được thu thập sau 4 tháng ươm cây in vitro, các kết quả trình bày ở bảng 10 và đồ thị 14.

Bảng 8: Tỷ lệ sống của cây in vitro khi đưa ra điều kiện ngồi (sau 4 tháng)

Thành phần giá thể Tỷ lệ giá thể (%) Cơng thức Số cây cấy Số cây sống Tỷ lệ cây sống (%) Chiều cao trung bình cây mơ (cm) Đất tầng B 100 ĐB 20 6 30,0 5,2 Đất tầng B + 50:50 ĐM 14 2 14,3 9,0 mùn thải NM giấy Đất tầng mặt 100 ĐR 18 14 77,8 12,5 của rừng thông 30.0 14.3 77.8 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 T l s ng (% ) ĐB ĐM ĐR Cụng thức giỏ thể

Hỡnh 3.14: Biểu đồ ảnh hưởng của thành phần giỏ thể đến tỷ lệ sống cõy thụng in vitro

Tỷ lệ sống của cõy in vitro

Theo dõi q trình thí nghiệm và từ hình 3.14 cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng chiều cao của cây thông in vitro sau 5 tháng ươm ở các giá thể khác nhau cho kết quả khác nhau : số cây sống, sinh trưởng tốt trên giá thể đất rừng thông là cao nhất (77,8%); số cây chết trên giá thể đất trộn với mùn thải là cao nhất (85,7%); số cây sống trên giá thể đất tầng B là 30%.

Kết quả thí nghiệm cho thấy rõ: Tỷ lệ sống phụ thuộc rất chặt chẽ vào giá thể ươm cây. Giá thể đất tầng mặt của rừng thơng là thích hợp cho việc ươm cây in vitro, cho tỷ lệ sống khá cao, 77,8 % số cây đưa ra đã hồi xanh và sinh trưởng tốt sau 4 tuần ươm cây ở vườn ươm. Sau 12 tuần nuôi cấy sự phát triển của các cây in vtro khơng có sự khác biệt so với các cây được ươm từ hạt. Có thể đất rừng thơng khơng những có tác dụng làm giá thể mà cịn có độ xốp, hàm lượng mùn thích hợp cho cây thơng in vitro. Ngồi ra loại đất này cịn có thể có một lượng nấm cộng sinh ở rễ thơng mà sẽ tạo điều kiện cho bộ rễ thông nuôi cấy mô phát triển tốt hơn. Như vậy để đạt được tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm nên chọn giá thể là đất mặt của rừng thông.

Ngược lại giá thể là đất tầng B tỏ ra khơng thích hợp, cây có tỷ lệ sống thấp hơn, có thể do đất tầng B ít có độ tơi xốp nên khả năng giữ nước và thoát nước kém. Giá thể là đất tầng B trộn với mùn thải của nhà máy giấy không thuận lợi cho việc ươm cây in vitro, tỷ lệ sống đạt rất thấp có thể là do mùn nhà máy giấy dễ mục, tạo điều kiện nấm bệnh phát triển, do đó, khi ươm cây mơ trên giá thể này đã gặp phải hiện tượng thối rễ làm chết cây.

Điều này có thể do giữa các loại giá thể khác nhau thì có những đặc điểm lý tính (độ xốp…) và hố tính (độ pH, mùn…) khác nhau, dẫn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây thông in vitro khác nhau.

Qua q trình theo dõi, chăm sóc cây con in vitro chúng tơi thấy khi đưa cây in vitro ra điều kiện bên ngồi, cây con khơng địi hỏi khắt khe về chế độ nhiệt, khoảng 15 – 32 oC là thích hợp. Khả năng thích ứng với cường độ ánh sáng cũng khá rộng, từ 2500 – 5000 lux đều có thể sống, nhưng với chế độ ẩm thì rất nghiêm ngặt. Hiện nay sự sinh trưởng và phát triển của các cây in vitro đang được chúng tôi tiếp tục theo dõi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống thông caribe (pinus caribaeca morelet) bằng phương pháp nuôi cấy invitro (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)