Chuẩn bị và tổ chức thể nghiệm

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 64 - 68)

3.1. Các vấn đề chung

3.1.4. Chuẩn bị và tổ chức thể nghiệm

3.1.4.1. Giáo viên dạy thể nghiệm

Các tiết dạy học thể nghiệm đều được chúng tôi họp tổ chuyên môn, đưa ra thảo luận nội dung, phương pháp cho tiết dạy thực nghiệm và đối chứng. Giáo viên dạy thể nghiệm cũng chính là những thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy trên lớp

STT Lớp Số HS Lực học khảo sát ban đầu

Giỏi Khá TB Yếu 1 Thể nghiệm 12A9 47 8(17%) 25(53.2%) 14(29.8%) (0%) 2 12A7 41 7(17%) 20(47.8%) 13(32.8%) 1(2.4%) 3 Đối chứng 12A1 45 5(11%) 25(55.6%) 15(33.3%) 0(%) 4 12A8 40 4(10%) 21(52.5%) 15(37.5%) 0(%)

Bảng 3. 2. Phân công giáo viên dạy thực nghiệm và đối chứng

Giáo viên Trường THPT Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Phạm Huyền My An Lão 12A1 12A8

Phạm Thị Hà An Lão 12A9 12A7

3.1.4.2. Tiến trình thực nghiệm

Tiến hành giảng dạy các tiết học thực nghiệm theo đúng như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy của nhà trường nhằm đảm bảo công việc diễn ra bình thường.

Giáo án và các tư liệu, phương tiện sử dụng hỗ trợ dạy học được chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy học.

GV tiến hành tổ chức dạy học ở lớp thực nghiệm và đối chứng cho HS theo yêu cầu đã được đưa ra. Ở lớp thực nghiệm, GV bám sát nội dung giáo án đã được thiết kế, các yêu cầu của tiết dạy thể nghiệm đã được đưa ra và thống nhất.

Tiết dạy đối chứng được giáo viên thực hiện với giáo án thơng thường của chính giáo viên chuẩn bị.

Các hoạt động dạy học trong và ngồi giờ của giáo viên chúng tơi tiến hành dự giờ đánh giá và kiểm tra mức độ tiếp nhận của học sinh thông qua bài trắc nghiệm nhanh đặc biệt là bài viết nghị luận về một tư tưởng, đạo lí sau khi giáo viên tổ chức các tiết dạy học tuân thủ theo giáo án thể nghiệm đã được chúng tôi chuẩn bị trước.

3.1.4.3. Kiểm tra và thu nhận kết quả thực nghiệm

Sau các tiết dạy chúng tôi sẽ phát phiếu bài tập cho HS thực nghiệm. Căn cứ vào bài làm của các em có thể thấy được mức độ nhận thức của HS đến đâu. Đồng thời cũng đánh giá được hiệu quả của các phương pháp giảng dạy đưa ra cho học sinh. Thơng qua đó đối chứng giữa các biện pháp đề xuất với cách dạy học thông thường để thấy được hiệu quả của biện pháp được đề xuất.

kiểm tra được tiến hành chung cùng đề bài cùng thời gian và cùng yêu cầu đối với cả hai lớp đối chứng và 2 lớp thể nghiệm. Chấm bài một cách công tâm khách quan trên đáp án và thang điểm đã được xây dựng:

Đề bài: Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về câu nói sau:

"Xấu hổ trước người khác là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân lại càng tốt hơn" (Lep Tolstoi)

Việc đánh giá và chấm điểm bài viết của HS được căn cứ trên thang điểm và đáp án đã được xây dựng. Đánh giá HS theo thang điểm 10 cụ thể như sau:

Câu Nội dung Điểm

1

Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về câu nói sau:

"Xấu hổ trước người khác là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân lại càng tốt hơn" (Lep Tolstoi)

10

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 1,0

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,5

Xấu hổ trước người khác là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân lại càng tốt hơn

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân.

7,0

- Giải thích

Xấu hổ là một trạng thái cảm xúc cảm thấy e ngại, thẹn thùng của con người trước người khác hoặc bản thân mình

- Biểu hiện:

Câu Nội dung Điểm Xấu hổ khi:

+ Bị trêu ghẹo, bơng đùa khi đối diện với người có tình cảm với mình.

+ Mình thua kém người khác

+ Làm việc không đúng đắn, ý thức về hành động sai trái của mình

Bàn luận: Tại sao Xấu hổ trước người khác là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân lại càng tốt hơn: - Xấu hổ trước người khác đã là một tình cảm tốt. Vì biết xấu hổ là con người đã có lịng tự trọng. Biết xấu hổ trước người khác tức là đã có ý thức về bản thân mình, có ý thức đúng đắn về những điều đúng, sai trong việc làm của mình.

- Nhưng xấu hổ trước bản thân cịn tốt hơn vì:

+ Thừa nhận và cảm thấy xấu hổ trong mình cịn tồn tại những điểm xấu, những điều chưa tốt, chưa hồn thiện khơng phải là điều dễ dàng.

+ Thẹn với bản thân vì mình thua kém người khác sẽ là động cơ để bản thân cố gắng hơn

+ Người biết xấu hổ trước bản thân vì những điều mình làm chưa đúng sẽ giúp họ nhìn nhận sâu sắc hơn trong thực tại để khắc phục những sai trái, hồn thiện mình.

4,0

- Mở rộng

+ Tuy nhiên xấu hổ cũng phải có giới hạn nhấn định, không nên sa vào trạng thái cảm xúc xấu như tự ti, tự kỉ + Lên án những kẻ không biết xấu hổ trước việc làm sai trái của mình

Câu Nội dung Điểm Bài học: Hãy biết xấu hổ trước bản thân để giúp con

người trưởng thành hơn.

1,0

d. Sáng tạo 1,0

Có cách diễn đạt sáng tạo thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,5

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

- Loại Giỏi từ 8 – 10 điểm. - Loại Khá từ 7 – 7,5 điểm. - Loại Trung bình từ 5- 6,5 điểm - Loại Yếu từ 3 – 4,5 điểm. - Loại Kém từ 0 – 3,5 điểm.

Một phần của tài liệu Dù bài văn thuộc bất cứ dạng đề nào trong hai loại trên đây thì nó vẫn phải đảm bảo đầy đủ bố cục 3 phần là mở bài (đặt vấn đề), thân bài(giải quyết vấn đề) và kết luận( kết thúc vấn đề) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)