Cơ sở thực tiễn của đề tài

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 27)

1.2.1. Thực trạng của việc dạy học kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo

lí ở trường THPT

1.2.1.1. Đối tượng điều tra

Để nắm được thực trạng năng lực viết bài và những khó khăn trong việc dạy học về kiểu bài này, chúng tôi đã điều tra, khảo sát giáo viên dạy môn Ngữ Văn và học sinh khối 12 của trường THPT An Lão - Hải Phòng qua phiếu khảo sát và bài tập thực hành của học sinh.

1.2.1.2. Nội dung điều tra

Điều tra năng lực, kỹ năng lập ý, viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí của học sinh thơng qua hệ thống bài tập và tiết trả bài kiểm tra.

Điều tra thực tế giảng dạy kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí của giáo viên

1.2.1.3. Cách thức điều tra * Đối với học sinh

Chúng tôi đã tiến hành 3 phép đo như sau:

Cách thứ nhất: Cho HS một đề bài NLXH yêu cầu học sinh lập ý trong

khoảng thời gian từ 10-15 phút. Sau đó chấm bài và thống kê kết quả cách này gọi là phép đo 1.

Cách thứ hai: Cho HS viết một đề văn sau đó yêu cầu HS lập ý và viết

thành bài hoàn chỉnh trong 2 tiết tại lớp, sau đó GV sẽ thu chấm về hệ thống ý và bài văn. Ở phép đo nay người chấm phải tiến hành các bước chấm hệ thống ý và bài làm kết hợp với việc so sánh kết quả của dàn ý và bài văn xem chúng có phù hợp hay khơng, từ đó mà đánh giá các khía cạnh của bài viết. Cách này gọi là phép đo 2.

Cách thứ ba: Ngồi hai cách trên chúng tơi tiến hành điều tra HS và

GV để xác định thực trạng dạy và học dạng bài nghị luận về một tư tưởng, dạo lí của HS THPT hiện nay.

Chúng tơi tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò và trực tiếp, dự giờ giảng của các GV.

1.2.1.4. Đánh giá kết quả

Ở phép đo 1, thời gian làm thực nghiệm là tháng 5 năm 2014, tổng số HS tham gia là 120 em.

Ở phép đo 2, thời gian làm thực nghiệm là tháng 5 năm 2014, tổng số HS tham gia là 120 em.

Ở phép đo 3 (phép đo bổ sung) tổng số HS tham gia là 200, số phiếu hợp lệ là 200, tổng số GV là 12 thầy cô.

* Phép đo 1: Căn cứ vào phiếu điều tra phát cho HS để kiểm tra năng lực của

HS, chúng tôi tiến hành kiểm tra HS: Đề bài: Hãy lập dàn ý cho đề bài sau

Có ý kiến cho rằng: "Hãy làm chủ ý chí và làm đầy tớ cho lương tâm" (Aristote)

Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên? Thời gian làm bài: 15 phút.

Sau khi chấm bài (đáp án ở Phụ lục 1), chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 1.1. Thống kê kết quả bài làm của học sinh

Tổng số bài Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu

120 55( 45,8%) 65( 54,2%)

Bảng 1.2. Thống kê kết quả lỗi học sinh thường gặp khi lập dàn ý Tổng Tổng

số bài Thiếu ý Thừa ý

Triển khai ý không rõ trọng tâm Ý lộn xộn trùng lặp Không biết lập ý 120 100(83,3%) 30(25%) 65(54,2%) 35(28,2%) 55(45,8%) * Phép đo 2:

với đề bài sau:

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: "Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha

thứ cho chính mình" (Syrus). Viết bài văn trình bày suy nghĩ anh (chị) về câu

nói trên?

