3.2.3 .Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp
3.2.4. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo
hướng nghiệp
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Xây dựng đội ngũ CBQL, GV có kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ làm công tác GDHN đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDHN trong nhà trường THPT; Bồi dưỡng nâng cao được chất lượng đội ngũ GV để tạo nên địn bẩy quan trọng, đưa cơng tác GDHN đạt được các mục tiêu.
3.2.4.2. Nội dung thực hiện
Bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển GD và những quan điểm của Đảng về đổi mới giáo dục nói chung, GDHN nói riêng.
Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn GDHN, năng lực sư phạm và những kiến thức bổ trợ. Nội dung bồi dưỡng GV phải được tiến hành theo hướng phân hoá nội dung cho phù hợp với nhiệm vụ của từng cán bộ, GV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối với đội ngũ CBQL
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của GDHN và thái độ trách nhiệm của người Hiệu trưởng trong quá trình tổ chức, điều hành các hoạt động GDHN trong nhà trường.
- Kiến thức cơ bản về GDHN, quản lý GDHN trong nhà trường.
- Hướng dẫn thực hiện chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng các mơn học trong trường THPT.
Đối với GV dạy các mơn văn hố cơ bản
- Nâng cao nhận thức về hướng nghiệp cho HS. - Kiến thức cơ bản về hướng nghiệp.
- Kỹ năng lồng ghép những kiến thức hướng nghiệp vào bộ môn.
Đối với GV dạy môn Công nghệ, dạy nghề phổ thông
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ cho dạy Công nghệ, dạy nghề phổ thông để nâng cao năng lực thực hành bộ mơn, qua đó giúp HS bộc lộ xu hướng nghề.
- Kỹ năng lồng ghép những kiến thức hướng nghiệp vào bộ môn giúp HS chuẩn bị kỹ năng, kỹ xảo nghề, tạo ra sự thích ứng cần thiết trong việc tiếp cận với hoạt động nghề nghiệp của HS.
- Kỹ năng tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khoá đối với những phần kiến thức liên quan đến môn học.
Đối với GV chủ nhiệm
- Bồi dưỡng nhận thức, kiến thức cơ bản về hướng nghiệp cho học sinh.
- Bồi dưỡng cho GVCN cách tuyên truyền, vận động, thuyết phục CMHS, và HS; Năng lực giao tiếp với CMHS và HS trong việc tư vấn chọn nghề cho HS; Năng
lực tổ chức, điều khiển các hoạt động của HS phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp; Năng lực tư vấn hướng nghiệp.
- Bồi dưỡng cho GVCN về mối quan hệ và cách phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường trong cơng tác chủ nhiệm và GDHN cho HS.
Đối với GV phụ trách hoạt động GDHN
- Bồi dưỡng kiến thức về nội dung GDHN: Thông tin về phương hướng phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng, về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động, về hệ thống giáo dục nghề nghiệp, ...
- Bồi dưỡng phương pháp tổ chức hoạt động GDHN. Việc lựa chọn phương pháp chủ đạo cho mỗi bài dạy tùy thuộc vào mục đích, nội dung, đặc điểm bài dạy, thế mạnh của từng phương pháp, trình độ của từng GV và các điều kiện dạy học của nhà trường nhằm phát huy vai trò chủ thể nhận thức của HS trong quá trình học tập. Phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN phải chú trọng vào các hoạt động tìm hiểu, nhận thức về nghề cho HS; trong đó phải tập trung vào các phương pháp tự hướng nghiệp cho HS.
- Bồi dưỡng cách thiết kế bài dạy theo từng chủ đề qui định trong chương trình hoạt động GDHN của Bộ GD&ĐT.
- Bồi dưỡng kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDHN ở trường THPT.
- Cách thức phối hợp với GV chủ nhiệm lớp trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Sở GD&ĐT có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV làm công tác GDHN. Hiệu trưởng triển khai cho GV học tập tinh thần các văn bản chỉ đạo về công tác GDHN trong nhà trường.
Hiệu trưởng có kế hoạch quy hoạch đội ngũ CBQL phụ trách công tác GDHN, GV phụ trách các chuyên đề hoạt động GDHN và cử tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về GDHN do Sở, Bộ GD&ĐT tổ chức. Thực hiện tốt việc triển khai các nội dung đã được tập huấn, bồi dưỡng tại nhà trường.
