Dư nợ cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

2.2.3Dư nợ cho vay trung và dài hạn.

Bảng 5:Cơ cấu dư nợ trung và dài hạn

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Dư nợ ngoại tệ 119789 404839 476162 559327 227728 Dư nợ VND 195445 331233 439029 537393 341591 Tổng số 315234 736072 915191 1096720 569319

(nguồn:báo cáo tài chín của ngân hàng ngoại thương Hà Nội)

Những năm gần đây, dư nợ cho vay trung và dài hạn có sự tăng trưởng rất khả quan do việc đổi mới công tác cho vay, giám sát nợ vay tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đặc biệt là những khách hàng truyền thống là những tổng công ty, những doanh nghiệp có uy tín.

Trong các năm từ 2003 đến 2007 thì năm 2004 là năm có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất, dư nợ tăng hơn gấp 2 lần từ 315234 triệu lên 736672 triệu, cơ cấu dư nợ cũng bắt đầu có sự thay đổi. Dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng và chiếm tỉ trọng nhiều hơn so với đồng nội tệ. Xu hướng này tiếp tục cho đến hết năm 2006 khi ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội có chính sách cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu của thành phố, cụ thể:

- Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2005 đặt 1807 tỷ đồng (Bao gồm cả dư nợ ngắn hạn) chiếm 51,38% tổng dư nợ.

- Dư nợ cho vay bằng VND năm 2005 đặt 1711 tỷ đồng (Bao gồm cả dư nợ ngắn hạn) chiếm 48,62% tổng dư nợ.

Từ năm 2007, cơ cấu dư nợ bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng dư nợ ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại trong thời gian gần đây. Sở dĩ có sự chuyển dịch đó, một phần là do việc cắt giảm lãi suất cơ bản USD của cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng 12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trong nước giảm theo. Mặt khác là do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng, đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần mới.

Sở dĩ năm 2007 tổng dư nợ trung và dài hạn giảm đi nhiều so với năm 2006 là do có sự phân tách chi nhánh tại ngân hàng ngoại thương Hà Nội như đã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 39 - 40)