Qua kết quả làm bài của học sinh (đáp án ở Phụ lục 2), ta thu được kết quả như sau:

Bảng 1. 3. Thống kê kết quả bài làm của học sinh

Tổng số bài Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu

120 50(41,7%) 70(58,3%)

Bảng 1. 4. Thống kê kết quả lỗi học sinh thường gặp khi viết bài Tổng Tổng

số bài Thiếu ý Thừa ý

Triển khai ý không rõ trọng tâm Cách diễn đạt lủng củng Chưa biết cách liên kết đoạn văn 120 75(62,5%) 30(25%) 65(54,2%) 45(37,5%) 55(45,8%) * Phép đo 3:

Bảng 1. 5. Thống kê phiếu khảo sát của học sinh

Câu hỏi 1: Trong 3 phân mơn của mơn Ngữ Văn, em thích học phân mơn nào nhất? Tổng số HS: 200 Câu trả lời Làm văn 60 (30%) Đọc văn 75 (37.5%) Tiếng Việt 65 (32.5%)

Câu hỏi 2: Khi làm bài NLXH nói chung và Nghị luận về một tư tưởng, đạo

lí nói riêng, em thấy khó ở khâu nào nhất?

Tổng số HS: 200

Lập dàn ý 60 (30%)

Viết mở bài 20 (10%)

Viết thân bài 35 (17.5%)

Viết kết bài 30 (15%)

Phần chuyển ý 55 (27.5%)

Câu hỏi 3: Em có xác định đề và lập dàn ý trước khi viết bài không?

Tổng số HS: 200 Câu trả lời Thường xuyên 33 (16.5%) Thi thoảng 63 (31.5%) Ít khi 52 (26%) Khơng 52 (26%)

Câu hỏi 4: Yếu tố nào khiến em hứng thú nhất khi làm văn nghị luận về một

tư tưởng, đạo lí?

Tổng số HS: 200

Câu trả lời

Được trình bày suy nghĩ riêng 88 (44%) Được rèn luyện về kĩ năng sống 31 (15.5%) Được bồi dưỡng thêm về phẩm chất

đạo đức

31 (15.5%) Được rèn luyện thêm về kỹ năng làm

văn nghị luận

50 (25%)

Câu hỏi 5: Trong giờ làm văn, em mong muốn điều nào nhất ở GV?

Tổng số HS: 200

Câu trả lời

Chú ý nhiều trong việc rèn luyện kỹ năng lập dàn ý, diễn đạt

92 (46%) Cung cấp thật nhiều kiến thức xã hội 65 (32.5%) Cung cấp bài văn mẫu để được tham 43 (21.5%)

khảo

Bảng 1. 6. Thống kê phiếu khảo sát của GV

Tiêu chí đánh giá Đồng ý

Đánh giá về tình tình giảng dạy của GV về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

- Dạy làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí khó hơn so với dạy tiếng Việt và Đọc văn.

7 (58.3%) - Dạy làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí gặp khó

khăn vì HS khơng chăm, thiếu kĩ năng tự học

10 (83.3%) - Dạy làm văn nghị luận về về một tư tưởng, đạo lí gặp

khó khăn vì thời lượng phân phối cho phân môn làm văn và cho từng tiết dạy cịn q ít.

12 (100%)

- Các thầy cơ cịn lúng túng khi áp dụng các phương pháp dạy học trong tiết Làm văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

12 (100%)

Đánh giá về khả năng phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí của HS là:

- Khả năng phân tích đề, lập dàn ý của HS là Tốt 0 (0%) - Khả năng phân tích đề, lập dàn ý của HS là Khá 3 (25%) - Khả năng phân tích đề, lập dàn ý của HS là Trung Bình 5 (41.7%) - Khả năng phân tích đề, lập dàn ý của HS là Yếu 4 (33.3%)

Đánh giá về khả năng lập luận của HS trong bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là:

- HS lập luận mạch lạc, lơ gic, chặt chẽ 0 (0%)

- HS lập luận còn thiếu chặt chẽ 5 (41.7%)

- HS lập luận chưa lô gic, khoa học 4 (33.3%)

- HS khơng biết cách lập luận 3 (25%)

Tiêu chí đánh giá Đồng ý

tưởng, đạo lí của HS là:

- HS biết cách diễn đạt chuẩn mực, đúng phong cách ngơn ngữ

5 (41.7%) - HS cịn mắc lỗi diễn đạt không đúng phong cách ngôn

ngữ

7 (58.3%) - HS còn sai mắc lỗi dùng từ, đặt câu 12 (100%) - HS cịn diễn đạt cầu kì, sáo rỗng 5 (41.7%)

Từ kết quả của các phép đo ta thấy kĩ năng HS làm bài văn NLXH nói chung và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng cịn rất nhiều hạn chế, đặc biệt trong khâu phân tích đề , lập dàn ý và cách diễn đạt. Hầu hết làm bài của các em còn thiếu ý, hoặc sắp xếp các ý lộn xộn, diễn đạt còn mắc lỗi. Việc nâng cao chất lượng dạy và học cần phải có sự đổi mới đồng bộ từ nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thay đổi cách đánh giá kiểm tra thi cử để các em khơng cịn cảm giác sợ viết văn và khơi gợi được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

1.2.2. Những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy - học dạng bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở trường THPT. nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở trường THPT.

