Đối với ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 66 - 67)

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

3.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước.

Là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, có vai trị tiền tệ quốc gia. Trong từng thời kì cần đưa ra các định hướng và chiến lược đúng đắn để đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an

toàn, năng động và hiệu quả. Đổi mới phương thức, thủ tục tín dụng sao cho phù hợp với phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có dự án khả thi được vay vốn.

Áp dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới, đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh tốn tự động đảm bảo cho quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và chính xác. Bên cạnh đó, cần không ngừng nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới.

Trao nhiều hơn nữa quyền tự chủ cho các Ngân hàng thương mại đi đôi với việc thanh tra giám sát, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả và được an toàn cao nhất. Các ngân hàng thương mại được tự chủ trong việc bổ sung vốn tự có, tự chủ trong việc hợp nhất, sáp nhập để sàng lọc và loại ra nhưng ngân hàng hoạt động kém hiệu quả.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước (CIC). Những thông tin liên quan đến ngân hàng thương mại khách hàng có quan hệ tín dụng cần được cơng bố rộng rãi, chính xác để các tổ chức tín dụng có thể nắm bắt được. Muốn như vậy, ngân hàng nhà nước cần tạo ra các luật định buộc ngân hàng thương mại thực hiện các chế độ báo cáo chính xác và thường xuyên hơn nữa. Đồng thời, định lí ngân hàng nhà nước sẽ tiến hành xếp loại chất lượng tín dụng của khách hàng một cách khách quan. Ngồi ra để đảm bảo nguồn thơng tin thu thập được chính xác hơn, CIC cần loại bỏ bớt những bộ phận trung gian.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại VIỆT NAM (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w