Tổ chức bồi dưỡng theo các chuyên đề, hội thảo, dự giờ, thăm quan thực tế, đề ra việc tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của GV về GDHN; Mời những người có trình độ chun mơn giỏi về GDHN, quản lý GDHN, cán bộ địa phương, các nhà doanh nghiệp thành đạt, ... tham gia các lớp bồi dưỡng về GDHN.
Kết hợp với Trung tâm giáo dục Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp của thành phố để tổ chức bồi dưỡng cho GV về kỹ năng tư vấn chuyên sâu về hướng nghiệp, cách kiểm tra trắc nghiệm về tâm lý, tư chất của HS.
Hướng dẫn và khích lệ GV truy cập Internet tìm hiểu thêm thơng tin về GDHN, tham gia diễn đàn hướng nghiệp để trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm về công tác GDHN trong nhà trường.
Trang bị tài liệu, sách báo liên quan đến công tác GDHN để GV tự tìm hiểu, nghiên cứu.
3.2.4.4.Điều kiện thực hiện
Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch và kinh phí phục vụ các lớp tập huấn, bồi dưỡng đồng thời có kế hoạch xây dựng đội ngũ GV chuyên trách ở các trường THPT để đào tạo bồi dưỡng thành lực lượng cốt cán về GDHN.
Hiệu trưởng nhà trường phải có kế hoạch cụ thể về việc tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, sát thực và hiệu quả cho những người làm công tác GDHN tại nhà trường, đồng thời có chính sách khuyến khích GV tham gia cơng tác hướng nghiệp một cách tích cực.
Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề về công tác GDHN tại nhà trường. Tham quan, học tập các trường có kinh nghiệm về cơng tác GDHN.
Nhà trường cần cung cấp đầy đủ tài liệu đồng thời cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tự bồi dưỡng chuyên môn GDHN cho GV.
Công tác kiểm tra các hoạt động GDHN, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng phải được duy trì thường xuyên, nghiêm túc để hoạt động này trở nên nề nếp và có chất lượng.
3.2.5.Tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp
3.2.5.1.Mục đích của biện pháp
Qua tổ chức hoạt động ngoại khóa và tư vấn hướng nghiệp đòi hỏi GV phải tự học để trang bị cho mình các tri thức và kỹ năng hướng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng cơng tác GDHN trong nhà trường.
Giúp HS có điều kiện xác định nghề nghiệp trên cơ sở đánh giá năng lực bản thân và nắm được định hướng phát triển KT-XH cũng như nhu cầu nhân lực của địa phương, đất nước.
Góp phần tích cực vào việc phân luồng HS sau khi tốt nghiệp, giúp HS nhận thức được: một người không chỉ phù hợp với một nghề mà phù hợp với một nhóm nghề; thế giới nghề nghiệp là rộng lớn, có nhiều loại nghề, nhiều loại việc, từ đó chọn cho bản thân một nghề phù hợp để lập thân, lập nghiệp.
3.2.5.2.Nội dung thực hiện
Đối với hoạt động ngoại khóa
Tổ chức tham quan các trường chuyên nghiệp ở địa phương; Tham quan các CSSX kinh doanh, các nhà máy, xí nghiệp, các khu cơng nghiệp, làng nghề truyền thống của địa phương.
Tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những doanh nhân thành đạt, những gương vượt khó để vươn lên trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, học tập.
Tổ chức cho HS xem phim, xem kịch, đọc sách báo, nghe đài, giới thiệu sách, địa chỉ các trang Web để tìm hiểu đặc điểm và các yêu cầu của các nghề đang cần phát triển.
Tổ chức thi nghề phổ thơng và tìm hiểu các nghề khác.
Tổ chức cho HS tham gia các trò chơi hướng nghiệp giúp các em làm quen dần với hoạt động nghề nghiệp của XH.
Phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn về lựa chọn nghề nghiệp.
Động viên HS tích cực tham gia các hoạt động GDHN của các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường.
Đối với hoạt động tư vấn hướng nghiệp
Thực hiện tư vấn hướng nghiệp theo quy trình sau:
Bước 1. Giới thiệu cho HS những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp:
- Thế giới nghề nghiệp: các kiểu nghề, loại nghề, nhóm nghề; giới thiệu một cách có hệ thống những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần phát triển để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, những nghề đang cần nhiều nhân lực.