1.2.2.1. Thực tiễn dạy học của giáo viên

Có một thực tế là rất học sinh ngày nay khơng thích học mơn Ngữ Văn, ngại viết văn. Có nhiều lí do nhưng có một lí do khơng thể phủ nhận là do chính cách dạy của giáo viên. Nhiều giáo viên dạy Văn chưa truyền được cái lửa của tình u bộ mơn cho các em, chưa cho các em thấy được sự cần thiết phải học bộ môn Ngữ Văn, chưa gắn liền bộ môn với thực tiễn cuộc sống. Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đổi mới giáo dục toàn diện, căn bản, đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học. Trước đây, giáo viên là người truyền thụ tri thức còn học sinh chỉ biết ghi chép một cách máy móc, thụ động. Chính cách học đó đã làm giảm đi khả năng sáng

tạo cho các em và làm cho các em lười tư duy, dẫn đến thờ ơ vối môn học. Theo phương pháp mới, học sinh đóng vai trị trung tâm, là chủ thể của hoạt động học, là người tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức còn giáo viên chỉ là người tổ chức, khơi gợi định hướng kiến thức cho các em. Đối với môn Ngữ Văn, cách học này đã tạo cho giờ văn khơng cịn khơng khí nhàm chán, buồn tẻ như trước nữa mà các em sôi nổi hào hứng trong giờ học. Quan trọng hơn là qua mỗi bài viết, học sinh biết vận dụng lý thuyết về phương pháp làm văn cộng với những hiểu biết kinh nghiệm sống vốn sống của mình kết hợp những thao tác lập luận, để bộc lộ cá tính sáng tạo, ý kiến chủ quan của mình về vấn đề đề cập tới. Tuy nhiên, khơng ít giáo viên đổi mới phương pháp chưa triệt để, không hiệu quả; tách rời giữa dạy lý thuyết và thực hành làm cho giờ văn trở nên rời rạc, khơ khan. Thậm chí, có giáo viên cịn kém trong năng lực tư duy, lười trau dồi, chưa sáng tạo, sử dụng cùng một giáo án cho các lớp, đối tượng học sinh khác nhau. Tất cả những điều đó đã làm cho HS chán nản khi học văn.

Nhiều giáo viên chỉ tập trung đầu tư cho phần Đọc văn, coi giờ dạy Làm văn chỉ là phần phụ. Do đó khi dạy làm văn nói chung, văn NLXH nói riêng, những giáo viên này chỉ dạy với tâm lý đối phó dẫn đến giờ văn chưa thực sự hiệu quả.

Đối với kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, giáo viên càng ít quan tâm, học sinh ít được rèn luyện. Một trong những lí do chính là giáo viên thiếu nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo, số lượng giờ dạy trên lớp quá ít. Sách giáo khoa và sách giáo viên là những tài liệu mang tính định hướng cho việc dạy học đi đúng quy trình để đạt được mục tiêu nhưng trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thơng hiện nay ở cả hai chương trình Chuẩn và Nâng cao dạng bài này chỉ có một tiết ở lớp 12. Cho nên, hầu như giáo viên rèn luyện cho HS vào giờ học phụ đạo trước khi kiểm tra định kì.

Hơn nữa, nhiều nhà trường chưa có những phương tiện dạy học hiện đại, giúp cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giờ học còn tẻ nhạt.

học sinh nắm vững được nhiều kiến thức nhất trong thời gian ngắn, học sinh sẽ tập trung, hứng thú và sơi nổi, u thích bộ mơn hơn.

Trên đây là những khó khăn của giáo viên trong khi dạy phần Làm văn nói chung và bài văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng. Muốn một giờ dạy thành cơng thì địi hỏi giáo viên phải thực sự say mê với nghề, truyền được cái lửa tình yêu ấy cho học sinh; phải thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn; phải đầu tư từ khâu soạn giáo án cho tới việc giảng dạy trên lớp.

1.2.2.2. Thực tiễn học tập của học sinh

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đổi mới cách thi, cách ra đề. Phần Nghị luận xã hội không thể thiếu trong đề thi. Trong đề thi THPT Quốc gia, câu NLXH chiếm 3/10 điểm. Để đạt được điểm cao phần này, học sinh phải nắm vững kĩ năng làm văn tốt, cộng với sự ham hiểu xã hội, sự nhận thức đúng đắn về mọi giá trị trong cuộc sống…Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy, tôi thấy bài làm của học sinh thường rơi vào những nhược điểm sau đây:

Học sinh nắm chưa thật vững đặc trưng, yêu cầu của từng kiểu bài văn NLXH nên rơi vào tình trạng viết bài một cách tùy hứng, bài viết thiếu ý, lập luận thiếu lơgíc, chặt chẽ; chưa có ý thức sử dụng các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm…

Nhiều học sinh còn thiếu quan tâm đến các vấn đề xã hội, thờ ơ với mọi việc xảy ra xung quanh mình. Điều này dẫn đến nội dung bài văn nghị luận của các em thiếu chiều sâu, thiếu dẫn chứng từ đời sống nên bài viết thường rơi vào chung chung, giáo điều, khô khan, chưa có sức thuyết phục. Cách đưa dẫn chứng cũng khơng chính xác, thiếu nguồn tin cậy.

Với kiểu bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí thì nhiều em chưa thực sự hiểu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Nhiều học sinh chưa nắm được các bước làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí như thiếu thao tác giải thích hay chứng minh, bình luận mở rộng vấn đề, liên hệ thực tế… Khi bàn luận, đa phần học sinh chưa lập luận triệt để vấn đề, thiếu lí lẽ và dẫn chứng, thậm chí khơng biết cách dẫn dẫn chứng. Đây là những lỗi thường xuyên, vì

Những hạn chế của bài viết học sinh một phần là do thời gian trong chương trình sách giáo khoa hiện hành dành cho kiểu bài văn nghị luận xã hội quá ít, học sinh ít được rèn luyện kĩ năng. Nhiều giáo viên dạy còn chưa đổi mới phương pháp, chưa đầu tư chuyên môn. Hơn nữa, học sinh thiếu tài liệu tham khảo để định hướng cho các em làm tốt từng kiểu bài nghị luận, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Quan trọng hơn là khơng ít học sinh cịn lười tư duy, học hỏi và thiếu hiểu biết xã hội.

Với tất cả những khó khăn và hạn chế của học sinh nêu trên, nhiệm vụ của GV là cần nắm bắt được những mặt yếu kém đó để tìm ra được biện pháp khắc phục để từ đó nâng cao hiệu quả học tập và viết bài văn NLXH cho học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Văn NLXH là loại văn mà người viết sử dụng lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) để đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề xã hội đời sống, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.

Văn NLXH được chia thành ba dạng là nghị luận về một tư tưởng đạo lí , nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội và nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Trong ba kiểu bài trên, dạng bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí là kiểu bài rất quan trọng. Nó giúp cho học sinh rèn luyện đạo đức, nhân cách và nâng cao nhận thức đúng đắn, biết ứng phó với mọi tình huống trong cuộc sống. Đây cũng là một trong những mục tiêu lớn của việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Từ trong thực tế giảng dạy ở nhà trường cũng cho thấy cịn rất nhiều hạn chế của q trình tổ chức dạy học làm văn NLXH nói chung và kiểu bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nói riêng. Chất lượng học tập môn Ngữ Văn ngày càng có nhiều điều lo ngại. Nhiều giáo viên vẫn chưa thật sự tâm huyết với nghề, phương pháp giảng dạy chưa đổi mới, cịn học sinh thì một bộ phận khơng nhỏ học chỉ để đối phó với chương trình thi cử nên dẫn đến hậu quả là ít học sinh u thích mơn Ngữ Văn, chất lượng bài làm của học sinh không

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)