- Hệ thống các trường, lớp đào tạo nghề; hệ thống các trường ĐH, CĐ, TCCN. - Sự phù hợp nghề và cách thức tự xác lập sự phù hợp nghề theo 3 chỉ số cơ bản: hứng thú với nghề; có năng lực làm việc với nghề; đặc điểm tâm sinh lý phù hợp với tính chất, đặc điểm, nội dung của lao động nghề nghiệp.
Bước 2. Tìm hiểu nguyện vọng, khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp của HS: Dùng bảng biểu, các số liệu đã thu thập, xử lý để GV làm cơng tác tư vấn có thể có một cách nhìn bao qt bước đầu về nhân cách, năng lực và thiên hướng của HS.
Bước 3. Tìm hiểu tồn diện nhân cách HS.
- Đo đạc các chỉ số tâm lý: Xuất phát từ các bản hoạ đồ nghề, từ các yêu cầu tâm sinh lý do nghề đặt ra cho người lao động, dùng các test, các dụng cụ đo, thu thập các dữ liệu có liên quan đến dự định nghề nghiệp của HS.
- Tìm hiểu gia cảnh HS và chính bản thân HS giúp GV định hướng khi tư vấn hướng nghiệp cho HS.
- Tìm hiểu năng lực nghề nghiệp của HS: Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề đặt ra, năng lực này được hiểu như khả năng tiềm ẩn về nghề nghiệp mà HS lựa chọn.
Bước 4. So sánh, đối chiếu kết quả khảo sát và nguyện vọng của HS với yêu cầu nghề.
Bước 5. Cho HS lời khuyên về lựa chọn nghề phù hợp với các yếu tố như sở trường, ngành nghề mà nhu cầu XH đang cần trong hiện tại và tương lai, khí chất, năng lực kinh tế gia đình, sở thích, ...
Căn cứ vào năng khiếu, sở thích của HS từ đó nhà trường tổ chức các nhóm tham quan cho phù hợp.
Tuỳ theo tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương để tổ chức dạy một số nghề có trong chương trình và tổ chức thi nghề cho HS đúng mục đích.
Thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp, trang bị các thiết bị bên trong như: máy vi tính nối mạng, tủ sách hướng nghiệp, ... Thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp, nhiệm vụ của tổ tư vấn là kết hợp với GV chủ nhiệm trong việc tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, khả năng, sở thích của HS đồng thời thực hiện một vài trắc nghiệm để đo đạc về chỉ số cảm giác, trí nhớ, tư duy, ... từ đó có cơ sở tư vấn cho các em lựa chọn nghề phù hợp. Phải hình thành được các kỹ năng tự hướng nghiệp cho HS và hướng dẫn các em tự hướng nghiệp.. Ví dụ: cung cấp địa chỉ Email và Website của các trường chuyên nghiệp ; các Website về thông tin và test hướng nghiệp trên mạng Internet để HS tìm hiểu; hướng dẫn quy trình tự hướng nghiệp, các kỹ năng chuẩn đốn xu hướng, khí chất, tính cách, năng lực nghề của HS; hướng dẫn HS thu thập và xử lý thông tin về yêu cầu của nghề, về thị trường lao động, ...
Tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề cho HS tham gia thảo luận để từ đó tìm hiểu nguyện vọng, hứng thú nghề nghiệp của HS.
Thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp lồng ghép việc tổ chức thi tìm hiểu nghề nghiệp cho HS.
Tổ chức các buổi nói chuyện về con đường lập nghiệp giữa HS và những cựu HS tốt nghiệp ĐH hoặc chưa học ĐH nhưng thành đạt.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Nhà trường phải xây dựng được phòng hướng nghiệp và ban tư vấn hướng nghiệp có kinh nghiệm và kỹ năng hướng nghiệp.
Phải xây dựng được đội ngũ làm công tác tư vấn hướng nghiệp là những thầy cô giáo có kinh nghiệm, các bậc CMHS có uy tín làm trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.
Phải liên hệ được với các chuyên gia, nhà kinh doanh thành đạt, các CSSX và huy động được họ tham gia cùng với nhà trường trong hoạt động ngoại khoá và tư vấn